uocmo_kchodoi
Moderator
- Xu
- 132
Ở bài viết trước tôi đã chia sẻ cho các bạn cùng biết về triết lý của bức tượng ba chú khỉ, sau đó một đồng nghiệp của tôi đã đọc bài viết và thắc mắc rằng cậu ta vừa được tặng một bức tượng tương tự nhưng là bốn chú khỉ chứ không phải ba như tôi nói. Nên tôi lại tiếp tục đi tìm hiểu thực hư thế nào. Rồi vô tình tôi đọc được một bài viết của tác giả Trương Lạc, kể lại cuộc gặp gỡ của tác giả và một người bạn ngoại quốc. Bài viết chân thực sẽ cho chúng ta hiểu hơn về chú khỉ thứ tư, cái nào mới là có trước. Sau đây tôi xin trích nguyên văn bài viết của tác giả:
" Một đêm nọ cách đây mấy tháng có hai người khách đến chơi một người Hàn quốc một người thông dịch. Sau khi yên vị và những lời chào hỏi thông thường tôi đã có được một buổi nói chuyện khá thú vị đáng nhớ.
Qua câu chuyện nhắc lại tôi mới nhớ. Hôm đó; khuya lắm chừng đâu cũng đến một hai giờ sáng nghe và biết có người hỏng xe máy trước nhà, thói thường suy nghĩ người ta cũng giống như mình nên giúp đỡ đôi chút cũng là việc nên làm, mọi việc trôi chảy bình thường chỉ có điều khác biệt duy nhất chúng tôi phải nói chuyện bằng tay vì bất đồng ngôn ngữ, chuyện có thế thôi và tôi quên không còn nhớ đến nữa.
Gần hai năm trôi qua; hôm nay anh ấy tìm đến trước là để thăm sau nữa có nhã ý tặng tôi một món quà vì anh ấy sắp sửa về lại quê hương sau khi hoàn tất công tác ở đây. Viếng thăm thì dù sao cũng tốt nhưng nghe đến quà tôi hơi chột dạ, anh ấy bảo người thông dịch lấy quà từ trong túi xách và đồng thời giải thích: Chuyện hôm đó hoàn toàn anh ấy không xem là cái ơn, anh ấy chỉ thấy ở trong đó cái duyên gặp gỡ và chút tình người, về món quà không phải mua sắm mà là tặng vật của một Đạo sĩ nhân chuyến công tác tại Nhật bây giờ có nhã ý tặng lại cho tôi để lưu lại một chút tình. Tặng vật là một chiếc hộp gỗ bóng loáng mặt nổi vân rất đẹp đính đằng sau hai chiếc bản lề be bé xinh xinh, mở bên trong ra tôi mới thật sự ngạc nhiên vô cùng về cấu tạo và hình thức của nó, mặt trong chiếc nắp dựng đứng là hình nổi của một vài cành cây đại diện cho khu rừng với dụng ý làm nền phía sau, chiếc nắp dựng lên kéo theo một hệ thống cơ khí nâng phần đáy ngang bằng mặt hộp tạo thành bệ đỡ, trên đó là phần tạo tác chỉ có thể là của một nghệ nhân kỳ tài, từng chi tiết được đẽo gọt trên gỗ chi li tinh tế sắc sảo làm cho bất kỳ ai nhìn vào cũng phải ngạc nhiên thán phục, tác phẩm chính là bốn chú khỉ xinh xắn.
Tại sao lại là bốn mà không phải ba như tôi từng biết bấy lâu nay? Hình tượng ba chú khỉ bằng nhiều chất liệu khác nhau nhiều người thấy hoặc biết rồi, những chú khỉ lần lượt đưa tay che mắt, che tai và che miệng. Gói gọn trong suy nghĩ bình thường của tôi, tiền nhân trao gửi thông điệp cho đời sau bàn tay như một phương tiện đại diện cho hàng rào che chắn cả bên trong lẫn bên ngoài tránh nhiễu loạn lẫn nhau, nhằm giúp cho chúng ta định tâm tìm ra một lối sống chính trực ổn định nhất, khi đã ngộ được giả tướng của cuộc đời, mọi việc được tỏ tường, tìm ra được chân lý thì lúc đó sự che chắn của hai bàn tay xem như hoàn thành sứ mạng và không còn cần thiết nữa. Hình tượng 3 chú khỉ nầy khá phổ biến, khi du nhập vào nước ta đã được các nghệ nhân ở Bến tre thực hiện từ lâu trên chất liệu vỏ dừa khô tôi cũng đã từng thấy rồi, nhưng con khỉ thứ tư thì chưa nghe ai nói đến bao giờ, tò mò tôi tra cứu trên google cũng tuyệt nhiên không thấy có, thế thì lý do nào chú khỉ nầy hiện thân để trên đất nước mặt trời mọc lại sản sinh ra dị thường đến thế?
Trước tôi thắc mắc nầy cũng đã được anh ấy tham vấn vị Đạo sĩ nọ ngay khi mới nhìn thấy lần đầu, với nụ cười từ hòa trên môi (anh ấy kể lại ) vị Đạo sĩ ấy như biết mọi điều tất yếu trước khi giãi thích: Điều kiện sống của loài người theo thời gian từng bước có thay đổi, nhưng bản chất con người ngàn vạn năm vẫn thế, những gì chúng ta gặp phải bây giờ tiền nhân cũng từng trải qua lâu lắm rồi, trong số đó có những vị trí năng đặc biệt góp nhặt, tư duy gọt dũa thành tinh chất để lại cho đời những bài học quý giá dưới dạng rút gọn ngôn từ và những biểu tượng với tiếng nói bên trong của nó, theo năm tháng xã hội biến đổi có những quan điểm sống mới hình thành và những người có trí tuệ bậc cao lại tiếp tục chỉnh lý cho những thông điệp ấy tương thích để dễ truyền bá hơn. Ba con khỉ chúng ta từng thấy tay đều đưa lên phía trên lần lượt che tai, che mắt và che miệng, trong khi con khỉ thứ tư lại chập hai tay che chắn phía dưới, về mặt hình thể mất tính đồng bộ tạo độ lệch không nên có trong nghệ thuật tạo hình, thứ đến Nhật bản là một đất nước chịu ảnh hưởng mạnh của văn hóa Á đông không cho phép những điều bị xem là thô tục phổ biến trong nhân gian, hơn nữa nếu một ngưỡi tu dưỡng được ba điều trước thì hầu như cũng đã bao hàm ý nghĩa cũa biểu tượng con khỉ thứ tư ẩn chứa trong đó. Sở dĩ bộ tượng nầy hiện diện con khỉ thứ tư vì đã được chế tác từ các đời sư tổ mà không ai còn xác định được niên đại hình thành cho nên đến giờ này bị thất truyền nguyên tác nên đó là lý do mà nay chỉ còn lại có 3 con.
Tôi giật mình đánh thót vì đây chính là bộ tượng nguyên gốc vô giá mà mình có được, đồng thời cũng biết rằng những thông điệp giáo huấn truyền thụ ngắn gọn súc tích qua các phương tiện (văn bản, truyền miệng, biểu tượng) đều đã được tiền nhân dày công tư duy và chỉnh lý rất nhiều lần mới đến được với chúng ta hôm nay. Rộng hơn chút nữa những gì tự nhiên sáng tạo ra vốn không mang sẵn đặc tính xấu hay tốt, tính chất xấu tốt chỉ được hình thành dưới con mắt nhìn của các quan điểm khác nhau được tạo lập xây dựng nên bởi các nền văn hóa khác nhau mà thôi.
Năm Bính Thân còn không mấy ngày nữa là hết, thông qua mẫu chuyện nhỏ nầy trong lúc trà dư tửu hậu hay trong đêm cuối năm ngồi thức canh nồi bánh tét chờ sáng, chư vị nào đọc mà có chút vui vui trong lòng là tôi cũng lấy làm mãn nguyên lắm rồi vậy.
Đông Hà 21-1-2017 (24 tết) "
" Một đêm nọ cách đây mấy tháng có hai người khách đến chơi một người Hàn quốc một người thông dịch. Sau khi yên vị và những lời chào hỏi thông thường tôi đã có được một buổi nói chuyện khá thú vị đáng nhớ.
Qua câu chuyện nhắc lại tôi mới nhớ. Hôm đó; khuya lắm chừng đâu cũng đến một hai giờ sáng nghe và biết có người hỏng xe máy trước nhà, thói thường suy nghĩ người ta cũng giống như mình nên giúp đỡ đôi chút cũng là việc nên làm, mọi việc trôi chảy bình thường chỉ có điều khác biệt duy nhất chúng tôi phải nói chuyện bằng tay vì bất đồng ngôn ngữ, chuyện có thế thôi và tôi quên không còn nhớ đến nữa.
Gần hai năm trôi qua; hôm nay anh ấy tìm đến trước là để thăm sau nữa có nhã ý tặng tôi một món quà vì anh ấy sắp sửa về lại quê hương sau khi hoàn tất công tác ở đây. Viếng thăm thì dù sao cũng tốt nhưng nghe đến quà tôi hơi chột dạ, anh ấy bảo người thông dịch lấy quà từ trong túi xách và đồng thời giải thích: Chuyện hôm đó hoàn toàn anh ấy không xem là cái ơn, anh ấy chỉ thấy ở trong đó cái duyên gặp gỡ và chút tình người, về món quà không phải mua sắm mà là tặng vật của một Đạo sĩ nhân chuyến công tác tại Nhật bây giờ có nhã ý tặng lại cho tôi để lưu lại một chút tình. Tặng vật là một chiếc hộp gỗ bóng loáng mặt nổi vân rất đẹp đính đằng sau hai chiếc bản lề be bé xinh xinh, mở bên trong ra tôi mới thật sự ngạc nhiên vô cùng về cấu tạo và hình thức của nó, mặt trong chiếc nắp dựng đứng là hình nổi của một vài cành cây đại diện cho khu rừng với dụng ý làm nền phía sau, chiếc nắp dựng lên kéo theo một hệ thống cơ khí nâng phần đáy ngang bằng mặt hộp tạo thành bệ đỡ, trên đó là phần tạo tác chỉ có thể là của một nghệ nhân kỳ tài, từng chi tiết được đẽo gọt trên gỗ chi li tinh tế sắc sảo làm cho bất kỳ ai nhìn vào cũng phải ngạc nhiên thán phục, tác phẩm chính là bốn chú khỉ xinh xắn.
Tại sao lại là bốn mà không phải ba như tôi từng biết bấy lâu nay? Hình tượng ba chú khỉ bằng nhiều chất liệu khác nhau nhiều người thấy hoặc biết rồi, những chú khỉ lần lượt đưa tay che mắt, che tai và che miệng. Gói gọn trong suy nghĩ bình thường của tôi, tiền nhân trao gửi thông điệp cho đời sau bàn tay như một phương tiện đại diện cho hàng rào che chắn cả bên trong lẫn bên ngoài tránh nhiễu loạn lẫn nhau, nhằm giúp cho chúng ta định tâm tìm ra một lối sống chính trực ổn định nhất, khi đã ngộ được giả tướng của cuộc đời, mọi việc được tỏ tường, tìm ra được chân lý thì lúc đó sự che chắn của hai bàn tay xem như hoàn thành sứ mạng và không còn cần thiết nữa. Hình tượng 3 chú khỉ nầy khá phổ biến, khi du nhập vào nước ta đã được các nghệ nhân ở Bến tre thực hiện từ lâu trên chất liệu vỏ dừa khô tôi cũng đã từng thấy rồi, nhưng con khỉ thứ tư thì chưa nghe ai nói đến bao giờ, tò mò tôi tra cứu trên google cũng tuyệt nhiên không thấy có, thế thì lý do nào chú khỉ nầy hiện thân để trên đất nước mặt trời mọc lại sản sinh ra dị thường đến thế?
Trước tôi thắc mắc nầy cũng đã được anh ấy tham vấn vị Đạo sĩ nọ ngay khi mới nhìn thấy lần đầu, với nụ cười từ hòa trên môi (anh ấy kể lại ) vị Đạo sĩ ấy như biết mọi điều tất yếu trước khi giãi thích: Điều kiện sống của loài người theo thời gian từng bước có thay đổi, nhưng bản chất con người ngàn vạn năm vẫn thế, những gì chúng ta gặp phải bây giờ tiền nhân cũng từng trải qua lâu lắm rồi, trong số đó có những vị trí năng đặc biệt góp nhặt, tư duy gọt dũa thành tinh chất để lại cho đời những bài học quý giá dưới dạng rút gọn ngôn từ và những biểu tượng với tiếng nói bên trong của nó, theo năm tháng xã hội biến đổi có những quan điểm sống mới hình thành và những người có trí tuệ bậc cao lại tiếp tục chỉnh lý cho những thông điệp ấy tương thích để dễ truyền bá hơn. Ba con khỉ chúng ta từng thấy tay đều đưa lên phía trên lần lượt che tai, che mắt và che miệng, trong khi con khỉ thứ tư lại chập hai tay che chắn phía dưới, về mặt hình thể mất tính đồng bộ tạo độ lệch không nên có trong nghệ thuật tạo hình, thứ đến Nhật bản là một đất nước chịu ảnh hưởng mạnh của văn hóa Á đông không cho phép những điều bị xem là thô tục phổ biến trong nhân gian, hơn nữa nếu một ngưỡi tu dưỡng được ba điều trước thì hầu như cũng đã bao hàm ý nghĩa cũa biểu tượng con khỉ thứ tư ẩn chứa trong đó. Sở dĩ bộ tượng nầy hiện diện con khỉ thứ tư vì đã được chế tác từ các đời sư tổ mà không ai còn xác định được niên đại hình thành cho nên đến giờ này bị thất truyền nguyên tác nên đó là lý do mà nay chỉ còn lại có 3 con.
Tôi giật mình đánh thót vì đây chính là bộ tượng nguyên gốc vô giá mà mình có được, đồng thời cũng biết rằng những thông điệp giáo huấn truyền thụ ngắn gọn súc tích qua các phương tiện (văn bản, truyền miệng, biểu tượng) đều đã được tiền nhân dày công tư duy và chỉnh lý rất nhiều lần mới đến được với chúng ta hôm nay. Rộng hơn chút nữa những gì tự nhiên sáng tạo ra vốn không mang sẵn đặc tính xấu hay tốt, tính chất xấu tốt chỉ được hình thành dưới con mắt nhìn của các quan điểm khác nhau được tạo lập xây dựng nên bởi các nền văn hóa khác nhau mà thôi.
Năm Bính Thân còn không mấy ngày nữa là hết, thông qua mẫu chuyện nhỏ nầy trong lúc trà dư tửu hậu hay trong đêm cuối năm ngồi thức canh nồi bánh tét chờ sáng, chư vị nào đọc mà có chút vui vui trong lòng là tôi cũng lấy làm mãn nguyên lắm rồi vậy.
Đông Hà 21-1-2017 (24 tết) "