Thach Thao
New member
- Xu
- 0
Chuyên đề :
Sơ lược những nét chính về quá trình giành độc lập và sự phát triển kinh tế-xã hội cuả Bốn “con Rồng” kinh tế xuất hiện ở châu Á từ sau chiến tranh thứ hai (1945)
1/ Bốn “con Rồng” nhỏ châu Á là thuật ngữ để chỉ các nền kinh tế của nước Singapore, nước Hàn Quốc, đặc khu hành chính Hồng Kông và lãnh thổ Đài Loan.
- Các quốc gia và vùng lãnh thổ này nổi bật vì đã duy trì một tốc độ tăng trưởng cao và công nghiệp hóa nhanh giữa thập niên 1960 và thập niên 1990.
- Trong thế kỷ 21, với việc bốn “con Rồng” châu Á này đã đạt được tư cách của nước phát triển, người ta đã nhanh chóng chuyển sự chú ý sang các nền kinh tế châu Á khác cũng đang trải qua thời kỳ chuyển đổi kinh tế nhanh chóng hiện nay.
- Bốn “con Rồng” nhỏ châu Á có chung một dải các đặc điểm của các nền kinh tế khác như Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Nhật Bản và đã đi tiên phong theo cách mà người ta gọi là phát triển kinh tế kiểu châu Á.
- Các khác biệt chủ yếu bao gồm các xuất phát điểm về giáo dục và physical access vào thị trường thế giới (về mặt hạ tầng giao thông; tiếp cận các bờ biển và các con sông vận chuyển; những nhân tố chủ chốt cho vận chuyển hàng hóa bằng tàu bè với chi phí thấp).
(Theo Bách khoa toàn thư mở, wikipedia.org)
2/ Những nét chính về quá trình giành độc lập và sự phát triển cuả một con rồng nổi trội nhất trong 4 con rồng châu Á.
A/ SINGAPO
+/ Cuộc đấu tranh giành độc lập.
- Trong chiến tranh thế giới thứ hai (1945), Singapo bị Nhật chiếm đóng (1942-1945) và bị đổi tên thành Senan (có nghiã là “ảnh hưởng Phương Nam”). Sau khi Nhật đầu hàng, tháng 9/1945, quân đội Anh quay trở lại Sigapo và lập lại nền thống trị cuả mình. Thực dân Anh đã thi hành chính sách mở cưả ở Singapo, vì vậy, nhanh chóng trở thành một trung tâm buôn bán lớn nhất ở Đông Nam Á.
- Trước sức ép cuả cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc cuả người dân Singapo và sự lớn mạnh cuả phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực, thế giới, năm 1957, cùng với việc công nhận nền độc lập cuả Malayxia, Anh phải thưà nhận nền độc lập Singapo. Năm 1963, Singapo gia nhập liên bang Malayxia, nhưng hai năm sau tách ra thành nước Cộng hoà Singapo.
+/ Công cuộc xây dựng đất nước.
- Bắt đầu từ 1963, Singapo đã tìm được những bước đi thích hợp cho mình, và đưa đất nước vào thời kỳ phát triển mới với những điều “thần kỳ” trong sự phát triển kinh tế.
- Sau ba thập kỷ xây dựng và phát triển kinh tế Singapo đã bước vào hàng ngũ các “nước công nghiệp mới” (NIC) trên thế giới, trở thành “con Rồng” nổi trội nhất trong 4 “con Rồng”. Trong vòng 25 năm (1966-1991), tổng sản phẩm quốc dân tăng gấp 8,9%, năm 1994 mức tăng trưởng đạt 10,2%, thu nhập bình quân tính theo đầu người là 18.025 USD.
- Nhà nước Singapo rất chú trọng đến phúc lợi xã hội, công tác giáo dục, y tế. Hệ thống giáo dục cuả Singapo đã đạt được những thành công to lớn và đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng lớn cuả nghành kinh tế.
- Singapo trở thành quốc gia phát triển nhất ở Đông Nam Á, một quốc gia mẫu mực về nhiều mặt, trong đó nổi bật là trật tự kỷ cương xã hội, luật pháp nghiêm minh...
B/ LÃNH THỔ ĐÀI LOAN
- Gồm đảo Đài Loan và một số đảo nhỏ, diện tích 35.980 km², dân số 22 triệu người (năm 2000).
- Là một bộ phận của Trung Quốc song đến nay vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của Trung Quốc.
- Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội:
* Những năm 50 của thế kỉ XX: kinh tế - xã hội đạt được một số thành tự bước đầu, song nói chung còn khó khăn: vật giá chưa ổn định, tỉ lệ thất nghiệp cao, phụ thuộc vào Mỹ.
* Những năm 60: Đài Loan đã tiến hành cải cách kinh tế, chính trị, xã hội, kêu gọi đầu tư, xây dựng chiến lược kinh tế “hướng về xuất khẩu”.
- Kết quả: Trong vòng 3 thập niên, Đài Loan được coi là một trong những “con rồng” Đông Á. Tăng trưởng kinh tế đạt 8,5% năm....
C/ ĐẠI HÀN DÂN QUỐC (HÀN QUỐC)
- Do Lý Thừa Vãn lãnh đạo, Hàn Quốc theo chế độ tư bản chủ nghĩa.
- Sau khi chiến tranh hai miền chấm dứt tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Hàn Quốc vô cùng khó khăn. Những khó khăn khi bước vào xây dựng đất nước :
+ Chính trị không ổn định.
+ GDP bình quân đầu người thấp (đạt 83 USD năm 1961).
* Năm 1962, Hàn Quốc tìm cách vượt qua nhiều trở ngại thử thách để phát triển đất nước. Kinh tế - Xã hội có sự thay đổi từ thập niên 60 của thế kỉ XX :
- Tỉ lệ tăng trưởng hàng năm 8%.
- Từ năm 1962 đến năm 1991, Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) tăng 130 lần CHDCND Triều Tiên).
Cơ cấu kinh tế thay đổi : Tỉ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân giảm *36,6 % xuống 5% GNP), công nghiệp tăng (24,1 % lên 50%).
- Từ một nước nghèo nàn lạc hậu, sau 30 năm, Hàn Quốc, đã trở thành một nước công nghiệp mới (NIC) và là một con “Rồng” trong bốn con “Rồng kinh tế” ở châu Á.
- Có nền công nghiệp phát triển, nông nghiệp tiên tiến, cơ sở hạ tầng hiện đại, là một xã hội thông tin cao (hệ thống đường cao tốc phát triển với 1720 km (năm 1998), mạng lưới tàu điện ngầm ở thủ đô đứng thứ 6 thế giới...), có nhiều sản phẩm nổi tiếng trên thế giới như: máy ghi hình, catxet, máy tính điện tử v.v…
- Văn hoá, giáo dục tiên tiến (Giáo dục bắt buộc từ 6 đến 12 tuổi). Công tác giáo dục được coi trọng. Trong vài thập niên gần đây giữa miền Nam, Bắc Triều Tiên đã tiến hành nhiều cuộc hội đàm cao cấp nhằm giải quyết vấn đề thống nhất đất nước.
D/ ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG CÔNG
+/ Vài nét về lịch sử Hồng Công: Đặc khu hành chính Hồng Kông ngày nay bao gồm đảo Hồng Kông, bán đảo Cửu Long, khu Tân Giới và 262 các hòn đảo lớn nhỏ; phía bắc tiếp giáp với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông, phía đông là vịnh Đại Bằng, phía tây là cửa Chu Giang và phía nam là biển Đông Việt Nam.
- Hồng Kông, trung tâm thương mại tài chính quốc tế, sau hơn nửa thế kỷ nằm dưới sự quản lý của người Anh đã trở về Trung Quốc trở thành khu hành chính đặc biệt từ ngày 1 tháng 7 năm 1997.
- Theo ý tưởng “một nước - hai chế độ” của nhà lãnh đạo kiệt xuất Đặng Tiểu Bình, trong vòng 50 năm sau khi bàn giao, Hồng Kông vẫn giữ nguyên chế độ chính trị cũ, ngoài ngoại giao và quốc phòng, các lĩnh vực khác của Hồng Kông đều được hưởng quyền tự trị cao độ.
- Theo ý tưởng “một nước - hai chế độ” của nhà lãnh đạo kiệt xuất Đặng Tiểu Bình, trong vòng 50 năm sau khi bàn giao, Hồng Kông vẫn giữ nguyên chế độ chính trị cũ, ngoài ngoại giao và quốc phòng, các lĩnh vực khác của Hồng Kông đều được hưởng quyền tự trị cao độ.
+/ Kinh tế Hồng Công
- Hồng Kông có nền kinh tế quốc tế hóa cao độ, môi trường kinh doanh thuận lợi, thể chế pháp luật kiện toàn, thị trường tự do cạnh tranh, có hệ thống mạng lưới tiền tệ, tài chính, chứng khoán rộng khắp, cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống giao thông, dịch vụ hoàn chỉnh. “Báo cáo tình hình đầu tư của thế giới năm 2004” của Hội nghị Phát triển và Mậu dịch Liên hợp quốc xem Hồng Kông là hệ thống kinh tế tốt nhất thứ hai của châu Á về thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
- Tăng trưởng GDP: Mức tăng GDP năm 2005 là 7,3%, đạt 172,6 tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 ước tính 32.900 USD, đứng thứ hai ở châu Á, sau Nhật Bản.
- Lạm phát: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2005 tăng 0,9%.
Tỷ lệ người thất nghiệp: Năm 2005, tỷ lệ người thất nghiệp là 5,5%, giảm hơn so với năm 2004 có tỷ lệ người thất nghiệp là 6,8%
- Tổng kim ngạch mậu dịch:
Xuất khẩu: 286,3 tỷ USD (năm 2005) với các sản phẩm xuất khẩu chính là máy móc và thiết bị điện tử, vải sợi, quần áo, giày dép, đồng hồ, đồ chơi, chất dẻo, các loại đá quý, nguyên liệu ngành in.
Xuất khẩu chủ yếu sang: Trung Quốc (chiếm tỷ lệ 45%), Hoa Kỳ (16,1%), Nhật Bản (5,3%) (theo số liệu thống kê năm 2005).
Nhập khẩu: 291,6 tỷ USD (năm 2005) với các sản phẩm nhập khẩu chính là nguyên liệu thô và chưa qua tinh chế, hàng tiêu dùng, tài sản vốn, thực phẩm, chất đốt (đa số là tái xuất).
Nhập khẩu chủ yếu từ: Trung Quốc (chiếm tỷ lệ 45%), Nhật Bản (11%), Đài Loan (7,2%), Singapore (5,8%), Hoa Kỳ (5,1%), Hàn Quốc (4,4%).
- Cán cân thanh toán: Số dư tài khoản thanh toán là 19,7 tỷ USD (năm 2005).
- Dự trữ ngoại tệ và vàng: 124,3 tỷ USD (năm 2005), đứng thứ 7 trên thế giới.
- Nợ nước ngoài: 72,04 tỷ USD (năm 2005)
- Tỷ giá hối đoái: 1 USD = 7,7988 HKD (2001), 7,7989 (2002), 7,7868 (2003), 7,788 (2004), 7,7773 (2005).
Lượng du khách đến Hồng Kông: 23,36 triệu người (năm 2004), đứng thứ 7 trên thế giới.
Theo:Câu lạc bộ Lich sử Thủ Đức
Sơ lược những nét chính về quá trình giành độc lập và sự phát triển kinh tế-xã hội cuả Bốn “con Rồng” kinh tế xuất hiện ở châu Á từ sau chiến tranh thứ hai (1945)
1/ Bốn “con Rồng” nhỏ châu Á là thuật ngữ để chỉ các nền kinh tế của nước Singapore, nước Hàn Quốc, đặc khu hành chính Hồng Kông và lãnh thổ Đài Loan.
- Các quốc gia và vùng lãnh thổ này nổi bật vì đã duy trì một tốc độ tăng trưởng cao và công nghiệp hóa nhanh giữa thập niên 1960 và thập niên 1990.
- Trong thế kỷ 21, với việc bốn “con Rồng” châu Á này đã đạt được tư cách của nước phát triển, người ta đã nhanh chóng chuyển sự chú ý sang các nền kinh tế châu Á khác cũng đang trải qua thời kỳ chuyển đổi kinh tế nhanh chóng hiện nay.
- Bốn “con Rồng” nhỏ châu Á có chung một dải các đặc điểm của các nền kinh tế khác như Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Nhật Bản và đã đi tiên phong theo cách mà người ta gọi là phát triển kinh tế kiểu châu Á.
- Các khác biệt chủ yếu bao gồm các xuất phát điểm về giáo dục và physical access vào thị trường thế giới (về mặt hạ tầng giao thông; tiếp cận các bờ biển và các con sông vận chuyển; những nhân tố chủ chốt cho vận chuyển hàng hóa bằng tàu bè với chi phí thấp).
(Theo Bách khoa toàn thư mở, wikipedia.org)
2/ Những nét chính về quá trình giành độc lập và sự phát triển cuả một con rồng nổi trội nhất trong 4 con rồng châu Á.
A/ SINGAPO
+/ Cuộc đấu tranh giành độc lập.
- Trong chiến tranh thế giới thứ hai (1945), Singapo bị Nhật chiếm đóng (1942-1945) và bị đổi tên thành Senan (có nghiã là “ảnh hưởng Phương Nam”). Sau khi Nhật đầu hàng, tháng 9/1945, quân đội Anh quay trở lại Sigapo và lập lại nền thống trị cuả mình. Thực dân Anh đã thi hành chính sách mở cưả ở Singapo, vì vậy, nhanh chóng trở thành một trung tâm buôn bán lớn nhất ở Đông Nam Á.
- Trước sức ép cuả cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc cuả người dân Singapo và sự lớn mạnh cuả phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực, thế giới, năm 1957, cùng với việc công nhận nền độc lập cuả Malayxia, Anh phải thưà nhận nền độc lập Singapo. Năm 1963, Singapo gia nhập liên bang Malayxia, nhưng hai năm sau tách ra thành nước Cộng hoà Singapo.
+/ Công cuộc xây dựng đất nước.
- Bắt đầu từ 1963, Singapo đã tìm được những bước đi thích hợp cho mình, và đưa đất nước vào thời kỳ phát triển mới với những điều “thần kỳ” trong sự phát triển kinh tế.
- Sau ba thập kỷ xây dựng và phát triển kinh tế Singapo đã bước vào hàng ngũ các “nước công nghiệp mới” (NIC) trên thế giới, trở thành “con Rồng” nổi trội nhất trong 4 “con Rồng”. Trong vòng 25 năm (1966-1991), tổng sản phẩm quốc dân tăng gấp 8,9%, năm 1994 mức tăng trưởng đạt 10,2%, thu nhập bình quân tính theo đầu người là 18.025 USD.
- Nhà nước Singapo rất chú trọng đến phúc lợi xã hội, công tác giáo dục, y tế. Hệ thống giáo dục cuả Singapo đã đạt được những thành công to lớn và đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng lớn cuả nghành kinh tế.
- Singapo trở thành quốc gia phát triển nhất ở Đông Nam Á, một quốc gia mẫu mực về nhiều mặt, trong đó nổi bật là trật tự kỷ cương xã hội, luật pháp nghiêm minh...
B/ LÃNH THỔ ĐÀI LOAN
- Gồm đảo Đài Loan và một số đảo nhỏ, diện tích 35.980 km², dân số 22 triệu người (năm 2000).
- Là một bộ phận của Trung Quốc song đến nay vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của Trung Quốc.
- Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội:
* Những năm 50 của thế kỉ XX: kinh tế - xã hội đạt được một số thành tự bước đầu, song nói chung còn khó khăn: vật giá chưa ổn định, tỉ lệ thất nghiệp cao, phụ thuộc vào Mỹ.
* Những năm 60: Đài Loan đã tiến hành cải cách kinh tế, chính trị, xã hội, kêu gọi đầu tư, xây dựng chiến lược kinh tế “hướng về xuất khẩu”.
- Kết quả: Trong vòng 3 thập niên, Đài Loan được coi là một trong những “con rồng” Đông Á. Tăng trưởng kinh tế đạt 8,5% năm....
C/ ĐẠI HÀN DÂN QUỐC (HÀN QUỐC)
- Do Lý Thừa Vãn lãnh đạo, Hàn Quốc theo chế độ tư bản chủ nghĩa.
- Sau khi chiến tranh hai miền chấm dứt tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Hàn Quốc vô cùng khó khăn. Những khó khăn khi bước vào xây dựng đất nước :
+ Chính trị không ổn định.
+ GDP bình quân đầu người thấp (đạt 83 USD năm 1961).
* Năm 1962, Hàn Quốc tìm cách vượt qua nhiều trở ngại thử thách để phát triển đất nước. Kinh tế - Xã hội có sự thay đổi từ thập niên 60 của thế kỉ XX :
- Tỉ lệ tăng trưởng hàng năm 8%.
- Từ năm 1962 đến năm 1991, Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) tăng 130 lần CHDCND Triều Tiên).
Cơ cấu kinh tế thay đổi : Tỉ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân giảm *36,6 % xuống 5% GNP), công nghiệp tăng (24,1 % lên 50%).
- Từ một nước nghèo nàn lạc hậu, sau 30 năm, Hàn Quốc, đã trở thành một nước công nghiệp mới (NIC) và là một con “Rồng” trong bốn con “Rồng kinh tế” ở châu Á.
- Có nền công nghiệp phát triển, nông nghiệp tiên tiến, cơ sở hạ tầng hiện đại, là một xã hội thông tin cao (hệ thống đường cao tốc phát triển với 1720 km (năm 1998), mạng lưới tàu điện ngầm ở thủ đô đứng thứ 6 thế giới...), có nhiều sản phẩm nổi tiếng trên thế giới như: máy ghi hình, catxet, máy tính điện tử v.v…
- Văn hoá, giáo dục tiên tiến (Giáo dục bắt buộc từ 6 đến 12 tuổi). Công tác giáo dục được coi trọng. Trong vài thập niên gần đây giữa miền Nam, Bắc Triều Tiên đã tiến hành nhiều cuộc hội đàm cao cấp nhằm giải quyết vấn đề thống nhất đất nước.
D/ ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG CÔNG
+/ Vài nét về lịch sử Hồng Công: Đặc khu hành chính Hồng Kông ngày nay bao gồm đảo Hồng Kông, bán đảo Cửu Long, khu Tân Giới và 262 các hòn đảo lớn nhỏ; phía bắc tiếp giáp với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông, phía đông là vịnh Đại Bằng, phía tây là cửa Chu Giang và phía nam là biển Đông Việt Nam.
- Hồng Kông, trung tâm thương mại tài chính quốc tế, sau hơn nửa thế kỷ nằm dưới sự quản lý của người Anh đã trở về Trung Quốc trở thành khu hành chính đặc biệt từ ngày 1 tháng 7 năm 1997.
- Theo ý tưởng “một nước - hai chế độ” của nhà lãnh đạo kiệt xuất Đặng Tiểu Bình, trong vòng 50 năm sau khi bàn giao, Hồng Kông vẫn giữ nguyên chế độ chính trị cũ, ngoài ngoại giao và quốc phòng, các lĩnh vực khác của Hồng Kông đều được hưởng quyền tự trị cao độ.
- Theo ý tưởng “một nước - hai chế độ” của nhà lãnh đạo kiệt xuất Đặng Tiểu Bình, trong vòng 50 năm sau khi bàn giao, Hồng Kông vẫn giữ nguyên chế độ chính trị cũ, ngoài ngoại giao và quốc phòng, các lĩnh vực khác của Hồng Kông đều được hưởng quyền tự trị cao độ.
+/ Kinh tế Hồng Công
- Hồng Kông có nền kinh tế quốc tế hóa cao độ, môi trường kinh doanh thuận lợi, thể chế pháp luật kiện toàn, thị trường tự do cạnh tranh, có hệ thống mạng lưới tiền tệ, tài chính, chứng khoán rộng khắp, cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống giao thông, dịch vụ hoàn chỉnh. “Báo cáo tình hình đầu tư của thế giới năm 2004” của Hội nghị Phát triển và Mậu dịch Liên hợp quốc xem Hồng Kông là hệ thống kinh tế tốt nhất thứ hai của châu Á về thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
- Tăng trưởng GDP: Mức tăng GDP năm 2005 là 7,3%, đạt 172,6 tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 ước tính 32.900 USD, đứng thứ hai ở châu Á, sau Nhật Bản.
- Lạm phát: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2005 tăng 0,9%.
Tỷ lệ người thất nghiệp: Năm 2005, tỷ lệ người thất nghiệp là 5,5%, giảm hơn so với năm 2004 có tỷ lệ người thất nghiệp là 6,8%
- Tổng kim ngạch mậu dịch:
Xuất khẩu: 286,3 tỷ USD (năm 2005) với các sản phẩm xuất khẩu chính là máy móc và thiết bị điện tử, vải sợi, quần áo, giày dép, đồng hồ, đồ chơi, chất dẻo, các loại đá quý, nguyên liệu ngành in.
Xuất khẩu chủ yếu sang: Trung Quốc (chiếm tỷ lệ 45%), Hoa Kỳ (16,1%), Nhật Bản (5,3%) (theo số liệu thống kê năm 2005).
Nhập khẩu: 291,6 tỷ USD (năm 2005) với các sản phẩm nhập khẩu chính là nguyên liệu thô và chưa qua tinh chế, hàng tiêu dùng, tài sản vốn, thực phẩm, chất đốt (đa số là tái xuất).
Nhập khẩu chủ yếu từ: Trung Quốc (chiếm tỷ lệ 45%), Nhật Bản (11%), Đài Loan (7,2%), Singapore (5,8%), Hoa Kỳ (5,1%), Hàn Quốc (4,4%).
- Cán cân thanh toán: Số dư tài khoản thanh toán là 19,7 tỷ USD (năm 2005).
- Dự trữ ngoại tệ và vàng: 124,3 tỷ USD (năm 2005), đứng thứ 7 trên thế giới.
- Nợ nước ngoài: 72,04 tỷ USD (năm 2005)
- Tỷ giá hối đoái: 1 USD = 7,7988 HKD (2001), 7,7989 (2002), 7,7868 (2003), 7,788 (2004), 7,7773 (2005).
Lượng du khách đến Hồng Kông: 23,36 triệu người (năm 2004), đứng thứ 7 trên thế giới.
Theo:Câu lạc bộ Lich sử Thủ Đức