Đề: Anh (chị) hãy bình giảng khổ thơ đầu của bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử:
"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền"
1. Hàn Mặc Tử (1912 - 1940) là một trong những nhà thơ nổi tiếng hàng đầu của phong trào Thơ mới1932 - 1945, quê ở Quảng Bình. Ông nổi tiếng đến mức hễ mỗi lần nhắc đến tên ông là có rất nhiều người Việt Nam, từ già đến trẻ đều biết cũng như hiểu biết rất nhiều về cuộc đời riêng của ông. Ông làm thơ rất sớm, năm 16 tuổi, với các bút danh Phong Trần, Lệ Thanh. Đến năm 1936, ông mới lấy tên Hàn Mặc Tử. Ông đã để lại cho những độc giả yêu thơ, say thơ nhiều tác phẩm thơ và kịch thơ có giá trị như: Gái quê, Thơ điên, Thượng thanh khí, Cẩn châu duyên (thơ), Duyên kì ngộ và Quân tiêu hội (kịch thơ). Đặc biệt Đây thôn Vĩ Dạ là một sáng tạo tuyệt mĩ, hồn nhiên, trong trẻo lạ thường. Đây là khổ thơ đầu trong bài này:
"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền"
Trước khi thưởng thức, chúng ta hãy tìm hiểu đôi nét về thôn Vĩ Dạ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Thôn Vĩ Dạ (từ gốc là "Vĩ Dã", nghĩa là cánh đồng lau sậy) là một vùng kề sát thành phố Huế, bên bờ sông Hương. Những quan lại, viên chức về hưu thường ở đây. Làng có những ngôi nhà xinh xắn ẩn hiện giữa vườn cảnh, cây trái sum suê và đẹp. Hồi làm nhân viên sở đạc điền Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử có thẩm yêu trộm nhớ một cô gái tên là Hoàng Thị Kim Cúc (một mối tình đơn phương), con ông chủ sở đạc điền, người Huế. Một thời gian sau, Hàn Mặc Tử vào Sài Gòn làm báo,khi trở lại Quy Nhơn thì Hoàng Cúc đã theo gia đình về ở Vĩ Dạ. Một buổi kia, cô gái Huế do sự gợi ý của một người em thúc bá, bạn của Hàn Mặc Tử, gửi cho nhà thơ một tấm bưu ảnh chụp phong cảnh non nước có thuyền và bến, kèm theo mấy lời thăm hỏi để an ủi nhà thơ lúc này đã mắc bệnh hiểm nghèo, thăm hỏi nhưng không kí tên (theo thơ của Hoàng Thị Kim Cúc gửi vào nhà thơ Quách Tuấn đề ngày 15 -4 - 1971). Bức bưu ảnh mà trí tưởng tượng của Hàn Mặc Tử gán cho là bến Vĩ Dạ, và dòng chữ của Hoàng Thị Kim Cúc đã gợi cảm hứng cho nhà thơ và gợi dậy những kỉ niệm ngày xưa của ông về Huế. Ông viết bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ với câu mở đầu: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?".
Bài thơ dài 12 câu, chia làm 3 khổ, mỗi khổ 4 câu, mỗi câu 7 chữ. Mỗi khổ thơ như một bức tranh tuyệt đẹp gợi cảm hứng nồng nàn từ hoài niệm của thi nhân về xứ Huế mộng mơ. Khổ 1 là bức tranh hừng đông nơi thôn Vĩ. Khổ 2 là bức tranh trăng về nơi thôn Vĩ. Khổ 3 là bức tranh người xưa nơi thôn Vĩ. Đoạn thơ cần bình giảng thuộc khổ thơ đầu tiên.
2. Bình giảng:
2.1. Câu một: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?" là một câu hỏi tu từ có màu sắc đa phong cách. Đó là một lời mời mọc tế nhị, kín đáo của người con gái xứ Huế xinh đẹp và nên thơ. Đó là lời trách yêu của người con gái ấy đối với thi nhân. Sâu xa hơn, đó là nỗi nhớ nhung da diết của cô thiếu nữ đang yêu. (Nếu cô bảo: "Sao anh không về thăm em?" thì còn gì là cái duyên của người con gái nữa! Vậy nên, anh "về chơi thôn Vĩ" chính là về thăm em đấy!)
2.2. Câu hai:
"Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên"
Câu thơ này miêu tả vẻ đẹp của vườn cây ở thôn Vĩ Dạ bằng nghệ thuật lặp từ ngữ "nắng...nắng". Đây là nghệ thuật giản dị nhưng lại có hiệu quả cao trong việc nhấn mạnh vẻ đẹp và cái thần của sắc nắng ban mai. Còn cau là loại cây thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu. Vì có dáng cao vút nên cây cau dễ dàng tiếp nhận những tia nắng đầu tiên của một ngày mới. Có thể nói, câu thơ đã gợi lên trước mắt độc giả một bức tranh hừng đông nơi thôn Vĩ có "nắng mới lên" phơn phớt hồng đượm vẻ tinh khôi của bình minh long lanh trên những tàu cau còn đọng những giọt sương đêm. Vả lại, chúng ta còn cảm nhận được cái nhìn âu yếm, thiết tha như chờ đón cái đẹp xuất hiện từ lưng chừng trời của thi nhân.
2.3. Câu ba:
"Vườn ai mướt quá xanh như ngọc"
"Ai" là đại từ xưng phiếm chỉ, có thể được thi nhân dùng để khẳng định vẻ đẹp của khu vườn của người con gái mà mình từng đắm say mơ mộng, từng khao khát hạnh phúc lứa đôi. Còn "mướt" là từ dùng rất tinh tế. Nó gợi cái sắc vẻ bóng láng và mỡ màng nhìn thấy thích mắt của những lá cành vươn lên trong khu vườn trù mật, phì nhiêu được con người cần cù chăm sóc. Thêm vào đó, chữ "quá" làm tăng màu sắc biểu cảm của tứ thơ. Thông thường từ "quá" nói lên cái mức độ vượt ra ngoài ngưỡng trung bình. Nhưng ở câu thơ này, nó mang âm hưởng của một tiếng reo trong niềm sung sướng, ngất ngây, một lời trầm trồ buột ra tự nhiên khi chợt nhận ra một vẻ đẹp bất ngờ của khu vườn ở một khoảnh khắc đặc biệt. Cùng với nghệ thuật so sánh tư từ "xanh như ngọc", thi nhân càng làm tăng cái vẻ đẹp đến thanh cao, quý phái của khu vườn, mơi mởn dưới ánh sáng bình minh.
2.4. Câu bốn:
"Lá trúc che ngang mặt chữ điền"
Câu thơ là một khám phá nghệ thuật độc đáo và rất đẹp của thi sĩ Hàn Mặc Tử. Nếu hiểu như nguyên văn là tướng mạo của một con người có mặt chữ điền - tướng mạo đẹp của những người có bản chất tốt, phúc hậu, thủy chung - thì chưa chuẩn xác. Cần hiểu câu thơ theo nghĩa của nghệ thuật cách điệu hóa chứ không phải tả thực, tuy cách điệu hóa cũng xuất phát từ hiện thực. Cách điệu hóa thường chỉ giữ lại một dáng điệu, cái đường nét chung của sự vật, từ đó, sáng tạo nên một hình tượng có ý nghĩa biểu trưng cho vẻ đẹp của sự vật ấy. Ở đây thi nhân muốn diễn tả những gương hiền lành, phúc hậu thấp thoáng sau tre trúc nơi vườn cây cảnh, cây trái xinh đẹp ở thôn Vĩ Dạ mỗi buổi sớm mai.
Mặt khác, trong chiều sâu của ý thơ còn có nỗi niềm luyến tiếc, vấn vương về cái đẹp của cảnh và người xứ Huế ở thôn Vĩ, sông Hương đối với nhà thơ tại thời điểm ấy chỉ còn là hoài niệm. Vả lại, tình cảm yêu quý, trân trọng của thi nhân gửi gắm qua cái nhìn cảnh vật, chợt gợi nhớ, gợi thương trong tâm hồn độc giả hai câu thơ của Bích Khê:
"Vĩ Dạ thôn, Vĩ Dạ thôn
Biếc che cần trúc không buồn mà say."
(Huế đa tình)
3. Tóm lại, trên đây là một khổ thơ đặc sắc cảu hồn thơ tài hoa Hàn Mặc Tử. Thi nhân chỉ cầm một bức ảnh phong cảnh Huế trên tay mà nghe như có lời mời mọc, trách yêu, hơn dỗi vang lên của người con gái xứ Huế. Khung cảnh thôn Vĩ hừng đông vần vật nhựa sống chợt hiện về trong tâm tưởng. Phải là một con người yêu Huế mãnh liệt, nồng nàn, gán bó máu thịt với thôn Vĩ, sông Hương, thi nhân Hàn Mặc Tử mới lột tả cảnh và người xứ Huế có hồn đến thế. NHưng cái đẹp nhất của đoạn thơ là "tâm hồn tác giả luôn hướng về cái thánh thiện, khát khao với cái đẹp của tình người, tình đời dù xa xôi mờ ảo."
Theo Ths.Phạm Ngọc Thắm*
"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền"
Bài làm
1. Hàn Mặc Tử (1912 - 1940) là một trong những nhà thơ nổi tiếng hàng đầu của phong trào Thơ mới1932 - 1945, quê ở Quảng Bình. Ông nổi tiếng đến mức hễ mỗi lần nhắc đến tên ông là có rất nhiều người Việt Nam, từ già đến trẻ đều biết cũng như hiểu biết rất nhiều về cuộc đời riêng của ông. Ông làm thơ rất sớm, năm 16 tuổi, với các bút danh Phong Trần, Lệ Thanh. Đến năm 1936, ông mới lấy tên Hàn Mặc Tử. Ông đã để lại cho những độc giả yêu thơ, say thơ nhiều tác phẩm thơ và kịch thơ có giá trị như: Gái quê, Thơ điên, Thượng thanh khí, Cẩn châu duyên (thơ), Duyên kì ngộ và Quân tiêu hội (kịch thơ). Đặc biệt Đây thôn Vĩ Dạ là một sáng tạo tuyệt mĩ, hồn nhiên, trong trẻo lạ thường. Đây là khổ thơ đầu trong bài này:
"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền"
Trước khi thưởng thức, chúng ta hãy tìm hiểu đôi nét về thôn Vĩ Dạ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Thôn Vĩ Dạ (từ gốc là "Vĩ Dã", nghĩa là cánh đồng lau sậy) là một vùng kề sát thành phố Huế, bên bờ sông Hương. Những quan lại, viên chức về hưu thường ở đây. Làng có những ngôi nhà xinh xắn ẩn hiện giữa vườn cảnh, cây trái sum suê và đẹp. Hồi làm nhân viên sở đạc điền Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử có thẩm yêu trộm nhớ một cô gái tên là Hoàng Thị Kim Cúc (một mối tình đơn phương), con ông chủ sở đạc điền, người Huế. Một thời gian sau, Hàn Mặc Tử vào Sài Gòn làm báo,khi trở lại Quy Nhơn thì Hoàng Cúc đã theo gia đình về ở Vĩ Dạ. Một buổi kia, cô gái Huế do sự gợi ý của một người em thúc bá, bạn của Hàn Mặc Tử, gửi cho nhà thơ một tấm bưu ảnh chụp phong cảnh non nước có thuyền và bến, kèm theo mấy lời thăm hỏi để an ủi nhà thơ lúc này đã mắc bệnh hiểm nghèo, thăm hỏi nhưng không kí tên (theo thơ của Hoàng Thị Kim Cúc gửi vào nhà thơ Quách Tuấn đề ngày 15 -4 - 1971). Bức bưu ảnh mà trí tưởng tượng của Hàn Mặc Tử gán cho là bến Vĩ Dạ, và dòng chữ của Hoàng Thị Kim Cúc đã gợi cảm hứng cho nhà thơ và gợi dậy những kỉ niệm ngày xưa của ông về Huế. Ông viết bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ với câu mở đầu: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?".
Bài thơ dài 12 câu, chia làm 3 khổ, mỗi khổ 4 câu, mỗi câu 7 chữ. Mỗi khổ thơ như một bức tranh tuyệt đẹp gợi cảm hứng nồng nàn từ hoài niệm của thi nhân về xứ Huế mộng mơ. Khổ 1 là bức tranh hừng đông nơi thôn Vĩ. Khổ 2 là bức tranh trăng về nơi thôn Vĩ. Khổ 3 là bức tranh người xưa nơi thôn Vĩ. Đoạn thơ cần bình giảng thuộc khổ thơ đầu tiên.
2. Bình giảng:
2.1. Câu một: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?" là một câu hỏi tu từ có màu sắc đa phong cách. Đó là một lời mời mọc tế nhị, kín đáo của người con gái xứ Huế xinh đẹp và nên thơ. Đó là lời trách yêu của người con gái ấy đối với thi nhân. Sâu xa hơn, đó là nỗi nhớ nhung da diết của cô thiếu nữ đang yêu. (Nếu cô bảo: "Sao anh không về thăm em?" thì còn gì là cái duyên của người con gái nữa! Vậy nên, anh "về chơi thôn Vĩ" chính là về thăm em đấy!)
2.2. Câu hai:
"Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên"
Câu thơ này miêu tả vẻ đẹp của vườn cây ở thôn Vĩ Dạ bằng nghệ thuật lặp từ ngữ "nắng...nắng". Đây là nghệ thuật giản dị nhưng lại có hiệu quả cao trong việc nhấn mạnh vẻ đẹp và cái thần của sắc nắng ban mai. Còn cau là loại cây thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu. Vì có dáng cao vút nên cây cau dễ dàng tiếp nhận những tia nắng đầu tiên của một ngày mới. Có thể nói, câu thơ đã gợi lên trước mắt độc giả một bức tranh hừng đông nơi thôn Vĩ có "nắng mới lên" phơn phớt hồng đượm vẻ tinh khôi của bình minh long lanh trên những tàu cau còn đọng những giọt sương đêm. Vả lại, chúng ta còn cảm nhận được cái nhìn âu yếm, thiết tha như chờ đón cái đẹp xuất hiện từ lưng chừng trời của thi nhân.
2.3. Câu ba:
"Vườn ai mướt quá xanh như ngọc"
"Ai" là đại từ xưng phiếm chỉ, có thể được thi nhân dùng để khẳng định vẻ đẹp của khu vườn của người con gái mà mình từng đắm say mơ mộng, từng khao khát hạnh phúc lứa đôi. Còn "mướt" là từ dùng rất tinh tế. Nó gợi cái sắc vẻ bóng láng và mỡ màng nhìn thấy thích mắt của những lá cành vươn lên trong khu vườn trù mật, phì nhiêu được con người cần cù chăm sóc. Thêm vào đó, chữ "quá" làm tăng màu sắc biểu cảm của tứ thơ. Thông thường từ "quá" nói lên cái mức độ vượt ra ngoài ngưỡng trung bình. Nhưng ở câu thơ này, nó mang âm hưởng của một tiếng reo trong niềm sung sướng, ngất ngây, một lời trầm trồ buột ra tự nhiên khi chợt nhận ra một vẻ đẹp bất ngờ của khu vườn ở một khoảnh khắc đặc biệt. Cùng với nghệ thuật so sánh tư từ "xanh như ngọc", thi nhân càng làm tăng cái vẻ đẹp đến thanh cao, quý phái của khu vườn, mơi mởn dưới ánh sáng bình minh.
2.4. Câu bốn:
"Lá trúc che ngang mặt chữ điền"
Câu thơ là một khám phá nghệ thuật độc đáo và rất đẹp của thi sĩ Hàn Mặc Tử. Nếu hiểu như nguyên văn là tướng mạo của một con người có mặt chữ điền - tướng mạo đẹp của những người có bản chất tốt, phúc hậu, thủy chung - thì chưa chuẩn xác. Cần hiểu câu thơ theo nghĩa của nghệ thuật cách điệu hóa chứ không phải tả thực, tuy cách điệu hóa cũng xuất phát từ hiện thực. Cách điệu hóa thường chỉ giữ lại một dáng điệu, cái đường nét chung của sự vật, từ đó, sáng tạo nên một hình tượng có ý nghĩa biểu trưng cho vẻ đẹp của sự vật ấy. Ở đây thi nhân muốn diễn tả những gương hiền lành, phúc hậu thấp thoáng sau tre trúc nơi vườn cây cảnh, cây trái xinh đẹp ở thôn Vĩ Dạ mỗi buổi sớm mai.
Mặt khác, trong chiều sâu của ý thơ còn có nỗi niềm luyến tiếc, vấn vương về cái đẹp của cảnh và người xứ Huế ở thôn Vĩ, sông Hương đối với nhà thơ tại thời điểm ấy chỉ còn là hoài niệm. Vả lại, tình cảm yêu quý, trân trọng của thi nhân gửi gắm qua cái nhìn cảnh vật, chợt gợi nhớ, gợi thương trong tâm hồn độc giả hai câu thơ của Bích Khê:
"Vĩ Dạ thôn, Vĩ Dạ thôn
Biếc che cần trúc không buồn mà say."
(Huế đa tình)
3. Tóm lại, trên đây là một khổ thơ đặc sắc cảu hồn thơ tài hoa Hàn Mặc Tử. Thi nhân chỉ cầm một bức ảnh phong cảnh Huế trên tay mà nghe như có lời mời mọc, trách yêu, hơn dỗi vang lên của người con gái xứ Huế. Khung cảnh thôn Vĩ hừng đông vần vật nhựa sống chợt hiện về trong tâm tưởng. Phải là một con người yêu Huế mãnh liệt, nồng nàn, gán bó máu thịt với thôn Vĩ, sông Hương, thi nhân Hàn Mặc Tử mới lột tả cảnh và người xứ Huế có hồn đến thế. NHưng cái đẹp nhất của đoạn thơ là "tâm hồn tác giả luôn hướng về cái thánh thiện, khát khao với cái đẹp của tình người, tình đời dù xa xôi mờ ảo."
Theo Ths.Phạm Ngọc Thắm*