Suy tim là khái niệm được nhắc đến khi khả năng hoạt động của tim không đủ để đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt của cơ thể. Trong suy tim, không chỉ những lúc bệnh nhân vận động mạnh mà cả khi nghỉ ngơi, căn bệnh suy tim có thể biểu hiện ra các triệu chứng sau đây:
1. Biểu hiện lâm sàng
Tim có hai buồng (tim phải và tim trái) có nhiệm vụ khác nhau nên người ta chia ra suy tim phải và suy tim trái.
1.1 Suy tim trái
Bệnh căn và bệnh sinh
Tất cả các bệnh làm ứ đọng máu trong thất trái hoặc làm cho thất trái phải làm việc nhiều đều gây suy tim trái, ví dụ:
Hở lỗ van hai lá: Mỗi lần tim bóp, có một lượng máu chạy lên nhĩ trái, không đi ra đại tuần hoàn,nên tim đáp ứng bằng cách bóp nhiều và mạnh vì thế lâu ngày dẫn tới suy tim.
Hở van động mạch chủ: Máu từ động mạch chủ trở lại tâm thất trái trong mỗi thì tâm trương nên ở mỗi thì tâm thu tim phải bóp mạnh đê bù lại khối lượng máu thiếu, từ chỗ phải làm việc nhiều mà đem lại kết quả ít làm tim trái bị suy.
Tăng huyết áp động mạch: Tim trái phải bóp mạnh để thắng áp lực tác động lên van động mạch chủ cũng như thắng sức cản của thành mạch tăng lên trong bệnh tăng huyết áp làm cho tim trái suy.
Bệnh nhồi máu cơ tim: Một phần cơ tim bị huỷ hoại do không được tưới máu vì tắc động mạch vành.
Bệnh viêm cơ tim, do thấp tim do nhiễm độc, nhiễm khuẩn làm cơ tim bị suy.
Triệu chứng cơ năng:
Triệu chứng chính là khó thở và ho. Lúc đầu người bệnh chỉ khó thở khi gắng sức, về sau nằm hoặc ngồi nghỉ cũng khó thở và ho, người bệnh có thể khạc ra đờm lẫn máu, có khi khó thở đến đột ngột như trong cơn hen tim, cơn phù phổi cấp, làm người bệnh khó thở dữ dội, hốt hoảng, ho ra đờm có bọt hồng, có khi bọt hồng tự trào ra miệng. Nếu ta nghe phổi sẽ thấy rất nhiều ran nổ nhỏ hạt rồi sau là ran ướt từ hai đáy phổi lan lên khắp hai trường phổi người
bệnh rất dễ bị tử vong (xem phần rối loạn chức năng).
Cơn đau ngực. Trường hợp này gặp trong suy tim vì viêm, hay tắc động mạch vành, người bệnh đau dữ dội sau xương ức lan ra cánh tay trái theo bờ trong hai cánh tay xuống tới hai ngón tay số 4 và số 5.
Triệu chứng thực thể:
Triệu chứng ở tim:
Tiếng tim nhỏ, mờ.
Nhịp tim nhanh.
Có thể thấy tiếng ngựa phi trái.
Tiếng thổi tâm thu nhẹ ở mỏm, ít lan, đây là tiếng thổi do hở van hai lá chức năng vì thất trái to ra.
Triệu chứng ở mạch:
Mạch nhỏ khó bắt.
Huyết áp tụt xuống, đặc biệt là số tối đa.
Tóm lại trong suy tim trái, ta thấy nổi bật lên các triệu chứng về phổi (từ khó thở qua cơn hen tim đến phù phổi cấp). Vì tim trái suy, tiểu tuần hoàn bị ứ máu nên bộ phận chịu ảnh hưởng đầu tiên là phổi. Trái lại trong suy tim phải, máu về tim phải khó nên ứ lại ở ngoại biên mà cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên là gan.
1.2 Suy tim phải
Bệnh căn, bệnh sinh
Tất cả các trường hợp gây cản trở cho sự đẩy máu từ tim phải lên phổi đều gây suy tim phải như:
Hẹp van hai lá: Nhĩ trái suy, áp lực tiểu tuần hoàn tăng lên vì ứ máu, do đó tim phải đẩy máu lên phổi khó khăn và dẫn tới suy.
Các bệnh phổi mạn tính như hen phế quản, khí thủng phổi, xơ phổi, giãn phế quản, dính màng phổi, v.v…các bệnh này đều dẫn tới hậu quả làm tăng áp lực mao mạch phổi nên tim phải dễ suy vì gắng sức nhiều.
Các bệnh tim bẩm sinh: Ví dụ hẹp động mạch phổi, tứ chứng Fallot đều làm tâm thất phì đại rồi suy.
Triệu chứng chức năng:
Hai triệu chứng chính là xanh tím và khó thở.
Xanh tím: Do lượng huyết cầu tố khử tăng lên, người bệnh bị tím ở niêm mạc như môi, lưỡi và ngoài da, có khi tím toàn thân.
Khó thở: Tùy theo tình trạng ứ trệ ở phổi mà người bệnh khó thở ít hoặc nhiều, nhưng không có cơn kịch phát.
Triệu chứng thực thể:
Là các triệu chứng ứ máu ngoại vi như:
Tĩnh mạch cổ nổi to và đập, nhất là khi người bệnh nằm: Nếu ta ấn tay vào gan rồ đẩy lên, ta sẽ thấy tĩnh mạch cổ nổi to hơn, đó là dấu hiệu phản hồi gan, tĩnh mạch cổ.
Biểu hiện gan:
Gan to, mặt nhẵn, sờ vào đau.
Gan nhỏ đi khi nghỉ ngơi, khi dùng thuốc lợi tiểu mạnh và thuốc trợ tim.
Gan to lại trong đợt suy tim sau, vì thế gọi là gan đàn xếp
Cuối cùng vì ứ máu lâu, gan không thu nhỏ được nữa và cứng: xơ gan tim.
Biểu hiện phù: Phù tim thường xuất hiện sớm, phù toàn thể kể cả ngoại vi, cả trong nội tạng.
Phụ ngoại vi: Phù mềm, lúc đầu ở chỗ thấp như hai chân, sau mới phù ở bụng, ngực.
Phù nội tạng: Xảy ra sau phù ngoại vi, dịch có thể ứ lại gây tràn dich màng bụng, tràn dịch màng phổi.
Dịch ở màng này là dịch thấm, lấy ra đem thử phản ứng Rivalta sẽ âm tính. Ngoài biểu hiện tràn dịch, nghe phổi còn có nhiều ran ẩm.
Biểu hiện ở thận: Người bệnh đái ít (200ml - 300ml/ngày), nước giải sẫm màu, có ít protein.
Biểu hiện ở tim: Khám tim sẽ thấy các triệu chứng của bệnh đã gây suy tim phải, có thể nghe thấy thêm một tiếng thổi tâm thu chức năng.
Biểu hiện ở mạch:
Mạch nhanh, huyết áp tối đa bình thường hoặc giảm, tối thiểu nặng.
Tốc độ tuần hoàn: Chậm lại, thời gian tay lưỡi và tay - phổi đều kéo dài.
1.3 Suy tim toàn bộ
Bệnh căn
Ngoài những nguyên do đã gây nên hai loại suy tim nói trên, còn các nguyên căn khác như:
Thấp tim toàn bộ (quá trình thấp gây tổn thương cơ tim và các màng ngoài, màng trong tim).
Thoái hoá cơ tim (chưa biết rõ nguyên nhân do thoái hoá), nhưng hậu quả là cơ tim bị tổn thương.
Thiếu máu nặng (làm cơ tim cũng bị thiếu máu).
Thiếu vitamin B (do ứ nước sâu là ứ trệ, rồi ứ nước ngay cả cơ tim).
Bệnh cường tuyến giáp trạng (do nhiễm độc bởi hoocmon tuyến giáp trạng).
Triệu chứng
Là bản bệnh án của suy tim phải ở thể nặng. Ta sẽ thấy:
Bệnh nhân khó thở thường xuyên ngồi cũng khó thở.
Phù toàn thân và nội tạng (có thể tràn dịch màng phổi, màng bụng).
Phổi có nhiều ran ướt.
Mạch nhanh, yếu, huyết áp tối đa hạ, tối thiểu nặng.
Áp lực tĩnh mạch tăng cao.
Tốc độ tuần hoàn chậm lại.
Các chuyên gia tim mạch cho rằng, suy tim là con đường chung của các bệnh về tim mạch, bao gồm những tổn thương thực thể và hệ thống tuần hoàn.
2.Biến chứng
Các biến chứng suy tim có thể gặp bao gồm:
Thận bị tổn thương. Suy tim có thể làm giảm lưu lượng máu đến thận, gây suy thận nếu không chữa trị. Thận bị tổn thương do suy tim có thể yêu cầu lọc máu để điều trị lâu dài.
Vấn đề ở van tim. Các van tim, giữ cho máu chảy theo hướng phù hợp thông qua trái tim, có thể trở nên hư hỏng từ máu và sự tích tụ chất lỏng từ suy tim.
Tổn thương gan. Suy tim có thể dẫn đến một sự tích tụ chất lỏng, tạo áp lực quá nhiều vào gan. Điều này sao lưu chất lỏng có thể dẫn đến sẹo, làm cho gan hoạt động tốt không tốt
Biến chứng suy tim gây đau tim và đột quỵ. Vì máu chảy qua tim chậm hơn trong suy tim hơn so với một trái tim bình thường, nhiều khả năng sẽ phát triển các cục máu đông, làm tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ
Có thể bạn muốn tìm hiểu: Giáo trình nội khoa cơ sở
1. Biểu hiện lâm sàng
Tim có hai buồng (tim phải và tim trái) có nhiệm vụ khác nhau nên người ta chia ra suy tim phải và suy tim trái.
1.1 Suy tim trái
Bệnh căn và bệnh sinh
Tất cả các bệnh làm ứ đọng máu trong thất trái hoặc làm cho thất trái phải làm việc nhiều đều gây suy tim trái, ví dụ:
Hở lỗ van hai lá: Mỗi lần tim bóp, có một lượng máu chạy lên nhĩ trái, không đi ra đại tuần hoàn,nên tim đáp ứng bằng cách bóp nhiều và mạnh vì thế lâu ngày dẫn tới suy tim.
Hở van động mạch chủ: Máu từ động mạch chủ trở lại tâm thất trái trong mỗi thì tâm trương nên ở mỗi thì tâm thu tim phải bóp mạnh đê bù lại khối lượng máu thiếu, từ chỗ phải làm việc nhiều mà đem lại kết quả ít làm tim trái bị suy.
Tăng huyết áp động mạch: Tim trái phải bóp mạnh để thắng áp lực tác động lên van động mạch chủ cũng như thắng sức cản của thành mạch tăng lên trong bệnh tăng huyết áp làm cho tim trái suy.
Bệnh nhồi máu cơ tim: Một phần cơ tim bị huỷ hoại do không được tưới máu vì tắc động mạch vành.
Bệnh viêm cơ tim, do thấp tim do nhiễm độc, nhiễm khuẩn làm cơ tim bị suy.
Triệu chứng cơ năng:
Triệu chứng chính là khó thở và ho. Lúc đầu người bệnh chỉ khó thở khi gắng sức, về sau nằm hoặc ngồi nghỉ cũng khó thở và ho, người bệnh có thể khạc ra đờm lẫn máu, có khi khó thở đến đột ngột như trong cơn hen tim, cơn phù phổi cấp, làm người bệnh khó thở dữ dội, hốt hoảng, ho ra đờm có bọt hồng, có khi bọt hồng tự trào ra miệng. Nếu ta nghe phổi sẽ thấy rất nhiều ran nổ nhỏ hạt rồi sau là ran ướt từ hai đáy phổi lan lên khắp hai trường phổi người
bệnh rất dễ bị tử vong (xem phần rối loạn chức năng).
Cơn đau ngực. Trường hợp này gặp trong suy tim vì viêm, hay tắc động mạch vành, người bệnh đau dữ dội sau xương ức lan ra cánh tay trái theo bờ trong hai cánh tay xuống tới hai ngón tay số 4 và số 5.
Triệu chứng thực thể:
Triệu chứng ở tim:
Tiếng tim nhỏ, mờ.
Nhịp tim nhanh.
Có thể thấy tiếng ngựa phi trái.
Tiếng thổi tâm thu nhẹ ở mỏm, ít lan, đây là tiếng thổi do hở van hai lá chức năng vì thất trái to ra.
Triệu chứng ở mạch:
Mạch nhỏ khó bắt.
Huyết áp tụt xuống, đặc biệt là số tối đa.
Tóm lại trong suy tim trái, ta thấy nổi bật lên các triệu chứng về phổi (từ khó thở qua cơn hen tim đến phù phổi cấp). Vì tim trái suy, tiểu tuần hoàn bị ứ máu nên bộ phận chịu ảnh hưởng đầu tiên là phổi. Trái lại trong suy tim phải, máu về tim phải khó nên ứ lại ở ngoại biên mà cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên là gan.
1.2 Suy tim phải
Bệnh căn, bệnh sinh
Tất cả các trường hợp gây cản trở cho sự đẩy máu từ tim phải lên phổi đều gây suy tim phải như:
Hẹp van hai lá: Nhĩ trái suy, áp lực tiểu tuần hoàn tăng lên vì ứ máu, do đó tim phải đẩy máu lên phổi khó khăn và dẫn tới suy.
Các bệnh phổi mạn tính như hen phế quản, khí thủng phổi, xơ phổi, giãn phế quản, dính màng phổi, v.v…các bệnh này đều dẫn tới hậu quả làm tăng áp lực mao mạch phổi nên tim phải dễ suy vì gắng sức nhiều.
Các bệnh tim bẩm sinh: Ví dụ hẹp động mạch phổi, tứ chứng Fallot đều làm tâm thất phì đại rồi suy.
Triệu chứng chức năng:
Hai triệu chứng chính là xanh tím và khó thở.
Xanh tím: Do lượng huyết cầu tố khử tăng lên, người bệnh bị tím ở niêm mạc như môi, lưỡi và ngoài da, có khi tím toàn thân.
Khó thở: Tùy theo tình trạng ứ trệ ở phổi mà người bệnh khó thở ít hoặc nhiều, nhưng không có cơn kịch phát.
Triệu chứng thực thể:
Là các triệu chứng ứ máu ngoại vi như:
Tĩnh mạch cổ nổi to và đập, nhất là khi người bệnh nằm: Nếu ta ấn tay vào gan rồ đẩy lên, ta sẽ thấy tĩnh mạch cổ nổi to hơn, đó là dấu hiệu phản hồi gan, tĩnh mạch cổ.
Biểu hiện gan:
Gan to, mặt nhẵn, sờ vào đau.
Gan nhỏ đi khi nghỉ ngơi, khi dùng thuốc lợi tiểu mạnh và thuốc trợ tim.
Gan to lại trong đợt suy tim sau, vì thế gọi là gan đàn xếp
Cuối cùng vì ứ máu lâu, gan không thu nhỏ được nữa và cứng: xơ gan tim.
Biểu hiện phù: Phù tim thường xuất hiện sớm, phù toàn thể kể cả ngoại vi, cả trong nội tạng.
Phụ ngoại vi: Phù mềm, lúc đầu ở chỗ thấp như hai chân, sau mới phù ở bụng, ngực.
Phù nội tạng: Xảy ra sau phù ngoại vi, dịch có thể ứ lại gây tràn dich màng bụng, tràn dịch màng phổi.
Dịch ở màng này là dịch thấm, lấy ra đem thử phản ứng Rivalta sẽ âm tính. Ngoài biểu hiện tràn dịch, nghe phổi còn có nhiều ran ẩm.
Biểu hiện ở thận: Người bệnh đái ít (200ml - 300ml/ngày), nước giải sẫm màu, có ít protein.
Biểu hiện ở tim: Khám tim sẽ thấy các triệu chứng của bệnh đã gây suy tim phải, có thể nghe thấy thêm một tiếng thổi tâm thu chức năng.
Biểu hiện ở mạch:
Mạch nhanh, huyết áp tối đa bình thường hoặc giảm, tối thiểu nặng.
Tốc độ tuần hoàn: Chậm lại, thời gian tay lưỡi và tay - phổi đều kéo dài.
1.3 Suy tim toàn bộ
Bệnh căn
Ngoài những nguyên do đã gây nên hai loại suy tim nói trên, còn các nguyên căn khác như:
Thấp tim toàn bộ (quá trình thấp gây tổn thương cơ tim và các màng ngoài, màng trong tim).
Thoái hoá cơ tim (chưa biết rõ nguyên nhân do thoái hoá), nhưng hậu quả là cơ tim bị tổn thương.
Thiếu máu nặng (làm cơ tim cũng bị thiếu máu).
Thiếu vitamin B (do ứ nước sâu là ứ trệ, rồi ứ nước ngay cả cơ tim).
Bệnh cường tuyến giáp trạng (do nhiễm độc bởi hoocmon tuyến giáp trạng).
Triệu chứng
Là bản bệnh án của suy tim phải ở thể nặng. Ta sẽ thấy:
Bệnh nhân khó thở thường xuyên ngồi cũng khó thở.
Phù toàn thân và nội tạng (có thể tràn dịch màng phổi, màng bụng).
Phổi có nhiều ran ướt.
Mạch nhanh, yếu, huyết áp tối đa hạ, tối thiểu nặng.
Áp lực tĩnh mạch tăng cao.
Tốc độ tuần hoàn chậm lại.
Các chuyên gia tim mạch cho rằng, suy tim là con đường chung của các bệnh về tim mạch, bao gồm những tổn thương thực thể và hệ thống tuần hoàn.
2.Biến chứng
Các biến chứng suy tim có thể gặp bao gồm:
Thận bị tổn thương. Suy tim có thể làm giảm lưu lượng máu đến thận, gây suy thận nếu không chữa trị. Thận bị tổn thương do suy tim có thể yêu cầu lọc máu để điều trị lâu dài.
Vấn đề ở van tim. Các van tim, giữ cho máu chảy theo hướng phù hợp thông qua trái tim, có thể trở nên hư hỏng từ máu và sự tích tụ chất lỏng từ suy tim.
Tổn thương gan. Suy tim có thể dẫn đến một sự tích tụ chất lỏng, tạo áp lực quá nhiều vào gan. Điều này sao lưu chất lỏng có thể dẫn đến sẹo, làm cho gan hoạt động tốt không tốt
Biến chứng suy tim gây đau tim và đột quỵ. Vì máu chảy qua tim chậm hơn trong suy tim hơn so với một trái tim bình thường, nhiều khả năng sẽ phát triển các cục máu đông, làm tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ
Có thể bạn muốn tìm hiểu: Giáo trình nội khoa cơ sở