• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

“Bức tranh của em gái tôi” – Tạ Duy Anh (Kết nối tri thức – Ngữ văn 6)

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” cho chúng ta thấy tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em đã giúp người anh nhận ra những hạn chế của chính mình. Từ đó có suy nghĩ và thái độ ững xử đúng đắn, thắng được thói xấu ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác.
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh qua bài viết này nhé!

Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh (Kết nối tri thức  - Ngữ văn 6)- vnkienthuc.png


“Bức tranh của em gái tôi”
- Tạ Duy Anh -
I. Tìm hiểu chung tác giả tác phẩm

1. Tác giả Tạ Duy Anh

- Tên: Tạ Duy Anh;
- Năm sinh: 9/9/1959;
- Quê quán: Hoàng Diệu – Chương Mỹ - Hà Tây (nay là Hà Nội);
- Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Hiện công tác tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
- Là cây bút trẻ nổi lên trong thời kỳ đổi mới văn học những năm 1980.

2. Tác phẩm “Bức tranh của em gái tôi”

a. Xuất xứ

Xuất xứ truyện “Bức tranh của em gái tôi”: In trong tập truyện “Con dế ma” (1999)

b. Thể loại
Thể loại: Truyện ngắn

c. Ngôi kể:
Ngôi kể: ngôi thứ nhất (người kể chuyện: anh trai Kiều Phương)

d. Tóm tắt
Câu chuyện kể về người anh và cô em gái có tài hội họa tên là Kiều Phương (thường gọi là Mèo). Khi tài năng hội họa của cô em gái được phát hiện, người anh thấy buồn thất vọng vì mình không có tài năng và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó, cậu nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thân với em như trước. Đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái, cậu bất ngờ vì hình ảnh của mình qua cái nhìn của người em. Người anh nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn, tấm lòng của cô em gái.

e. Bố cục
Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” được chia làm 4 phần:
Phần 1: Từ đầu đến có vẻ vui lắm: Giới thiệu về Kiều Phương
Phần 2: Tiếp theo đến phát huy tài năng: Tài năng hội họa của Kiều Phương được phát huy bất ngờ
Phần 3: Tiếp theo đến nhận giải: Tâm trạng và thái độ của anh trước thành công của người em.
Phần 4: Còn lại: Thành công của người em và sự ân hận của anh.

II. Tìm hiểu chi tiết – Đọc hiểu văn bản “Bức tranh của em gái tôi”

1. Nhân vật Kiều Phương


- Biệt danh: Mèo
- Ngoại hình: luôn bị bôi bẩn
- Cử chỉ/hành động: Lục lọi đồ vật với vẻ thích thú/Tự chế màu vẽ/Vẽ anh trai
- Tài năng: Vẽ rất đẹp
- Thái độ: Không giận dỗi, luôn vui vẻ.
Kết luận: Nhân vật Kiều Phương là cô bé tài năng, nhân hậu.

2. Nhân vật người anh
- Trước khi xem bức tranh em gái vẽ chân dung mình
+ Vui vẻ thân thiết và có phần xem thường khi thấy em chế màu vẽ
+ Buồn bã, mặc cảm đố kị, xa lánh em khi tài năng của em được phát hiện
- Sau khi xem bức tranh em gái vẽ chân dung mình
+ Ngạc nhiên, hãnh diện, xấu hổ, ân hận
- Người anh có sự thay đổi thái độ bởi đã nhận ra lỗi lầm của mình (ích kỉ, ghen tị tầm thường) và tấm lòng thánh thiện của em gái.
- Bức tranh là tác phẩm nghệ thuật chân chính được sáng tạo bằng tài năng và tình cảm trong sáng của người em gái.

3. Bài học ứng xử
- Không nên ganh ghét đố kị với tài năng của người khác
- Nhân ái, vị tha trước lỗi lầm của mọi người.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.

2. Nghệ thuật
- Kể chuyện theo ngôi thứ nhất
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.

IV. Luyện tập

Câu 1:
Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi”, tác giả chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt gì?
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Tự sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả

Câu 2: Dòng nào diễn tả đúng thái độ của người anh khi thoạt đầu thấy cô em gái tự chế màu vẽ?
A. Lấy làm lạ, bí mật theo dõi em
B. Bực bội, khó chịu vì em gái hay lục lọi
C. Ngăn cản không cho em nghịch

Câu 3: Vì sao người anh thấy xâu hổ khi nhìn thấy bức tranh người em vẽ mình?
A. Em gái mình vẽ đẹp hơn bình thường
B. Em gái mình vẽ không đẹp
C. Em gái vẽ sai về mình
D. Em gái mình vẽ bằng tâm hồn trong sáng, nhân hậu.

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau đọc hiểu văn bản “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh. Bài học được đặt ra trong truyện là trước thành công của người khác, ta không nên ganh ghét, đố kị vì đó là thói xấu. Lòng nhân hậu và độ lượng giúp con người hoàn thiện nhân cách và sống thanh thản, tốt đẹp hơn.
 

Ngọc Suka

Cộng tác viên
"Bức tranh của em gái tôi" của Tạ Duy Anh là một câu chuyện xúc động về sự bao dung của người em đối với anh của mình. Khép lại cuốn sách, người đọc vô cùng cảm phục và yêu quý cô em gái nhỏ trong sáng, tài năng và nhờ tấm lòng độ lượng của mình, Kiều Phương đã giúp anh trai nhận ra những hạn chế của bản thân.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top