Ca dao dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi người dân Việt Nam. Từ nhỏ chúng ta đã được bà, mẹ hát ru bằng những khúc hát ca dao dân ca ngọt ngào. Vậy ca dao dân ca là gì? Mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm ca dao, dân ca:
- Ca dao, dân ca là khái niệm dùng để chỉ những sáng tác trữ tình dân gian, diễn tả đời sông nội tâm của con người. Hiện nay có sự phân biệt hai khái niệm:
+ Ca dao là phần lời của dân ca; là những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca.
+ Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc. Nói đến dân ca là nói đến môi trường và các hình thức diễn xướng (dân ca quan họ Bắc Ninh; hát ví, hát dặm Nghệ Tĩnh,...).
- Ca dao là thơ trữ tình — diễn tả tình cảm, tâm trạng của một sô" kiểu nhân vật trữ tình (người con, người cháu, người vợ trong quan hệ gia đình; chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu; người phụ nữ, người dân thường trong quan hệ xã hội). Khác với thơ trữ tình trong văn học viết (nhân vật trữ tình mang đậm dấu ấn cá nhân người viết), trong ca dao, tình cảm, tâm trạng và cách bộc lộ nội tâm của các kiểu nhân vật trữ tình mang tính chất chung của giới tính, địa phương,... Trong cái chung đó, mỗi bài ca dao lại có cái riêng độc đáo sáng tạo. Bất cứ người nào, nếu thấy bài ca phù hợp đều có thể sử dụng, xem đó là tiếng lòng mình. Vì vậy, tìm hiểu một bài ca dao cụ thể, cần đặt nó vào nhóm tác phẩm cùng chủ đề và theo hệ thông (kiểu nhân vật trữ tình, hình ảnh, ngôn ngữ,...). Làm như vậy có nghĩa là dựa vào cái chung để hiểu cái cụ thể và từ cái cụ thể để hiểu cái chung của kho tàng ca dao Việt Nam.
Về hình thức, hầu hết các bài ca dao được sưu tầm đều sử dụng thể lục bát (câu trên sáu chữ, câu dưới tám chữ) hoặc lục bát biến thể. Trong ca dao cũng có một số bài sử dụng thể song thất lục bát (hai câu bảy tiếng kết hợp với hai câu sáu tám), vãn bốn (câu bốn tiếng), vãn năm (câu năm tiếng).
+ Ca dao rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ và biểu tượng truyền thống như hạt mưa, tấm lụa đào, cây đa, bến nước, con đò, con thuyền,...
+ Lặp lại là đặc trưng rất tiêu biểu của ca dao: lặp lại kết cấu, lặp lại hình ảnh, lặp lại ngôn ngữ. (Ai về..., Thân em như...).
+ Ngôn ngữ ca dao là ngôn ngữ thơ nhưng vẫn rất gần với lời nói hằng ngày của nhân dân, đậm màu sắc địa phương.
Các em hãy chia sẻ bài viết để cùng nhau học tập nhé! Và nhớ thường xuyên ghé thăm vnkienthuc.com để học tập thêm nhiều kiến thức thú vị, bổ ích.
Sen Biển
Khái niệm ca dao, dân ca:
- Ca dao, dân ca là khái niệm dùng để chỉ những sáng tác trữ tình dân gian, diễn tả đời sông nội tâm của con người. Hiện nay có sự phân biệt hai khái niệm:
+ Ca dao là phần lời của dân ca; là những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca.
+ Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc. Nói đến dân ca là nói đến môi trường và các hình thức diễn xướng (dân ca quan họ Bắc Ninh; hát ví, hát dặm Nghệ Tĩnh,...).
- Ca dao là thơ trữ tình — diễn tả tình cảm, tâm trạng của một sô" kiểu nhân vật trữ tình (người con, người cháu, người vợ trong quan hệ gia đình; chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu; người phụ nữ, người dân thường trong quan hệ xã hội). Khác với thơ trữ tình trong văn học viết (nhân vật trữ tình mang đậm dấu ấn cá nhân người viết), trong ca dao, tình cảm, tâm trạng và cách bộc lộ nội tâm của các kiểu nhân vật trữ tình mang tính chất chung của giới tính, địa phương,... Trong cái chung đó, mỗi bài ca dao lại có cái riêng độc đáo sáng tạo. Bất cứ người nào, nếu thấy bài ca phù hợp đều có thể sử dụng, xem đó là tiếng lòng mình. Vì vậy, tìm hiểu một bài ca dao cụ thể, cần đặt nó vào nhóm tác phẩm cùng chủ đề và theo hệ thông (kiểu nhân vật trữ tình, hình ảnh, ngôn ngữ,...). Làm như vậy có nghĩa là dựa vào cái chung để hiểu cái cụ thể và từ cái cụ thể để hiểu cái chung của kho tàng ca dao Việt Nam.
Về hình thức, hầu hết các bài ca dao được sưu tầm đều sử dụng thể lục bát (câu trên sáu chữ, câu dưới tám chữ) hoặc lục bát biến thể. Trong ca dao cũng có một số bài sử dụng thể song thất lục bát (hai câu bảy tiếng kết hợp với hai câu sáu tám), vãn bốn (câu bốn tiếng), vãn năm (câu năm tiếng).
+ Ca dao rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ và biểu tượng truyền thống như hạt mưa, tấm lụa đào, cây đa, bến nước, con đò, con thuyền,...
+ Lặp lại là đặc trưng rất tiêu biểu của ca dao: lặp lại kết cấu, lặp lại hình ảnh, lặp lại ngôn ngữ. (Ai về..., Thân em như...).
+ Ngôn ngữ ca dao là ngôn ngữ thơ nhưng vẫn rất gần với lời nói hằng ngày của nhân dân, đậm màu sắc địa phương.
Các em hãy chia sẻ bài viết để cùng nhau học tập nhé! Và nhớ thường xuyên ghé thăm vnkienthuc.com để học tập thêm nhiều kiến thức thú vị, bổ ích.
Sen Biển