• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Bộ vũ khí đồng hiếm có

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
93
Bộ vũ khí đồng hiếm có

Trong bộ sưu tập đồ đồng cổ còn có chiếc muôi minh văn khắc 6 chữ cổ mà đến nay chưa ai đọc, dịch được.

LTS: Đã có những cổ vật ngàn năm lưu dấu lịch sử đất Việt bị đưa ra nước ngoài để đổi lấy những món tiền lớn. Những cổ vật quý còn sót lại bây giờ là bởi những người say mê cổ vật, biết trân trọng, gìn giữ chút văn hóa xưa in dấu trên từng món đồ cổ. Đó là bộ khảm, tráp tải Việt thếp vàng đẹp nhất còn sót lại; là bộ vũ khí đồng Đông Sơn hiếm có; là bộ hoành phi "Lan Quế đằng phương" cổ xưa; là bộ gốm men lục quý hiếm trong đó có chiếc đài sen được cho là của Huyền Trân công chúa…

Hơn 50 chiếc yểm tâm, hàng chục chiếc dao, lao bằng đồng từ thời kỳ Đông Sơn, những chiếc gương đồng cổ từ thời nhà Hán… là những cổ vật hiếm có hiện đang được tay chơi cổ vật Đặng Tiến Sơn gìn giữ. Trong bộ sưu tập đồ đồng cổ ấy, còn có chiếc muôi minh văn khắc 6 chữ cổ mà cho đến nay chưa ai đọc, dịch được.

Chiếc lao đồng cổ đẹp nhất


hiemco1.jpg
Những chiếc dao đồng Đông Sơn quý hiếm.​


Những chiếc dao đồng cổ từ thời Đông Sơn còn sót lại đến ngày nay thường có họa tiết hình người hoặc hình chữ T, với những chấm tròn xung quanh. Hàng chục năm mải mê săn tìm cổ vật, anh Sơn đã kiếm được hơn ba chục chiếc dao, lao trong bộ vũ khí bằng đồng cổ.

Theo đánh giá của nhiều người trong giới chơi cổ vật Hà Nội thì bộ sưu tập vũ khí đồng Đông Sơn này thuộc hàng hiếm có. Trong đó, đắt nhất và quý nhất phải kể đến chiếc lao dài chừng 40cm có họa tiết hình lá đề tinh xảo trên cả hai mặt. Chiếc lao quý này được vớt lên từ dòng sông Thao (Phú Thọ).

Sở hữu được chiếc lao cổ, với anh Sơn như là một cơ duyên. "Mua chiếc lao này năm ngoái, tôi rất may mắn bởi suýt chút nữa thì lao đã di sang Trung Quốc. Ngày đó, một người Trung Quốc đã trả 32 triệu đồng để mua nhưng người chủ cổ vật không bán. Nghe có người quen mách, tôi phi luôn lên Lâm Thao (Phú Thọ) trả 35 triệu đồng, thế là mua được. Đó là một trong những chiếc lao đồng cổ đẹp nhất Việt Nam. Bây giờ, chiếc lao cổ ấy được người ta trả đến 50 triệu đồng nhưng tôi không bán", anh Sơn kể lại.

hiemco2.jpg
Chiếc lao đồng Đông Sơn có giá tới 50 triệu đồng.​

Xếp hàng thứ hai là một con dao đồng có từ thời Đông Sơn, dài khoảng 25cm, có họa tiết là hình người đang sinh hoạt. Chiếc dao này cũng được tìm thấy ở dòng sông Thao.

Những chiếc dao đồng cổ ấy phần lớn đều là "cổ vật vớt sông" được những người thợ thuyền chuyên đi hút cát trên dòng sông Thao tìm thấy. Cũng vì nằm nhiều nghìn năm dưới đáy sông nên những cổ vật này thường có màu men đồng, đặc trưng riêng mà dân chơi đồ cổ nhìn qua là biết nơi chúng được tìm thấy. "Men của đồ đồng cổ phụ thuộc vào thổ nhưỡng nơi nó được chôn, mỗi vùng sẽ có những màu khác nhau. Ví dụ như ở Hà Tây (cũ), cổ vật đồng sẽ có men màu sắt do bị ôxy hóa của nước; cổ vật được chôn ở những vùng núi cao sẽ tạo ra ô xít đồng có màu men xanh và thường bị mục thành bột, cầm trên tay sẽ nhẹ hơn", anh Sơn kể.

Muôi minh văn và dòng chữ cổ bí hiểm

hiemco3.jpg
Anh Sơn đang chỉ vào chiếc muôi minh văn đặc biệt.​


Trong bộ sưu tập cổ vật đồng của anh Sơn còn có một món đồ bí hiểm mà đến nay vẫn chưa có lời giải đáp. Đó là chiếc muôi minh văn bằng đồng có hình dáng to, tròn, lòng muôi khá sâu. Điều đặc biệt là trên chiếc muôi đồng có khắc 6 chữ cổ.

Hiện anh Sơn còn sở hữu hơn 100 chiếc xô đồng Đông Sơn cổ. Chỉ có 30% trong số ấy là còn lành lặn, còn lại đều đã sứt mẻ qua hàng trăm năm nằm dưới lòng đất. Chiếc xô đồng đắt giá nhất cũng được người ta tìm thấy ở xã Châu Can, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) và được mua với giá 60 triệu đồng. Những chiếc xô đồng cổ này có họa tiết tinh xảo, những hình khắc cảnh sinh hoạt của người Đông Sơn hoặc những họa tiết O ngã, hàng rào, cọc rào và cả hình người cách điệu đội lông chim.

hiemco4.jpg
Chữ cổ khắc trên muôi đến nay vẫn là điều bí ẩn.​

Cổ vật chim đầu gậy hiếm có cũng được tìm thấy ở Mộ thuyền Châu Can. Đây là một thứ đồ quý hiếm và thiêng liêng, luôn là biểu tượng để dẫn đầu các đoàn quân xưa. Nhưng để có được món cổ vật độc đáo này, không phải là điều đơn giản. Anh Sơn nhớ lại: "Hồi mới đào được, có người ở Thanh Hóa trả 28 triệu đồng nhưng người ta không bán. Sau này, chim đầu gậy được hóa giá cho một thành viên trong đội thợ dò (chuyên săn đào cổ vật). Rồi tôi may mắn mua lại được của người này khi anh ta cần tiền xây nhà".

Ngày ấy, anh Sơn chỉ phải bỏ 27 triệu đồng để mang được chim đầu gậy về nhà, còn bây giờ giá của nó đã là hơn 50 triệu đồng. Hiếm và quý trong các loại cổ vật bằng đồng còn là chuông ống Đông Sơn. "Gần 25 năm theo nghề đồ cổ mà tôi cũng chỉ thấy có 3 bộ đôi chuông ống Đông Sơn. Tôi may mắn có được một bộ", anh Sơn nói.

Người săn lùng cổ vật

Chủ nhân của những món cổ vật đồng hiếm có ấy, anh Đặng Tiến Sơn, vốn xuất thân từ nghề in bản đồ. Trong ngôi nhà rộng chừng 28m2 trên đường Âu Cơ ngồn ngộn hàng ngàn loại cổ vật. Từ những món cổ vật nhỏ xíu tới những món có kích thước lớn, giá trị vật chất có món lên đến hàng chục ngàn USD. Đồ cổ được bày la liệt khắp không gian trong căn phòng ăn, phòng ngủ.

Anh Sơn vẫn nhớ như in cái ngày đầu tiên khiến cuộc đời anh gắn chặt với niềm đam mê cổ vật: "Đó là năm 1985, trong một lần ăn cỗ trên Hoà Bình ở nhà người anh họ, tôi thấy có nhiều đồ đồng, gốm, sành, sứ cũ nát, bị vỡ. Hỏi thì ông anh bảo đó đều là đồ cổ nhưng vì vỡ nát nên không bán được nữa. Trông chúng hay hay, nên tôi xin hẳn một ba lô vác về Hà Nội. Ai ngờ, số đồ tưởng như vứt đi ấy lại được một số họạ sỹ như Đào Hải Phong, Lê Thiết Cương... rất thích thú và hỏi mua. Từ bấy giờ, tôi bắt đầu đi lùng cổ vật ở những vùng sâu, vùng xa. Hết vào Nam ra Bắc, rồi sang tận Trung Quốc, Lào, Campuchia... để tìm những cổ vật. Có khi mỗi chuyến đi kéo dài hàng tháng trời".

Bây giờ, sau bao năm săn lùng, anh Sơn có trong tay hàng nghìn cổ vật. Trong đó có những bộ đồ cổ có giá trị kinh tế lớn cũng như giá trị lịch sử lâu đời như bộ gương đồng khoảng 300 chiếc có chiều dài lịch sử trải dài suốt từ thời Hán đến thời Nguyễn; bộ xô đồng Đông Sơn khoảng hơn 100 chiếc; bệ đá hình rồng cuốn, cùng nhiều gạch lát từ thời nhà Lý, là một trong những cổ vật quý hiếm của Việt Nam.

"Có rất nhiều người đã đọc để dịch xem nghĩa của nó là gì nhưng đến nay vẫn chưa ai dịch được. Trong số đó, có cả một tay trùm khảo cổ người Nhật từng đến để tìm hiểu nhưng cũng không hiểu được những dòng chữ cổ viết gì", anh Sơn kể lại. Chiếc muôi minh văn với dòng chữ cổ kỳ lạ này được tìm thấy ở Mộ thuyền Châu Can, xã Châu Can, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ). Anh Sơn đã mua chiếc muôi này từ năm 2008 với giá 200 USD, nay có người trả tới hơn 1.000 USD. Nhưng không muốn cổ vật nước nhà bị đưa ra nước ngoài nên anh đã từ chối lời đề nghị của những vị khách nước ngoài mà đồng ý nhượng lại chiếc muôi quý cho Bảo tàng Lịch sử với giá 1.000 USD.



Bảo Vân - Giadinh.net.vn
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top