• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Bút Nghiên

Smod Trùm ^^
BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾNTOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950 - 1953)

Bài này nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về sự phát triển mới củacuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp khi bước vào thu đông 1950:

- Mở đầu là Chiến dịch tiến công Biên giới thu - đông 1950 giành thắng lợi. Sau thắng lợi Biên giới, quân ta mở liên tiếp nhiều chiến dịch tiến công và phản công trên cả ba chiến trường (đồng bằng, trung du, miền núi), giành thắng lợi trong các chiến dịch mở ra ở rừng núi (Hoà Bình đông - xuân 1951 - 1952, Tây Bắc thu - đông 1952, Thượng Lào xuân - hè 1953). Đế quốc Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. Thực dân Pháp thực hiện Kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi (De Lattre dễ Tassigny) với âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất sau thất bái ở chiến dịch Biên giới.

- Đảng Cộng sản Đông Dương tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2-1951). Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên làĐảng Lao động Việt Nam, chủ trương củng cố hậu phương kháng chiến về mọi mặt, đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi.

I- Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950

1- Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng

Từ cuối năm 1949 - đầu năm 1950, tình hình quốc tế có nhiều thay đổi ảnh hưởng thuận lợi đối với cách mạng Việt Nam. Ở châu Âu, các nước dân chủ nhân dân Đông Âu đã hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân và chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Liên Xô đã hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ 4 với những thành tựu to lớn về kinh tế và quân sự, trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng thế giới. Ở châu Á, cách mạngTrung Quốc thành công, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời (1-10-1949) làm thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng, đồng thời tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho nước ta tiếp xúc trực tiếp với phe xã hội chủ nghĩa. Với sự ra đời nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, hệ thống xã hội chủ nghĩa được mở rộng và nối liền từ Âu sang Á, tạo chỗ dựa vững chắc cho phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa thuộc châu Á và châu Phi tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

Ở trong nước, từ năm 1948 đến mùa thu năm 1950, cuộc kháng chiến của nhân dân ta liên tiếp giành được thắng lợi lớn về mọi mặt. Phong trào chiến tranh du kích ngày càng lan rộng.

Các đội vũ trang tuyên truyền, đại đội độc lập tiến sâu vào vùng Pháp chiếm đóng, cùng cán bộ và nhân dân địa phương xây dựng cơ sở kháng chiến. Lực lượng vũ trang ba thứ quân đã được xây dựng hoàn chỉnh, gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Trong các vùng tạm bị địch chiếm, phong trào đấu tranh của nhân dân phát triển mạnh mẽ, nhất là ở
các thành phố, thị xã.

Việc các nước xã hội chủ nghĩa công nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đầu năm 1950 cùng với những bước phát triển mới của tình hình trong nước và quốc tế đã làm cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành vấn đề quốc tế Thực dân Pháp và phe đế quốc lo sợ ảnh hưởng của cách mạng Việt Nam lan tràn xuống
khu vực phía nam châu Á.

Trong khi đó, thực dân Pháp ngày càng hao hụt về quân số do phải phân tán lực lượng để đối phó với cuộc chiến tranh du kích của ta đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Trong tình thế khó khăn và bị động, Pháp đã cử Đại tướng Rơve (Revers), Tổng Tham mưu trưởng quân đội Pháp cùng 6 nghị sĩ Quốc hội Pháp sang Đông Dương để nghiên cứu tình hình. Sau một tháng (16-5 - 17-6-1949) nghiên cứu thực địa và trao đổi với các tướng tá ở Đông Dương, trở về nước, Rơve đã vạch ra một kế hoạch, gọi là Kế hoạch Rơve. Với chiến thuật "khoá then cửa", Rơve chủ trương khoá chặt biên giới Việt - Trung bằng một tuyến phòng thủ vững chắc trên Đường số 4 để cô lập cách mạng Việt Nam. Đồng thời, chúng tung quân đánh rộng ra vùng trung du, thiết lập hành lang Đông - Tây hòng ngăn chặn con đường liên lạc giữa Việt Bắc với đồng bằng Liên khu III và Liên khu IV. Tại Khu III, Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng ra các tỉnh phía nam sông Hồng, kéo dài phòng tuyến đến tận Hoà Bình. Ở Khu IV, Pháp mở rộng phạm vi hành lang Bình - Trị - Thiên để cắt đứt liên lạc giữa Khu IV và Khu V.

Bên cạnh những thuận lợi mới, cuộc kháng chiến của nhân dân ta cũng gặp không ít khó khăn. Trên chiến trường chính, quân đội ta vẫn chưa nắm được quyền chủ động về chiến lược, chưa giành được ưu thế về quân sự. Căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc vẫn còn nằm trong tình trạng bị địch bao vây, phong toả và có nguy cơ bị chúng tấn công lần thứ hai; vùng trung du và đồng bằng, nơi đông dân nhiều của, vẫn còn bị địch chiếm đóng.

Chính trong tình hình đó, để tạo những chuyển biến mạnh mẽ cho kháng chiến, Hội nghị toàn quốc lần thứ 3 của Đảng (từ ngày 21-1 đến 3-2-1950) ra nghị quyết nêu rõ: Cần phải nhân đà tiến bộ của bản thân ta, dựa vào sự giúp đỡ của các lực lượng bạn, lợi dụng sự lúng túng của thực dân Pháp, gấp rút hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị, giành thắng lợi lớn, làm thay đổi cục diện chiến trường có lợi cho ta. Cùng thời gian này, Trung ương Đảng chỉ thị cho Liên khu uỷ Việt Bắc: "Chuẩn bị chiến trường Đông Bắc cho thật đầy đủ để khi có điều kiện sẽ mở một chiến dịch lớn, quét địch ra khỏi Đường số 4, đánh bại trong vùng Đông Bắc" . Đến tháng 5-1950, Trung ương chỉ thị cho Liên khu uỷ Việt Bắc "Về việc vận tải". Chỉ thị nhấn mạnh: "Hiện nay việc giao thông liên lạc giữa nước ta với nước ngoài, đặc biệt với Trung Quốc là rất cần thiết. Trung ương quyết định sửa gấp những con đường lớn trong Liên khu Việt Bắc từ biên giới vào" .

Thực hiện chủ trương của Trung ương, chỉ trong hơn 3 tháng, bằng những nỗ lực to lớn của các đội thanh niên xung phongcông tác chiến sĩ công binh và nhân dân địa phương, hàng trăm km đường đã được mở từ biên giới vào nội địa ốc chuẩn bị cho trận đánh lớn của quân đội ta.

Tháng 6-1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên giới ở hướng Cao Bằng - Lạng Sơn, nhằm thực hiện ba mục đích:

- Tiêu diệt một bộ phận quan trọng lực lượng địch.
- Giải phóng một phần biên giới, mở đường liên lạc với quốctế.
- Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.

2- Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950

Chiến trường Biên giới có tầm quan trọng về chiến lược. Do vậy thực dân Pháp bố trí ở đây một lực lượng quân sự khá mạnh. Tổng số binh lực của địch ở Liên khu Biên giới Đông Bắc có 11 tiểu đoàn, 9 đại đội lẻ, phần lớn là lính Âu - Phi tinh nhuệ (gồm 10 tiểu đoàn). Ngoài ra, địch còn có lực lượng binh chủng gồm 27 khẩu pháo, 4 đại đội cơ giới, 4 đại đội công binh
và 8 máy bay. Với binh lực lớn và tinh nhuệ, hể thống phòng thủ vững chắc,

Bộ chỉ huy Pháp đặt nhiều hi vọng vào khả năng phòng thủ của Liên khu Biên giới. Tuy nhiên, Liên khu này có nhiều điểm bất lợi: Thế bố trí thành tuyến kéo dài trên một con đường độc đạo với những vị trí cô lập cách xa nhau hàng chục km; địa hình rừng núi hiểm trở, phức tạp làm cho quân cơ động ứng chiến bằng cơ giới khó phát huy được tác dụng...

Bộ chỉ huy chiến dịch do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chỉ huy trưởng kiêm Chính uỷ và Bí thư Đảng uỷ mặt trận, quyết định tập trung một lực lượng mạnh tham gia chiến dịch. Lực lượng này gồm có Đại đoàn 308, Trung đoàn 209, Trung đoàn 174, bốn đại đội sơn pháo cùng với lực lượng vũ trang của Liên khu Việt Bắc và hai tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn. Phương án dự kiến ban đầu là đánh địch ở Cao Bằng để thu hút lực lượng địch, nhưng sau khi cân nhắc kĩ, Bộ chỉ huy quyết định đánh xuống Đông Khê - nơi địch tương đối mỏng để đảm bảo chắc thắng. Phương châm chiến dịch là đánh điểm diệt viện.

Phương án trên đã được Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chuẩn y. Các mặt chuẩn bị cho chiến dịch cũng được tiến hành khẩn trương. Chúng ta đã huy động hàng chục vạn dân công tập trung để sửa đường vận tải, vận chuyển một khối lượng lớn vật chất ra mặt trận. Với khẩu hiệu Tất cả cho chiến dịch toàn thắng, cán bộ và nhân dân các dân tộc Việt
Bắc đem hết sức mình phục vụ tiền tuyến. Khoảng 121.700 dân công thuộc các dân tộc Việt Bắc tham gia phục vụ tiền tuyến, tổng cộng 1.716.000 ngày công. Khoảng 2/3 cán bộ các cấp của các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kim, Lạng Sơn được huy động phục vụ chiến dịch. Đồng bào các dân tộc còn đóng góp cho chiến dịch hơn 100 tấn lương thực. Viện trợ của Chính phủ và nhân dân
Trung Quốc cũng là nguồn rất quan trọng góp phần đảm bảo cho chiến dịch toàn thắng. Chủ tịch Hồ Ch
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top