Bí quyết đạt điểm tối đa phần Đọc - Hiểu đề Văn THPT Quốc gia

thu hoang

Moderator
Xu
0
Bí quyết đạt điểm tối đa phần Đọc - Hiểu đề Văn THPT Quốc gia
Với cách học bằng sơ đồ tư duy, chúng ta có thể dễ dàng đạt được điểm tối đa với câu hỏi đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia.
Đọc hiểu là dạng bài chiếm nhiều điểm trong đề thi Văn. Phần đọc hiểu bao gồm nhiều câu hỏi nhỏ khác nhau liên quan đến một đoạn trích văn, thơ trong chương trình THPT. Đây là những kiến thức cơ bản nhưng không phải ai cũng có thể đạt được điểm cao.

Vậy làm thế nào để đạt được điểm tối đa cho phần này? Sau đây là những bước căn bản về cách học với sơ đồ tư duy do thầy Trịnh Văn Quỳnh - giáo viên trường THPT Lương Thế Vinh (Nam Định) hướng dẫn:

Bước 1: Xác định nội dung văn bản và lựa chọn hình ảnh trung tâm phù hợp

23391a6c-4167-433b-bdd0-4497d2f01b22.jpg


Với hình ảnh trung tâm bạn ngay lập tức nắm được chủ đề hay nội dung của văn bản cần đọc hiểu. Trí não của bạn sẽ tưởng tượng và tập trung tư duy về vấn đề đó. Bạn sẽ có nhiều ý tưởng về vấn đề người hỏi đang đặt ra cho bạn. Rõ ràng hình ảnh giúp bạn tư duy nhanh hơn, hiệu quả hơn và sáng tạo hơn.

Bước 2: Xác định các cấp độ của câu hỏi.

608f1241-958c-4902-ac71-6b464aede5cf.jpg


Thông thường một đề đọc hiểu gồm có 4 câu hỏi ở 4 cấp độ khác nhau. Khi phân chia các cấp độ của câu hỏi, nếu là giáo viên có thể biết câu hỏi mình đặt ra đã đúng chuẩn chưa, còn nếu là học sinh có thể biết được cách trả lời tùy mức độ yêu cầu.

Nhận biết là câu hỏi cấp độ 1: chỉ cần học sinh đọc kỹ văn bản để nhận ra phong cách, phương thức biểu đạt hay nội dung chính của văn bản… câu hỏi cấp độ này chỉ cần trả lời thật ngắn gọn, đủ ý.

Thông hiểu là câu hỏi đòi hỏi bắt đầu tư duy và suy nghĩ để tìm câu trả lời, đôi khi câu trả lời ở ngay trong văn bản. Dạng câu hỏi thông hiểu thường là vì sao, ý nghĩa của, liệt kê các hình ảnh…học sinh không cần suy nghĩ quá sâu xa, không cần suy nghĩ ngoài văn bản.

Vận dụng là câu hỏi cấp độ 3 thường yêu cầu học sinh nhận định đánh giá vấn đề hoặc phân tích một phần văn bản. Câu hỏi này đòi hỏi học sinh có thái độ, quan điểm riêng của bản thân. Câu hỏi chưa đòi hỏi khả năng hành văn nhưng ý phải rõ ràng, mạch lạc.

Vận dụng cao là câu hỏi cấp độ 4 thường yêu cầu học sinh từ vấn đề đặt ra trong văn bản vận dụng vào giải quyết một tình huống thực tế. Bạn phải vận dụng kiến thức xã hội cộng với khả năng hành văn để viết đoạn ngắn sao cho thật xúc tích, các ý không trùng lặp.

Như vậy xác định được mục đích của câu hỏi ngay từ đầu sẽ giúp bạn trả lời đúng trọng tâm đúng yêu cầu của câu hỏi. Người xưa có câu, biết địch biết ta trăm trận trăm thắng.

Bước 3: Hình thành ý trả lời

Đây là bước quan trọng nhất giúp bạn ăn điểm hoàn toàn. Thông thường, bạn hay bị sót ý khi trả lời các câu hỏi đọc hiểu, nhưng với sơ đồ tư duy các ý sẽ được phân chia và không bao giờ lặp nhau.

Để đi đến đáp án cuối cùng, bạn phải trải qua nhiều bước. Điều này tương ứng với các cấp độ của sơ đồ tư duy.

Ví dụ: để xác định được nội dung chính của văn bản (chủ đề của văn bản), trước tiên bạn phải xác định được đề tài của văn bản.

Xác định đề tài bạn trả lời cho câu hỏi: ai, cái gì, sự việc gì… (đề tài người lính, đề tài người nông dân, đề tài tình mẫu tử, đề tài về lòng yêu nước….)

Chủ đề là sự cụ thể hóa, là sự triển khai chi tiết đề tài ở trên. Để xác định chủ đề bạn trả lời cho câu hỏi: chủ đề trên ra sao, như thế nào, có ý nghĩa gì…

Hay khi chỉ ra ý nghĩa một hình ảnh nào đó, bạn phải phân ra nghĩa đen và nghĩa bóng từ đó thấy được thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm

Khi rút ra cảm nhận, suy nghĩ thực tế, bạn cần phân biệt rõ bài học về nhận thức, tư tưởng, hành động

66846b55-4159-499a-bcf2-d55d934e355d.jpg

Ý nghĩa của việc đọc hiểu văn bản bằng sơ đồ tư duy

• Nhận thức vấn đề bằng cả ngôn từ lẫn hình ảnh

• Tạo trường liên tưởng trong thực tế và phát huy các ý tưởng sáng tạo

• Xác định được mục tiêu câu hỏi, định hướng cách trả lời

• Sơ đồ nhiều cấp bậc, tiếp cận vấn đề từ dễ đến khó

• Hệ thống ý rõ ràng, đầy đủ dễ dàng thêm và bổ sung các ý.

• Phát triển tư duy mạch lạc, không lặp ý.

• Từ sơ đồ dễ dàng diễn đạt ý theo cách hành văn của bản thân.

Nguồn: Thúy Anh/ Báo Đất Việt
 
Sửa lần cuối:
Đề bài minh họa

Chim sơn ca trên đảo Sơn Ca

Đảo Sơn Ca không có sơn ca

Ngày và đêm rùng rùng tiếng sóng

Lúc nào biển cũng là biển động

Sóng ngả nghiêng ầm vỡ quanh nhà…


Đảo Sơn Ca không có sơn ca

Đêm trăng lên cát trắng mà đỏ áy

Ngày lòe lửa, hoàng hôn rần rật cháy

Cỏ chưa kịp non đã vội úa già.



Đảo Sơn Ca không có sơn ca

Không có giống chim nào sống được

Cái doi cát mỏng manh như bọt nước

Trôi lang thang trên mặt biển sẫm màu mây


Có tiếng chim nào ríu ran đâu đây

Mà hòn đảo bỗng bồng bềnh hư ảo

Tôi ngước tìm. Thấy anh lính Hải quân

Đứng ngang trời thổi sáo…

(Trần Đăng Khoa, Đảo Sơn Ca, 4 – 1976)

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Hãy liệt kê những hình ảnh thể hiện sự khắc nghiệt của thiên nhiên nơi đảo xa.

Câu 3: Câu thơ được nhắc lại nhiều lần: Đảo Sơn Ca không có sơn ca nhằm nhấn mạnh ý nghĩa thông điệp gì?

Câu 4: Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh anh lính Hải quân trong hai câu thơ cuối:

'Tôi ngước tìm. Thấy anh lính Hải quân

Đứng ngang trời thổi sáo…'

Hướng dẫn học sinh đọc hiểu bằng sơ đồ tư duy:

b254c5a8-a255-4058-8cd3-90d132532f89.jpg
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top