BÍ QUYẾT ÔN THI CỦA CÁC THỦ KHOA
Vào thời điểm này năm trước, họ cũng lo lắng, phân vân trong việc chọn trường, chọn ngành đăng ký dự thi. Tuy nhiên, với phương pháp học sáng tạo và nỗ lực hết mình, họ đã trở thành những thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2011.Nháp trên đề, tập bấm máy tính nhanh
Vượt qua rất nhiều thí sinh với số điểm gần tuyệt đối 29,25 điểm trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011, thủ khoa Hoàng Văn Quý - sinh viên khoa Việt - Pháp Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã khiêm tốn chia sẻ phương pháp học để đạt được thành tích đáng khâm phục.
“Nỗ lực hết khả năng thì sẽ không hối tiếc điều gì”, Quý nói.
Khi được hỏi về cách ôn luyện để đạt kết quả cao, Quý cho hay, trước hết, trong quá trình ôn thi, các bạn không nên thức khuya kiểu “cày đêm” vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý.
Tốt nhất nên ngồi vào bàn học lúc 19 giờ và kết thúc trước 23 giờ. Phương pháp học của Quý là “Ăn no, ngủ kỹ nhưng tỉnh táo làm bài”, tức là việc giải bài tập, ôn lý thuyết phải thật tập trung ở một khoảng thời gian nhất định.
Đối với từng môn thi khối A, Quý chia sẻ, khi làm bài thi, kể cả thi thử và thi thật thì nên nháp luôn trên đề và tập bấm máy tính nhanh. Rất nhiều lần, bản thân Quý ra khỏi phòng thi với tờ rất nháp còn trắng tinh nhưng kết quả đạt được thì rất tốt.
Ngoài ra, kinh nghiệm của Quý là không nên lưu luyến, phân tâm khi đã đưa ra câu trả lời của mình, làm xong câu nào thì yên tâm câu đó.
Làm càng nhiều càng tốt!
Chàng lớp trưởng nhỏ thó nhưng hoạt bát của khoa Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM đã có buổi chia sẻ bí quyết ôn thi đầy thú vị.
Phan Tấn Tuyền bên bàn học
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất miền Trung nắng gió, bố mẹ đều làm nghề nông, Phan Tấn Tuyền (Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) đã nỗ lực hết mình để trở thành thủ khoa năm 2011 với số điểm 24,5.
Nói về bí quyết ôn luyện, Tuyền vui vẻ: “Tạo tâm lý thoải mái bằng suy nghĩ không nhất thiết phải đậu ĐH là bí quyết ôn luyện của mình”.
Phương châm này có vẻ hơi nghịch lý nhưng nó đã giúp cậu học trò của Trường THPT Tư Nghĩa II vượt qua kỳ thi ĐH một cách xuất sắc.
Trong 3 môn khối A, lý là môn học Tuyền thích nhất. Nói về phương pháp học môn này, Tuyền cho biết: “Ôn lý thuyết từng chương trong sách giáo khoa, nhớ kỹ các công thức cơ bản và quan trọng. Sau đó, mua sách chuyên đề về giải các bài tập. Làm bài tập càng nhiều càng tốt, làm từ bài dễ đến bài khó và nắm các cách giải hay nhất”.
Đối với môn toán thì tìm hiểu các dạng đề năm ngoái, đầu tư vào sở trường nhiều hơn sở đoản. Tức là tập trung nhiều vào những phần học mà bản thân nắm vững kiến thức.
Phan Tấn Tuyền chia sẻ thêm: “Thời gian một tháng trước khi thi ĐH-CĐ, các bạn nên tổ chức học nhóm giải đề. Nhóm này chỉ cần từ 3 - 4 bạn. Lên mạng tải đề về và phân bổ thời gian làm bài độc lập với nhau. Sau đó, từng người trình bày cách giải, cách giải nào hay nhất sẽ chọn chia sẻ cho cả nhóm. Trong quá trình trao đổi đáp án, mỗi người sẽ rèn luyện được khả năng tranh luận, phản biện và tư duy. Phương pháp học này rất hiệu quả trong việc ghi nhớ và bổ sung kiến thức còn thiếu của bản thân”.
"Học đường dài"
Đó là chia sẻ của thủ khoa khối C năm 2011 (24.5 điểm) Võ Thị Hường, sinh viên khoa Báo chí và Truyền thông Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.
Võ Thị Hường, thủ khoa Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM
Hường cho biết: “Khối C không đơn giản chỉ là thuộc bài. Phương pháp học để đạt hiệu quả cao là học ôn lâu dài, không nên theo kiểu “nước đến chân mới nhảy”. Tránh học kiểu máy móc, học vẹt mà nên lập đề cương cho từng môn. Nói chung thời điểm này phải căng tất cả các giác quan của bản thân để ôn luyện.
Theo quan điểm của Hường, khối xã hội hay khối tự nhiên cũng cần lập đề cương, vạch ý cho rõ ràng. Khối xã hội có đặc thù riêng là không những phải nắm vững phương pháp học mà còn phải nhớ chính xác các sự kiện.
Chẳng hạn như môn sử, ngoài học kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa thì cần kết hợp với việc giải các bộ đề. Với môn địa lý, trong quá trình học bạn nên kết hợp học với Atlat, bản đồ địa lý Việt Nam. Riêng với môn văn, không bỏ qua các kênh dạy bổ túc kiến thức trên truyền hình. Ngoài ra. thường xuyên xem thời sự, đọc báo sẽ giúp bạn có khả năng tốt về dạng văn nghị luận xã hội.
Mặc dù có xuất phát điểm khác nhau, phương pháp ôn thi ĐH-CĐ không như nhau nhưng các thủ khoa vừa nêu trên đều có điểm chung là tận dụng sở trường và nỗ lực hết mình để chạm đến ước mơ mà bản thân các bạn đã đặt ra.
Vượt qua rất nhiều thí sinh với số điểm gần tuyệt đối 29,25 điểm trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011, thủ khoa Hoàng Văn Quý - sinh viên khoa Việt - Pháp Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã khiêm tốn chia sẻ phương pháp học để đạt được thành tích đáng khâm phục.
“Nỗ lực hết khả năng thì sẽ không hối tiếc điều gì”, Quý nói.
Khi được hỏi về cách ôn luyện để đạt kết quả cao, Quý cho hay, trước hết, trong quá trình ôn thi, các bạn không nên thức khuya kiểu “cày đêm” vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý.
Tốt nhất nên ngồi vào bàn học lúc 19 giờ và kết thúc trước 23 giờ. Phương pháp học của Quý là “Ăn no, ngủ kỹ nhưng tỉnh táo làm bài”, tức là việc giải bài tập, ôn lý thuyết phải thật tập trung ở một khoảng thời gian nhất định.
Đối với từng môn thi khối A, Quý chia sẻ, khi làm bài thi, kể cả thi thử và thi thật thì nên nháp luôn trên đề và tập bấm máy tính nhanh. Rất nhiều lần, bản thân Quý ra khỏi phòng thi với tờ rất nháp còn trắng tinh nhưng kết quả đạt được thì rất tốt.
Ngoài ra, kinh nghiệm của Quý là không nên lưu luyến, phân tâm khi đã đưa ra câu trả lời của mình, làm xong câu nào thì yên tâm câu đó.
Làm càng nhiều càng tốt!
Chàng lớp trưởng nhỏ thó nhưng hoạt bát của khoa Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM đã có buổi chia sẻ bí quyết ôn thi đầy thú vị.
Phan Tấn Tuyền bên bàn học
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất miền Trung nắng gió, bố mẹ đều làm nghề nông, Phan Tấn Tuyền (Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) đã nỗ lực hết mình để trở thành thủ khoa năm 2011 với số điểm 24,5.
Nói về bí quyết ôn luyện, Tuyền vui vẻ: “Tạo tâm lý thoải mái bằng suy nghĩ không nhất thiết phải đậu ĐH là bí quyết ôn luyện của mình”.
Phương châm này có vẻ hơi nghịch lý nhưng nó đã giúp cậu học trò của Trường THPT Tư Nghĩa II vượt qua kỳ thi ĐH một cách xuất sắc.
Trong 3 môn khối A, lý là môn học Tuyền thích nhất. Nói về phương pháp học môn này, Tuyền cho biết: “Ôn lý thuyết từng chương trong sách giáo khoa, nhớ kỹ các công thức cơ bản và quan trọng. Sau đó, mua sách chuyên đề về giải các bài tập. Làm bài tập càng nhiều càng tốt, làm từ bài dễ đến bài khó và nắm các cách giải hay nhất”.
Đối với môn toán thì tìm hiểu các dạng đề năm ngoái, đầu tư vào sở trường nhiều hơn sở đoản. Tức là tập trung nhiều vào những phần học mà bản thân nắm vững kiến thức.
Phan Tấn Tuyền chia sẻ thêm: “Thời gian một tháng trước khi thi ĐH-CĐ, các bạn nên tổ chức học nhóm giải đề. Nhóm này chỉ cần từ 3 - 4 bạn. Lên mạng tải đề về và phân bổ thời gian làm bài độc lập với nhau. Sau đó, từng người trình bày cách giải, cách giải nào hay nhất sẽ chọn chia sẻ cho cả nhóm. Trong quá trình trao đổi đáp án, mỗi người sẽ rèn luyện được khả năng tranh luận, phản biện và tư duy. Phương pháp học này rất hiệu quả trong việc ghi nhớ và bổ sung kiến thức còn thiếu của bản thân”.
"Học đường dài"
Đó là chia sẻ của thủ khoa khối C năm 2011 (24.5 điểm) Võ Thị Hường, sinh viên khoa Báo chí và Truyền thông Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.
Võ Thị Hường, thủ khoa Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM
Hường cho biết: “Khối C không đơn giản chỉ là thuộc bài. Phương pháp học để đạt hiệu quả cao là học ôn lâu dài, không nên theo kiểu “nước đến chân mới nhảy”. Tránh học kiểu máy móc, học vẹt mà nên lập đề cương cho từng môn. Nói chung thời điểm này phải căng tất cả các giác quan của bản thân để ôn luyện.
Theo quan điểm của Hường, khối xã hội hay khối tự nhiên cũng cần lập đề cương, vạch ý cho rõ ràng. Khối xã hội có đặc thù riêng là không những phải nắm vững phương pháp học mà còn phải nhớ chính xác các sự kiện.
Chẳng hạn như môn sử, ngoài học kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa thì cần kết hợp với việc giải các bộ đề. Với môn địa lý, trong quá trình học bạn nên kết hợp học với Atlat, bản đồ địa lý Việt Nam. Riêng với môn văn, không bỏ qua các kênh dạy bổ túc kiến thức trên truyền hình. Ngoài ra. thường xuyên xem thời sự, đọc báo sẽ giúp bạn có khả năng tốt về dạng văn nghị luận xã hội.
Mặc dù có xuất phát điểm khác nhau, phương pháp ôn thi ĐH-CĐ không như nhau nhưng các thủ khoa vừa nêu trên đều có điểm chung là tận dụng sở trường và nỗ lực hết mình để chạm đến ước mơ mà bản thân các bạn đã đặt ra.
Nguồn: 24h.com.vn
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: