Bước đầu tìm hiểu Coronavirus mới (COVID -19)

Khoai

Điền Chủ 4.0 ^^
Vài dòng vắn tắt, lẩn thẩn về dược lý học liên quan đến nCoV đang làm náo loạn giang hồ 2020 này. Và biết đâu trong mớ hỗn loạn, lẩn thẩn này chúng ta lại nghe tin đã chế ngự và dập tắt dc dịch viêm phổi do virus corona Vũ Hán gây ra?
----

Dược lý học: Cơn dịch của nCoV (Cô Vi) gây một sự hoảng loạn nhất định trong cộng đồng kể cả cộng đồng Y học.

Huyền thoại & tin đồn gây chóng mặt cho những ai lo lắng cho cộng đồng, Dược lý học có thể góp phần để chúng ta nhìn rõ hơn trên một khía cạnh: thuốc có khả năng xơi tái cô vi này.

Khi người ta giải trình tự của cô vi người ta nhận thấy cô ả này quả là có khác so với chị em của nó gồm nhiều ả khác để có thể cho vào một bản xếp loại h1, như vậy về cơ bản ả cô vi vẫn có cấu trúc h2 một chuỗi đơn RNA (+) và chu kỳ đời sống xem ra chẳng khác với chị em của nó h3. Xâm nhập tế bào qua một endosome mà thụ thể trung gian cho quá trình này (receptor mediated endocytosis) là thụ thể angiotensin converting enzyme & DPP4 ( dipeptidyl peptidase-4) đến đây có còn ai ngạc nhiên vì sao cô vi khoái mô phổi không ? chắc chắn là không. Như bất kỳ một virus nào khác sự giở trò xảy ra ở tiến trình replication qua tác động của men RNA polymerase h4 hình cho thấy tác động trên chuỗi DNA với chuỗi RNA đơn cũng tương tự chuỗi RNA theo chiều 5' ------> 3' chính là một mRNA cần thiết cho tổng hợp protein của virus kể cả protein cấu trúc lẫn không cấu trúc.

Cô vi khác với chị em nó ở chỗ có thể có nhiều hơn 16 ORF ( open reading frame ). Bản chất hoạt động của RNA polymerase là tạo một nối ester giữa phosphate với OH ở vị trí 3' h5. Bất cứ một kháng virus nào trong kho vũ khí mà người ta đã biết có khả năng không cho phép hình thành nối ester ở vị trí như ta đã biết đều có thể chặn đứng quá trình elongation của chuỗi RNA theo chiều 5'-----> 3' đều có khả năng xơi tái cô vi h6,h7 đến đây có ngạc nhiên không khi remdesivir , ritonavir và cả một thứ cổ lỗ chloroquine có khả năng thanh toán cô vi ? Chloroquine có khả năng gắn kết vào chuỗi RNA do đó ngăn cản sự tiếp cận của RNA polymerase như vậy nó bóp chết từ đầu quá trình transcription.

Dĩ nhiên lý tưởng là vaccin nhưng không thể nhanh chóng thực hiện được người ta chỉ còn cách chọn các vũ khí đã có sẵn. Nếu ngày mai thêm một thuốc kháng virus khác nữa có thể xơi tái cô vi cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên phải không các bạn chỉ có điều đau đớn là tri thức thu được phải trả giá bằng sinh mệnh của đồng loại.

Nguồn: PGS. TS. Phùng Trung Hùng

FB_IMG_1581288065930.jpg
FB_IMG_1581288068117.jpg
FB_IMG_1581288070607.jpg
FB_IMG_1581288073007.jpg
FB_IMG_1581288075291.jpg
FB_IMG_1581288077789.jpg
FB_IMG_1581288080294.jpg
 
𝗦𝗔𝗥𝗦-𝗖𝗼𝘃-𝟮 𝗰𝗼́ 𝘁𝗵𝗲̂̉ 𝘀𝗼̂́𝗻𝗴 𝗯𝗮𝗼 𝗹𝗮̂𝘂?

Dịch Vũ Hán từ nay có một tên mới: 𝗖𝗼𝘃𝗶𝗱-𝟭𝟵. Đó là khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới được công bố hôm nay (1). Và, tên của virus được đề nghị là SARS-Cov-2. Câu hỏi được đặt ra là nó sống bao lâu trong môi trường 20 độ C? Câu trả lời cùng với sai sót trong chẩn đoán sẽ làm cho các bạn ngạc nhiên!

Covid-19 — như có thể đoán được — là viết tắt của corona (co), virus (vi), disease (d), và 2019 (viết ngắn là 19). Định danh này có thể đọc dài dòng là Dịch Siêu Vi Khuẩn Corona Năm 2019. Vậy, từ nay chúng ta sẽ gọi trận dịch này là “Dịch Covid-19”.

WHO giải thích rằng chữ Dịch Vũ Hán ("Wuhan's Epidemic" hay "Wuhan Epidemic") mà báo chí toàn cầu sử dụng trước đây là mang tính tiêu cực. Cách định danh đó có thể hiểu là mang tính bêu xấu, và để lại vết nhơ cho thành phố cũng như cư dân Vũ Hán. Trước đây, giới y tế thế giới từng lấy tên địa phương để định danh dịch bệnh, như “Middle East respiratory syndrome” (MERS) và họ đã rất hối hận. WHO không muốn lặp lại sai lầm đó nữa. Nói cho cùng thì dịch bệnh không phân biệt địa phương và sắc tộc. Chẳng hạn như HIV/AIDS ảnh hưởng đến mọi nơi và không phân biệt sắc tộc nào. Do đó, cách định danh trung dung theo tôi là tốt nhứt.

Con siêu vi khuẩn gây ra Dịch Covid-19 cũng được đề nghị có tên mới. Trong một bài báo chưa được bình duyệt nhưng công bố trên biorxiv, nhóm nghiên cứu chuyên về định danh các vi khuẩn đề nghị gọi tên con virus là SARS-CoV-2 (2). Cách định danh này cho thấy rõ ràng rằng con virus mới có cùng họ với virus gây ra dịch SARS trước đây (2003), nhưng nó được cho thêm cái đuôi "2". Tuy nhiên, danh xưng này chưa được chính thức công nhận, vì bài báo chưa qua bình duyệt.

𝗩𝗶𝗿𝘂𝘀 𝗦𝗔𝗥𝗦-𝗖𝗼𝗩-𝟮 𝘀𝗼̂́𝗻𝗴 𝘀𝗼́𝘁 𝗯𝗮𝗼 𝗹𝗮̂𝘂?

Đó là câu hỏi nhiều người, kể cả tôi, muốn biết. Chúng ta biết rằng SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên mặt các vật dụng như bàn, ghế, tay cầm của cửa, v.v. Nhưng nó sẽ sống sót ở đó bao lâu? Trước đây, vài chuyên gia cho rằng thời gian SARS-Cov-2 có thể sống sót là 'vài giờ', nhưng họ không có số liệu thí nghiệm để nói mà chỉ 'phán'. Một phân tích do một nhóm bên Đức mới công bố (3) cho thấy SARS-Cov-2 có thể sống trung bình 4-5 ngày trong điều kiện 'room temperature', tức khoảng 20oC, nhưng tối đa chúng có thể sống đến 9 ngày! Nhiệt đồ càng thấp và càng ẩm (như ở Hà Nội) thì SARS-Cov-2 sẽ sống lâu hơn.

𝗩𝗮̂́𝗻 đ𝗲̂̀ 𝘀𝗮𝗶 𝘀𝗼́𝘁 𝘁𝗿𝗼𝗻𝗴 𝗰𝗵𝗮̂̉𝗻 đ𝗼𝗮́𝗻

Có một khía cạnh kĩ thuật rất quan trọng nhưng ít ai bàn đến: đó là vấn đề sai sót trong chẩn đoán. Theo các chuyên gia Hồng Kông thì phương pháp xét nghiệm hiện nay được phát triển trong trận dịch SARS 17 năm trước. Phương pháp này có tên là 'nucleic acid test' (NAT), vì nó trích nucleic acid từ dung dịch đàm (lấy từ mũi hay họng) của bệnh nhân để xác định sự hiện diện của virus. Lí do trích nucleic acid là vì nó hàm chứa các thông tin RNA về con virus, và các thông tin này có thể thu nhận được qua phương pháp RT-PCR hay giải trình tự gen. Qui trình này tốn chừng 5-10 giờ, tuỳ nơi và phương tiện lab.

Theo một chuyên gia ở Bắc Kinh, phương pháp NAT có độ chính xác thấp (4). Thấp như thế nào? Trong số 100 bệnh nhân bị nhiễm, NAT chỉ phát hiện 30-50% mà thôi! Nói theo ngôn ngữ dịch tễ học, độ nhạy của NAT tối đa chỉ 50%. Lí do là vì qui trình phải có vài công đoạn (lấy mẫu, bảo quản, xử lí, và phân tích), và mỗi công đoạn đều có thể sai sót. Những sai sót này đều ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả chẩn đoán, và có thể giải thích tại sao tỉ lệ âm tính giả (bệnh nhân bị nhiễm, nhưng kết quả xét nghiệm là âm tính) có thể lên đến 70%.

Có vài trường hợp âm tính giả đã xảy ra. Một bệnh nhân ở Bắc Kinh được làm xét nghiệm 3 lần, và kết quả đều âm tính; nhưng đến lần thứ 4, khi sinh phẩm được lấy từ trong phổi, thì kết quả là dương tính. Có vài ca bệnh khi CT cho thấy rõ ràng là bị nhiễm, nhưng xét nghiệm NAT cho ra kết quả âm tính! Một số nhóm nghiên cứu trên thế giới đang ráo riết phát triển các phương pháp xét nghiệm mới với độ chính xác hi vọng là tốt hơn NAT.

Hiện nay, số ca bị nhiễm được báo cáo là 44,931 (trong số này, có 1114 ca tử vong và 4536 ca hồi phục) (5). Có thể xem đó là những ca có xét nghiệm dương tính. Còn số ca âm tính (có thể nhiều hơn) thì không ai biết là bao nhiêu, và trong số này chắc chắn là một số bị nhiễm. Như vậy, con số bị nhiễm trong cộng đồng chắc chắn cao hơn con số được báo cáo.

===

(1)twitter.com/WHO/status/1227248333871173632

(2)biorxiv.org/content/10.1101/2020.02.07.937862v1.full.pdf

(3)journalofhospitalinfection.com/article/S0195-6701(20)30046-3/abstract

(4) straitstimes.com/asia/east-asia/coronavirus-us-firm-develops-new-test-that-can-confirm-cases-in-30-minutes

(5) worldometers.info/coronavirus
 
Hiện nay, số ca bị nhiễm được báo cáo là 44,931 (trong số này, có 1114 ca tử vong và 4536 ca hồi phục) (5). Có thể xem đó là những ca có xét nghiệm dương tính. Còn số ca âm tính (có thể nhiều hơn) thì không ai biết là bao nhiêu, và trong số này chắc chắn là một số bị nhiễm. Như vậy, con số bị nhiễm trong cộng đồng chắc chắn cao hơn con số được báo cáo.
Hãy thực hiện theo khuyến cáo của Bộ Y Tế và các cơ sở khám chữa bệnh! Cập nhật thông tin chính thống các bạn nhé!
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top