H
HuyNam
Guest
Xa gia đình, vừa mới nhập học, nên các tân sinh viên thường hay suy nghĩ về các mối quan hệ mới, nhất là “tình bạn”. Hiện tại, hẳn bạn sinh viên năm 1 nào cũng đã tìm được cho mình vài người bạn phù hợp để trò chuyện, tâm sự.
Môi trường đại học không cho phép bạn sống đơn độc, nhất là khi có những buổi thảo luận, thuyết trình, làm việc theo nhóm. Không khó để kết giao bạn bè, nhưng không dễ để duy trì được một tình bạn tốt đẹp. Mặt khác, do chưa hiểu nhau nhiều, và cũng đã chín chắn hơn so với thời học sinh, nên đôi khi việc vun đắp tình bạn là một điều nan giải, vì không phải ai cũng hiểu được thiện chí của mình
Do vậy, muốn nghiêm túc xây dựng tình bạn, các “tân sinh viên” nên tuân theo những quy tắc sau:
Không nên phân biệt nguồn gốc
Sinh viên trong lớp đến từ mọi miền đất nước, do vậy việc không lắng nghe được giọng của nhau hay không phù hợp trong một số quan điểm là chuyện đương nhiên. Dù vậy, không được chê bai nguồn gốc của nhau và tự cho rằng quê hương mình mới tuyệt vời nhất. Ai cũng có quyền tự hào về xuất xứ của mình, nhưng đồng thời cũng phải biết tôn trọng và lắng nghe nhau nữa.
Hòa nhập không được thì hãy cố thích nghi
B.My (sinh viên ĐH KHXH & NV) nói: “Thấy mấy bạn thành phố có vẻ như cái gì cũng biết, từ cách thuyết trình rất tự tin cho đến kĩ năng lướt web tìm tài liệu, trong khi hiện tại địa chỉ mail của mình còn chưa có, cách học cũng máy móc, mình cảm thấy lạc lõng và sợ bị bỏ xa”.
Theo kinh nghiệm của các sinh viên trước, nếu bạn không thể hòa nhập, bạn phải cố thích nghi với môi trường. Đành rằng không thể thay đổi được ngay, nhưng chỉ cần bạn biết cố gắng học hỏi, vượt qua khó khăn, thì vài tháng sau, bạn sẽ thuần thục các kĩ năng cần có, thông qua sự giúp đỡ của bạn bè.
Tuy nhiên, nên hỏi họ khi đã hết giờ tan học. Một số bạn sinh viên than phiền rằng họ rất khó chịu khi bị “những người bạn mới” hỏi vài câu “chẳng biết trả lời kiểu gì”, ví dụ: “Bạn ơi, muốn vào web thì làm sao? Xài Word thì xài thế nào?”. Đôi khi những câu hỏi như thế rất dễ khiến người khác bực dọc khi họ đang bận.
Ngoài ra, tránh tự ti mặc cảm. Bạn càng khép mình, thì bạn càng khước từ nhiều cơ hội được giao lưu với những người bạn thú vị.
Tránh bác bỏ ý kiến
Chính vì là sinh viên mới, xa nhà, khác hoàn cảnh, nên khi tụm lại, họ sẽ có rất nhiều chuyện để nói, để chia sẻ cùng nhau. Trong quá trình trò chuyện, hạn chế kể lể về bản thân quá mức hoặc bác bỏ ý kiến của người khác, khư khư giữ quan điểm của riêng mình. Những người bạn mới sẽ nghĩ thầm: “Người này tự tôn quá”.
Khi có điều gì không hài lòng, nhưng bạn chưa chắc về điều đó, hãy im lặng. Có đôi khi những hành động không kịp suy nghĩ sẽ gây ra hậu quả to lớn mà bạn muốn sửa chữa cũng rất khó.
Không thể hiện bản thân thái quá
Bạn có thể tự tin, hoạt bát, giao tiếp tốt, hát hay, giọng đẹp, năng động, cá tính, nhưng bạn không nên thể hiện tất cả những điều đó đồng loạt hay tạo ấn tượng để làm mình trở nên nổi bật. Một số bạn, vào đầu năm thường gây ấn tượng mạnh bởi sự tự tin quá đà, có đôi khi kiểu cách như thể họ là tuyệt nhất, là giỏi giang nhất. Điều đó không hay. Chỉ nên bộc lộ trong điều kiện cụ thể, hoàn cảnh thích hợp. Đôi khi những tình huống thể hiện ngẫu nhiên lại khiến mọi người yêu mến bạn hơn.
Tránh ăn mặc “quá khác so với thời học sinh”. Điều đó dễ tạo khoảng cách xa so với bạn bè.
Chọn những người bạn cùng sở trường
Tính bạn hòa đồng, vui tươi, hãy tìm những người bạn cởi mở như bạn. Còn với những ai chững chạc, thì hãy tìm những người “cùng chung chí hướng” với mình. Khi được đồng cảm, bạn sẽ thấy tự tin và ấm áp hơn khi gặp nhiều vấn đề phát sinh trong môi trường mới.
Giao lưu
Cùng đi ăn, cùng trò chuyện và tán gẫu, hay đi tham gia một buổi học kĩ năng sống chẳng hạn. Nếu đã có những người bạn mới, mà họ rủ đi ăn cũng lắc đầu, rủ đi tham gia tình nguyện cũng từ chối, thì tình bạn ấy sẽ chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn mà thôi. Việc có được một tình bạn tốt và bền vững hay không, tùy thuộc vào chính bản thân bạn. Chỉ cần bạn mở lòng, sống tốt, hay cười, thường xuyên giúp đỡ bạn bè…, thì chẳng ai khước từ một người đáng yêu như bạn.
Theo Mực Tím
Môi trường đại học không cho phép bạn sống đơn độc, nhất là khi có những buổi thảo luận, thuyết trình, làm việc theo nhóm. Không khó để kết giao bạn bè, nhưng không dễ để duy trì được một tình bạn tốt đẹp. Mặt khác, do chưa hiểu nhau nhiều, và cũng đã chín chắn hơn so với thời học sinh, nên đôi khi việc vun đắp tình bạn là một điều nan giải, vì không phải ai cũng hiểu được thiện chí của mình
Do vậy, muốn nghiêm túc xây dựng tình bạn, các “tân sinh viên” nên tuân theo những quy tắc sau:
Không nên phân biệt nguồn gốc
Sinh viên trong lớp đến từ mọi miền đất nước, do vậy việc không lắng nghe được giọng của nhau hay không phù hợp trong một số quan điểm là chuyện đương nhiên. Dù vậy, không được chê bai nguồn gốc của nhau và tự cho rằng quê hương mình mới tuyệt vời nhất. Ai cũng có quyền tự hào về xuất xứ của mình, nhưng đồng thời cũng phải biết tôn trọng và lắng nghe nhau nữa.
Hòa nhập không được thì hãy cố thích nghi
B.My (sinh viên ĐH KHXH & NV) nói: “Thấy mấy bạn thành phố có vẻ như cái gì cũng biết, từ cách thuyết trình rất tự tin cho đến kĩ năng lướt web tìm tài liệu, trong khi hiện tại địa chỉ mail của mình còn chưa có, cách học cũng máy móc, mình cảm thấy lạc lõng và sợ bị bỏ xa”.
Theo kinh nghiệm của các sinh viên trước, nếu bạn không thể hòa nhập, bạn phải cố thích nghi với môi trường. Đành rằng không thể thay đổi được ngay, nhưng chỉ cần bạn biết cố gắng học hỏi, vượt qua khó khăn, thì vài tháng sau, bạn sẽ thuần thục các kĩ năng cần có, thông qua sự giúp đỡ của bạn bè.
Tuy nhiên, nên hỏi họ khi đã hết giờ tan học. Một số bạn sinh viên than phiền rằng họ rất khó chịu khi bị “những người bạn mới” hỏi vài câu “chẳng biết trả lời kiểu gì”, ví dụ: “Bạn ơi, muốn vào web thì làm sao? Xài Word thì xài thế nào?”. Đôi khi những câu hỏi như thế rất dễ khiến người khác bực dọc khi họ đang bận.
Ngoài ra, tránh tự ti mặc cảm. Bạn càng khép mình, thì bạn càng khước từ nhiều cơ hội được giao lưu với những người bạn thú vị.
Tránh bác bỏ ý kiến
Chính vì là sinh viên mới, xa nhà, khác hoàn cảnh, nên khi tụm lại, họ sẽ có rất nhiều chuyện để nói, để chia sẻ cùng nhau. Trong quá trình trò chuyện, hạn chế kể lể về bản thân quá mức hoặc bác bỏ ý kiến của người khác, khư khư giữ quan điểm của riêng mình. Những người bạn mới sẽ nghĩ thầm: “Người này tự tôn quá”.
Khi có điều gì không hài lòng, nhưng bạn chưa chắc về điều đó, hãy im lặng. Có đôi khi những hành động không kịp suy nghĩ sẽ gây ra hậu quả to lớn mà bạn muốn sửa chữa cũng rất khó.
Không thể hiện bản thân thái quá
Bạn có thể tự tin, hoạt bát, giao tiếp tốt, hát hay, giọng đẹp, năng động, cá tính, nhưng bạn không nên thể hiện tất cả những điều đó đồng loạt hay tạo ấn tượng để làm mình trở nên nổi bật. Một số bạn, vào đầu năm thường gây ấn tượng mạnh bởi sự tự tin quá đà, có đôi khi kiểu cách như thể họ là tuyệt nhất, là giỏi giang nhất. Điều đó không hay. Chỉ nên bộc lộ trong điều kiện cụ thể, hoàn cảnh thích hợp. Đôi khi những tình huống thể hiện ngẫu nhiên lại khiến mọi người yêu mến bạn hơn.
Tránh ăn mặc “quá khác so với thời học sinh”. Điều đó dễ tạo khoảng cách xa so với bạn bè.
Chọn những người bạn cùng sở trường
Bí quyết xây dựng tình bạn thời sinh viên
Tính bạn hòa đồng, vui tươi, hãy tìm những người bạn cởi mở như bạn. Còn với những ai chững chạc, thì hãy tìm những người “cùng chung chí hướng” với mình. Khi được đồng cảm, bạn sẽ thấy tự tin và ấm áp hơn khi gặp nhiều vấn đề phát sinh trong môi trường mới.
Giao lưu
Cùng đi ăn, cùng trò chuyện và tán gẫu, hay đi tham gia một buổi học kĩ năng sống chẳng hạn. Nếu đã có những người bạn mới, mà họ rủ đi ăn cũng lắc đầu, rủ đi tham gia tình nguyện cũng từ chối, thì tình bạn ấy sẽ chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn mà thôi. Việc có được một tình bạn tốt và bền vững hay không, tùy thuộc vào chính bản thân bạn. Chỉ cần bạn mở lòng, sống tốt, hay cười, thường xuyên giúp đỡ bạn bè…, thì chẳng ai khước từ một người đáng yêu như bạn.
Theo Mực Tím