1. Vẽ sơ đồ tư duy các giai đoạn lịch sử
Để học thuộc và ghi nhớ hàng trăm các mốc, sự kiện lịch sử lớp 10 là điều không hề dễ dàng. Điều này đòi hỏi các em học sinh cần có phương pháp, cách học tập đúng đắn. Một trong những phương pháp mà các em có thể sử dụng chính là vẽ sơ đồ tư duy lịch sử, xâu chuỗi các sự kiện với nhau đảm bảo tính thống nhất, logic theo trình tự thời gian. Học sinh nên vẽ sơ đồ tia của các giai đoạn, sự kiện, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của sự kiện đó để có thể nhớ kiến thức một cách khái quát nhất.
Sơ đồ tư duy
2. Dùng giấy nhớ
Một trong những phương pháp khá thú vị để giúp học sinh nhớ lâu kiến thức môn Lịch sử lớp 10 đó chính là ghi những sự kiện, mốc thời gian lên những tờ giấy ghi chú và dán ở vị trí mà chúng ta thường hay qua lại. Mỗi lần đi qua, các em sẽ dừng lại đọc qua môt lần, cứ lặp đi lặp lại như vậy thì các em sẽ khắc sâu những kiến thức đã được đọc. Biện pháp này khá dễ thực hiện mà kết quả lại đem lại rất cao nên các em học sinh có thể áp dụng để giúp mình học tốt Lịch sử hơn.
3 Ghi ra giấy nháp
Chỉ cầm quyển sách, quyển vở rồi học thuộc các ý trong đó thì các em học sinh có thể nhớ ngay lúc đó nhưng để qua 1-2 ngày hôm sau thì sẽ quên ngay. Thực tế cho thấy việc học sinh ghi chép về một nội dung kiến thức nào đó thì độ nhớ sẽ cao hơn gấp 5 lần so với học bằng miệng thông thường. Chính bởi vậy muốn học nhanh thuộc và nhớ lâu các kiến thức lịch sử thì mỗi học sinh cần chuẩn bị cho mình giấy bút đầy đủ để ghi ra nháp những ý chính. Đây là bí quyết mà rất nhiều thủ khoa khối C chia sẻ kinh nghiệm học tập để đạt được điểm cao khi làm bài thi Lịch sử.
4 Lựa chọn thời điểm học phù hợp
Thời điểm học bài đóng vai trò quan trọng trong việc ghi nhớ, khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. Không nên học vào những thời điểm mà cơ thể quá mệt mỏi uể oải vì như vậy thì khả năng ghi nhớ kiến thức sẽ bị hạn chế đi rất nhiều. Tốt nhất học sinh chỉ nên học vào những lúc thực sự đầu óc được thư giãn. Thời gian học để có thể tiếp thu kiến thức nhiều nhất là buổi sáng sớm (5-7 giờ) và buổi tối từ 19- 22 giờ.
5. Học trên bản đồ
Học qua hình ảnh bao giờ cũng dễ dàng và thú vị hơn rất nhiều so với việc chúng ta chỉ chăm chăm vào những trang giấy, trang sách đầy chữ. Lich sử là môn học xã hội nhiều mốc sự kiện thời gian lịch sử vô cùng khó nhớ, việc học thuộc là điều vô cùng khó khăn.
Cách tốt nhất là chúng ta cần lựa chọn cách học mà mình cảm thấy thoải mái nhất, chẳng hạn học với bản đồ. Việc học với bản đồ thích hợp cho những nội dung kiến thức lịch sử liên quan đến diễn biến của một cuộc chiến dịch, tấn công nào đó.
Chẳng hạn để học về diễn biến trận đánh Điện Biên Phủ 1954, ta có thể nhìn bản đồ và hình dung được toàn bộ không gian trận đánh, thấy được các mũi tiến công của ta, hướng đi của giặc, căn cứ điểm quan trọng… Hiểu được bản chất sẽ khiến học sinh nhơ kiến thức lâu hơn rất nhiều.
6 Đối chiếu lại những gì đã học
Để học và nhớ lâu môn Lịch sử, hãy viết lại những gì đã học và đối chiếu. Học thuộc lòng bằng phương pháp viết là cách học hiệu quả để nhớ bài được lâu nhất. Cuối buổi học, bạn hãy dành chút thời gian để đối chiếu lại những gì đã ghi với những gì trong sách vở. Làm đi làm lại bước này đến khi tỉ lệ sai sót là ít nhất.
Ngoài ra, để vể việc học sử được rành mạch và nhớ lâu thì nên có sự so sánh, đối chiếu những nội dung đã được học với nhau. Bất cứ môn học nào đều có những vấn đề khiến người học phải băn khoăn. Lịch sử cũng vậy. Khi học tập và ôn thi, bạn hãy đưa ra những câu hỏi, kiểu như: Vì sao lại như vậy? Kết quả ra sao? Ý nghĩa là gì? Nó có gì đặc biệt so với những kiến thức mình đã được học?… Khi đã có câu trả lời cho những vấn đề này thì chắc chắn rằng bạn sẽ nhớ bài rất lâu đấy.
Ví dụ: Tại sao lại gọi là Việt Nam hóa chiến tranh? Hay Chiến tranh đặc biệt với Việt Nam hóa chiến tranh thì có gì khác nhau?…
7. Học nhóm là cách học tập môn Lịch sử hiệu quả
Việc thảo luận, trao đổi kiến thức giữa những người học với nhau rất hiệu quả và thường mang lại một kết quả học tập tốt. Với môn lịch sử thì sự tranh luận sẽ giúp việc ôn luyện, củng cố kiến thức được rành mạch và giúp bạn nhớ bài rất lâu.
Những lưu ý quan trọng nhất khi học môn Lịch sử:
· Bạn có thể “làm mới” phương pháp học lịch sử của mình như học qua video, học qua tranh ảnh…để có hiệu quả cao hơn, bên cạnh việc học truyền thống là qua sách vở khô khan.
· “Học vẹt” là phương pháp không mang lại hiệu quả trong môn lịch sử.
· Sử dụng phương pháp vẽ sơ đồ để bao quát các sự kiện lịch sử được tốt hơn.
· Nên rèn cho mình một cách ghi chép bài khoa học, cụ thể để phân biệt được đâu là ý chính, ý mở và ý quan trọng.
Để học thuộc và ghi nhớ hàng trăm các mốc, sự kiện lịch sử lớp 10 là điều không hề dễ dàng. Điều này đòi hỏi các em học sinh cần có phương pháp, cách học tập đúng đắn. Một trong những phương pháp mà các em có thể sử dụng chính là vẽ sơ đồ tư duy lịch sử, xâu chuỗi các sự kiện với nhau đảm bảo tính thống nhất, logic theo trình tự thời gian. Học sinh nên vẽ sơ đồ tia của các giai đoạn, sự kiện, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của sự kiện đó để có thể nhớ kiến thức một cách khái quát nhất.
Sơ đồ tư duy
2. Dùng giấy nhớ
Một trong những phương pháp khá thú vị để giúp học sinh nhớ lâu kiến thức môn Lịch sử lớp 10 đó chính là ghi những sự kiện, mốc thời gian lên những tờ giấy ghi chú và dán ở vị trí mà chúng ta thường hay qua lại. Mỗi lần đi qua, các em sẽ dừng lại đọc qua môt lần, cứ lặp đi lặp lại như vậy thì các em sẽ khắc sâu những kiến thức đã được đọc. Biện pháp này khá dễ thực hiện mà kết quả lại đem lại rất cao nên các em học sinh có thể áp dụng để giúp mình học tốt Lịch sử hơn.
3 Ghi ra giấy nháp
Chỉ cầm quyển sách, quyển vở rồi học thuộc các ý trong đó thì các em học sinh có thể nhớ ngay lúc đó nhưng để qua 1-2 ngày hôm sau thì sẽ quên ngay. Thực tế cho thấy việc học sinh ghi chép về một nội dung kiến thức nào đó thì độ nhớ sẽ cao hơn gấp 5 lần so với học bằng miệng thông thường. Chính bởi vậy muốn học nhanh thuộc và nhớ lâu các kiến thức lịch sử thì mỗi học sinh cần chuẩn bị cho mình giấy bút đầy đủ để ghi ra nháp những ý chính. Đây là bí quyết mà rất nhiều thủ khoa khối C chia sẻ kinh nghiệm học tập để đạt được điểm cao khi làm bài thi Lịch sử.
4 Lựa chọn thời điểm học phù hợp
Thời điểm học bài đóng vai trò quan trọng trong việc ghi nhớ, khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. Không nên học vào những thời điểm mà cơ thể quá mệt mỏi uể oải vì như vậy thì khả năng ghi nhớ kiến thức sẽ bị hạn chế đi rất nhiều. Tốt nhất học sinh chỉ nên học vào những lúc thực sự đầu óc được thư giãn. Thời gian học để có thể tiếp thu kiến thức nhiều nhất là buổi sáng sớm (5-7 giờ) và buổi tối từ 19- 22 giờ.
5. Học trên bản đồ
Học qua hình ảnh bao giờ cũng dễ dàng và thú vị hơn rất nhiều so với việc chúng ta chỉ chăm chăm vào những trang giấy, trang sách đầy chữ. Lich sử là môn học xã hội nhiều mốc sự kiện thời gian lịch sử vô cùng khó nhớ, việc học thuộc là điều vô cùng khó khăn.
Cách tốt nhất là chúng ta cần lựa chọn cách học mà mình cảm thấy thoải mái nhất, chẳng hạn học với bản đồ. Việc học với bản đồ thích hợp cho những nội dung kiến thức lịch sử liên quan đến diễn biến của một cuộc chiến dịch, tấn công nào đó.
Chẳng hạn để học về diễn biến trận đánh Điện Biên Phủ 1954, ta có thể nhìn bản đồ và hình dung được toàn bộ không gian trận đánh, thấy được các mũi tiến công của ta, hướng đi của giặc, căn cứ điểm quan trọng… Hiểu được bản chất sẽ khiến học sinh nhơ kiến thức lâu hơn rất nhiều.
6 Đối chiếu lại những gì đã học
Để học và nhớ lâu môn Lịch sử, hãy viết lại những gì đã học và đối chiếu. Học thuộc lòng bằng phương pháp viết là cách học hiệu quả để nhớ bài được lâu nhất. Cuối buổi học, bạn hãy dành chút thời gian để đối chiếu lại những gì đã ghi với những gì trong sách vở. Làm đi làm lại bước này đến khi tỉ lệ sai sót là ít nhất.
Ngoài ra, để vể việc học sử được rành mạch và nhớ lâu thì nên có sự so sánh, đối chiếu những nội dung đã được học với nhau. Bất cứ môn học nào đều có những vấn đề khiến người học phải băn khoăn. Lịch sử cũng vậy. Khi học tập và ôn thi, bạn hãy đưa ra những câu hỏi, kiểu như: Vì sao lại như vậy? Kết quả ra sao? Ý nghĩa là gì? Nó có gì đặc biệt so với những kiến thức mình đã được học?… Khi đã có câu trả lời cho những vấn đề này thì chắc chắn rằng bạn sẽ nhớ bài rất lâu đấy.
Ví dụ: Tại sao lại gọi là Việt Nam hóa chiến tranh? Hay Chiến tranh đặc biệt với Việt Nam hóa chiến tranh thì có gì khác nhau?…
7. Học nhóm là cách học tập môn Lịch sử hiệu quả
Việc thảo luận, trao đổi kiến thức giữa những người học với nhau rất hiệu quả và thường mang lại một kết quả học tập tốt. Với môn lịch sử thì sự tranh luận sẽ giúp việc ôn luyện, củng cố kiến thức được rành mạch và giúp bạn nhớ bài rất lâu.
Những lưu ý quan trọng nhất khi học môn Lịch sử:
· Bạn có thể “làm mới” phương pháp học lịch sử của mình như học qua video, học qua tranh ảnh…để có hiệu quả cao hơn, bên cạnh việc học truyền thống là qua sách vở khô khan.
· “Học vẹt” là phương pháp không mang lại hiệu quả trong môn lịch sử.
· Sử dụng phương pháp vẽ sơ đồ để bao quát các sự kiện lịch sử được tốt hơn.
· Nên rèn cho mình một cách ghi chép bài khoa học, cụ thể để phân biệt được đâu là ý chính, ý mở và ý quan trọng.