• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Bình giảng bài thơ "Tôi yêu em" của Puskin

thich van hoc

Moderator
BÌNH GIẢNG BÀI THƠ "TÔI YÊU EM" của A.X.PUSKIN

I. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:

- Bài thơ 8 dòng được chia thành 2 khổ. Mỗi khổ đều bắt đầu bằng cụm từ "Tôi yêu em", làm cho ý thơ như ào ạt trào lên, con sóng sau to hơn con sóng trước.

Khổ đầu và khổ sau đều sắp xếp theo kết cấu đặc biệt: tình cảm giãi bày ở khổ thơ đầu được láy lại và nâng lên cùng một cung bậc cao hơn trong khổ thơ sau.

+ Hai dòng 5, 6 cụ thể hóa, nhấn mạnh lời khẳng định của nhân vật trữ tình trong hai dòng 1, 2.

+ Dòng 4 (Hay hồn em phải gợn bóng u hoài) mới là ý định "dừng bước" của chàng trai. Còn dòng 8 (Cầu em được người tình như tôi đã yêu em) bộ lộ ý định "có vẻ" như dứt khoát hơn của chàng trai trong việc chấm dứt quan hệ.

- Căn cứ vào kết cấu của bài thơ, ta có thể bình giảng hai khổ thơ: tình yêu được giãi bày (bốn dòng thơ đầu), tâm tình của nhân vật trữ tình (bốn dòng thơ sau).

A. Tình yêu được giãi bày:

1. Các tầng nghĩa cho thấy "trật tự hợp lý" trong cách giãi bày tình cảm của nhân vật trữ tình. Trật tự dường như thông báo việc "rút lui", chối bỏ say mê, dập tắt ngọn lửa tình. Nhưng đó chỉ là bề ngoài, còn trong tận đáy sâu tâm hồn, "mạch cảm xúc" của nhân vật trữ tình vẫn cuồn cuộn chảy, không nén được như điệp khúc: Tôi yêu em.

- Lý trí bảo:

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài


Còn tình cảm muốn:

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,

2. Mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm bộ lộ nỗi day dứt, trăn trở và nhân vật trữ tình không tin rằng đây là mối tình không hy vọng. Mãnh lực của tình yêu không giảm mà tăng lên. Không những ngọn lửa tình chẳng tàn phai mà còn ngùn ngụt cháy. Cho nên trong đoạn thơ sau, nhà thơ viết:

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

B. Nhân vật trữ tình

1. Người đọc không biết được gì nhiều về tình cảm của em. Chỉ qua cách xưng hô và lời giãi bày của nhân vật trữ tình, người đọc mới đoán được chút ít thái độ tình cảm của em. Hình như quan hệ giữa em và nhân vật trữ tình có gì không ổn, có gì trở ngại:

Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng

2. Puskin không sử dụng những thủ pháp quen thuộc trong thơ nói chung và thơ tình nói riêng như ví von, nói bóng nói gió, dùng điển tích. Chất thơ ở đây thể hiện qua tình cảm chân thành, giản dị, cảm xúc mãnh liệt mà tế nhị:

Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen;
tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm.


3. Ghen tuông đi với tình yêu như hình với bóng. Puskin đã nói nhiều đến ghen tuông trong tình yêu, coi đó là "nỗi buồn đen tối" làm mụ mẫm đầu óc: Trên đời này không có trò tra tấn nào đau đớn hơn những dày vò khắc nghiệt của ghen tuông.
(Bản thảo Epghênhi Ônêghin)

Nhân vật trữ tình ở đây dịu dàng, tao nhã (âm thầm, không hy vọng, rụt rè) và nét nổi bật nhất trong tính cách là:

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,

Người ta bảo tình yêu thường rất ích kỷ. Nhân vật trữ tình cao thượng, trong sáng và tình yêu đã vượt lên trên thói ích kỷ:

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

Câu thơ này đưa tình yêu lên ngôi, làm chói sáng nhân cách con người. Thái độ cao thượng và trân trọng người tình thường được biểu lộ trong nhiều bài thơ của Puskin.


II. BÀI VĂN THAM KHẢO

[FONT=Arial !important] Pu-skin (1799 - 1837) là "Mặt trời của thi ca Nga". Trong cuộc đời ngắn ngủi, bất hạnh của mình, Pu-skin đã để lại cho đất nước Nga và cho nhân loại những áng thơ văn tuyệt vời. Ngoài những trường ca nổi tiếng như "Ru-xlan và Lút-mi-la", "Người tù Cáp-ca", "Những người Di-gan", "Ep-ghê-nhi Ô-nhê-ghin"... Pu-skin còn để lại 800 bài thơ trữ tình, trong đó có nhiều bài thơ tình nổi tiếng. Bài thơ tình "Tôi yêu em" là kiệt tác của Pu-skin:
[/FONT]
[FONT=Arial !important]
"Tôi yêu em; đến nay chừng có thể
[/FONT]
[FONT=Arial !important] Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
[/FONT]
[FONT=Arial !important] Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
[/FONT]
[FONT=Arial !important] Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
[/FONT]
[FONT=Arial !important] Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng
[/FONT]
[FONT=Arial !important] Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen;
[/FONT]
[FONT=Arial !important] Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm
[/FONT]
[FONT=Arial !important] Cầu em được người tình như tôi đã yêu em".[/FONT][FONT=Arial !important]
(Thuý Toàn dịch)
[/FONT]
[FONT=Arial !important]
Sự nhạy cảm là dấu hiệu của thiên tài. Dấu hiệu đó trước tiên biểu hiện ở việc mở đầu và kết thúc bài thơ. Nếu Pu-skin mở đầu bài thơ theo một cách khác thì bài thơ "Tôi yêu em" không còn là bài thơ trữ tình mà là một trường ca. Pu-skin đã cắt ngang thiên tình sử để tự sự và trữ tình. Mọi biến cố, mọi xúc cảm, thời gian và không gian đều được dồn nén lại:
[/FONT]
[FONT=Arial !important]
"Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
[/FONT]
[FONT=Arial !important] Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai".
[/FONT]
[FONT=Arial !important]
Có thể nói "Tôi yêu em..." là giai điệu chính của bài thơ. Động từ "yêu" trong nguyên tác đều dùng thì quá khứ đến hiện tại bằng hình ảnh "ngọn lửa tình". Hình tượng ngọn lửa vừa thể hiện sự nồng nhiệt của tình cảm, và diễn tả sự dài lâu, đằng đẵng của nhà thơ đối với người tình. Lối cắt ngang thiên tình sử để giải bày như vậy khiến cho bài thơ cô đọng, hàm súc. Tác giả không kể lể, chừng mực trong lối biểu hiện cảm xúc, mực thước, kín đáo là những nét nổi bật của phong cách cổ điển.
[/FONT]
[FONT=Arial !important] Giai điệu chính của bài thơ đã xuất hiện mà điều muốn nói chỉ mới được sửa soạn nói thôi, nghĩa là nó sẽ được nói qua những biến tấu trong giây phút thăng hoa của tâm hồn thi nhân. Pu-skin say đắm với người tình, mải mê kiếm tìm mộng đẹp, nhưng chỉ nhận được toàn cay đắng và não nề, cái mà người tình thi sĩ kiếm tìm được lại là thơ. "Tôi yêu em..." là thơ rồi, tôi thôi, không yêu em nữa là cũng để yêu em. Thơ tình của nhân loại chưa từng thấy những lời yêu của trái tim nhân hậu như thế này:
[/FONT]
[FONT=Arial !important]
"Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
[/FONT]
[FONT=Arial !important] Hay hồn em phải gợn bóng u hoài".
[/FONT]
[FONT=Arial !important]
Tưởng chừng như Pu-skin không dụng công làm thơ mà cấu tứ thật là mới mẻ. Tình mới mà thành thơ mới, tâm hồn cao thượng mà thành thơ cao thượng. "Tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ lẽ gì" đó là lời thơ trong nguyên tác. Nhà thơ đã chấp nhận thất bại, nhưng không phũ phàng, hằn học. Biến đau thương thành tình yêu thì thật lạ. Tứ thơ lớn cho nên không cần những lời hoa mĩ, không cần các biện pháp tu từ. Lời thơ dung dị mà thấm thía.
[/FONT]
[FONT=Arial !important] Bài thơ tình phát triển theo những biểu lộ mới mẻ của tình cảm và những nghịch lí:
[/FONT]
[FONT=Arial !important]
"Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng
[/FONT]
[FONT=Arial !important] Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen
[/FONT]
[FONT=Arial !important] Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm
[/FONT]
[FONT=Arial !important] Câu em được người tình như tôi đã yêu em".
[/FONT]
[FONT=Arial !important]
Sau khi giãi bày nghịch lí của tình yêu, nhà thơ sợ người đời hoài nghi về tình yêu chân thật của mình nên lại "phải nói":
[/FONT]
[FONT=Arial !important]
"Phải nói yêu, trăm bận đến nghìn lần".
[/FONT]
[FONT=Arial !important]
(Xuân Diệu)
[/FONT]
[FONT=Arial !important]
Chỉ có khác với Xuân Diệu là Pu-skin đã đẩy những lời yêu thương về quá khứ. Vì sao vậy? Vì bây giờ "tôi yêu em" hoặc "tôi mãi mãi yêu em" thì "em băn khoăn", "em buồn". Pu-skin "phải nói":
[/FONT]
[FONT=Arial !important]

"Tôi yêu em âm thầm không hi vọng
[/FONT]
[FONT=Arial !important] Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen
[/FONT]
[FONT=Arial !important] Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm".
[/FONT]
[FONT=Arial !important]
Nhà thơ đã chọn những chi tiết chính xác để bày tỏ lòng yêu của mình. "Tôi yêu em âm thầm", đó là một thứ tình yêu như sóng ngầm, như than hầm, nung nấu, cháy bỏng. Nhưng "không hi vọng", đây cũng là một sự thổ lộ thành thật. Thời đó Pu-skin có cầu hôn với một vài cô gái quý tộc thượng lưu nhưng đều bị khước từ. Pu-skin cũng là dòng dõi quý tộc nhưng đã bị sa sút, còn thiên tài thì là cái gì các nàng làm sao biết được, còn thi sĩ thì đối với các nàng coi cũng như "con hát" mua vui vậy thôi. Khốn nỗi nhà thi sĩ lại "yêu em", "tôi đã yêu em", làm sao cắt nghĩa được tình yêu, "tôi yêu em" thật thà đến "rụt rè". Cử chỉ nhỏ ấy lại là thước đo của lòng thành thật trong tình yêu đấy. Và cũng tầm thường như bất cứ một chàng trai đang yêu nào trên đời này "khi hậm hực lòng ghen".
[/FONT]
[FONT=Arial !important]
Đã nói rồi, nói lại:
[/FONT]
[FONT=Arial !important] "Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm".
[/FONT]
[FONT=Arial !important]
Nói lại như vậy là để nhấn mạnh những thanh âm cao vời sâu thẳm của tình yêu và cũng là để sửa soạn cho một "nghịch lí" mà cũng là một quan niệm tình yêu mới chưa từng có trên đời này nẩy nở:
[/FONT]
[FONT=Arial !important]
"Cầu em được người tình như tôi đã yêu em".
[/FONT]
[FONT=Arial !important] (Nguyên văn: Cầu Thượng đế cho em được người khác yêu cũng như thế).
[/FONT]
[FONT=Arial !important]
Tình yêu của Pu-skin nồng nàn, chân thành, đằm thắm và giờ đây còn thiêng liêng nữa. Nhưng cũng chỉ là những tình cảm nhân bản mà thôi.
[/FONT]
[FONT=Arial !important] Ví như tính chất thiêng liêng chẳng hạn, thì người bình dân ở phương Đông, trước cả Pu-skin đã biết cầu nguyện cho tình yêu:
[/FONT]
[FONT=Arial !important]
"Qua chùa núi Hó thắp bó nhang vàng
[/FONT]
[FONT=Arial !important] Xin cho bạn cũ lại hoàn như xưa".[/FONT][FONT=Arial !important]
(Ca dao)
[/FONT]
[FONT=Arial !important]
Chỉ có tinh thần cao thượng trong tình yêu của Pu-skin là mới mẻ. Còn từ đông sang tây, trong tình yêu tâm lí thông thường là (Yêu nhau thì ném bả trầu, - Ghét nhau ném đá vỡ đầu nhau ra - Ca dao).
[/FONT]
[FONT=Arial !important]
Tinh thần cao thượng của Pu-skin được diễn tả theo nhịp độ tăng cấp: không yêu em nữa là cũng để yêu em và cầu cho người tình (từ chối mình) được sống hạnh phúc trong tình yêu. Minh triết tình yêu đó là điều hết sức mới mẻ và tạo ra sức hấp dẫn lạ thường. Đấy là nhân cách cao thượng của Pu-skin, đấy cũng là tinh hoa của nền văn học Nga, một nền văn học nhân đạo và lí tưởng.
[/FONT]
[FONT=Arial !important]
Bài thơ "Tôi yêu em" thể hiện nhiều nét nghệ thuật tinh hoa của thơ Pu-skin. Lời thơ giản dị, giản dị đến mức trong suốt; hàm súc, mực thước, ít dùng mĩ từ mà vẫn gợi cảm. Sức mạnh của nhà thơ dồn ở cấu tứ lạ lùng đã chuyển tải được tình cảm, tư tưởng mới mẻ của thi nhân. Thơ tình của nhân loại chưa bao giờ được chứng kiến một thiên tình sử trong một hình thức nhỏ bé như vậy. Và cũng chưa bao giờ thơ tình của nhân loại đạt đến sự minh triết của tình yêu sáng chói như vậy. Pu-skin xứng đáng với sự ngợi ca của nhân dân Nga là thi sĩ thiên tài và là nhà tư tưởng lỗi lạc, người mở đường cho nền văn học Nga và người đặt nền móng cho tư tưởng nhân văn cao quý trong văn học Nga.
[/FONT]
[FONT=Arial !important]
Nguyễn Đức Quyền
[/FONT]
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top