Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ... bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch. Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng biến chứng có thể gặp là: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng…
1. Bệnh sởi lây truyền qua đường nào?
Bệnh sởi do virus sởi gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn gây lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban.
Virus sởi lây lan mạnh trên diện rộng nên có thể gây dịch lớn. Một người mắc có thể gây lây nhiễm cho khoảng 20 người khác.
Đây là bệnh lây nhiễm từ người sang người. Không ghi nhận bệnh sởi ở động vật.
2. Những ai có nguy cơ mắc bệnh sởi?
Tất cả người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh.
Tại Việt Nam, nhóm có nguy cơ mắc sởi là:
- Trẻ nhỏ do không còn miễn dịch từ mẹ truyền sang nhưng chưa được tiêm văcxin.
- Trẻ đã tiêm văcxin nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch.
- Thanh niên do chưa từng mắc sởi hoặc tiêm văcxin trước đây.
Do vậy, các nhóm này cần được bảo vệ bằng tiêm văcxin sởi.
Việc ngừng cung cấp dịch vụ tiêm chủng do bất kỳ nguyên nhân nào, sống ở nơi có mật độ dân số quá đông cũng là những yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắc sởi.
3.Những triệu chứng ban đầu của bệnh sởi ở trẻ nhỏ
Bệnh sởi ở trẻ nhỏ có rất nhiều dấu hiệu đặc trưng như:
– Trẻ sốt cao trên 39 độ C
– Ho khan, có cảm giác bị khàn tiếng
– Bị chảy nước mũi, viêm long đường hô hấp trên
– Mắt đỏ, sưng nề mí mắt kèm theo có gỉ
– Trẻ bị phát ban, các nốt ban sẽ mọc theo trình tự từ đầu, mặt, cổ đến ngực, lưng, cánh tay rồi lan tới bụng, mông, đùi, chân. Thông thường, nốt ban mọc đến chân thì trẻ hết sốt, sau đó ban biến mất.
4.Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi ở trẻ nhỏ
– Viêm thanh quản: Ban đầu khi mới mắc bệnh do virus, trẻ thường bị phát ban. Sau đó gây khó thở, co thắt thanh quản dần sẽ gây bội nhiễm như: phế cầu, liên cầu, phế cầu,.. Nhiệt độ cơ thể của bé tăng cao có thể kèm: ho khan, rát cổ họng, da tím tái.
Viêm phế quản: Đây là biến chứng do bội nhiễm và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Thường gặp vào thời kì cuối mọc ban. Trẻ có biểu hiện ho nhiều, tăng bạch cầu, chụp X quang thấy hình ảnh phế quản bị viêm.
– Viêm não – màng não – tủy cấp: Những di chứng đáng sợ của sởi phải kể đến vùng não bộ của trẻ. Việc thay đổi đột ngột nhiệt độ, cao bất thường gây co giật, mất khả năng kiểm soát ý thức dẫn đến hôn mê sâu, thậm chí là bại liệt.
– Viêm đường tiêu hóa, niêm mạc, suy giảm hệ miễn dịch.
Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm: 230 lời giải về bệnh tật của trẻ em, Bệnh học truyền nhiễm
1. Bệnh sởi lây truyền qua đường nào?
Bệnh sởi do virus sởi gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn gây lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban.
Virus sởi lây lan mạnh trên diện rộng nên có thể gây dịch lớn. Một người mắc có thể gây lây nhiễm cho khoảng 20 người khác.
Đây là bệnh lây nhiễm từ người sang người. Không ghi nhận bệnh sởi ở động vật.
2. Những ai có nguy cơ mắc bệnh sởi?
Tất cả người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh.
Tại Việt Nam, nhóm có nguy cơ mắc sởi là:
- Trẻ nhỏ do không còn miễn dịch từ mẹ truyền sang nhưng chưa được tiêm văcxin.
- Trẻ đã tiêm văcxin nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch.
- Thanh niên do chưa từng mắc sởi hoặc tiêm văcxin trước đây.
Do vậy, các nhóm này cần được bảo vệ bằng tiêm văcxin sởi.
Việc ngừng cung cấp dịch vụ tiêm chủng do bất kỳ nguyên nhân nào, sống ở nơi có mật độ dân số quá đông cũng là những yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắc sởi.
3.Những triệu chứng ban đầu của bệnh sởi ở trẻ nhỏ
Bệnh sởi ở trẻ nhỏ có rất nhiều dấu hiệu đặc trưng như:
– Trẻ sốt cao trên 39 độ C
– Ho khan, có cảm giác bị khàn tiếng
– Bị chảy nước mũi, viêm long đường hô hấp trên
– Mắt đỏ, sưng nề mí mắt kèm theo có gỉ
– Trẻ bị phát ban, các nốt ban sẽ mọc theo trình tự từ đầu, mặt, cổ đến ngực, lưng, cánh tay rồi lan tới bụng, mông, đùi, chân. Thông thường, nốt ban mọc đến chân thì trẻ hết sốt, sau đó ban biến mất.
4.Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi ở trẻ nhỏ
– Viêm thanh quản: Ban đầu khi mới mắc bệnh do virus, trẻ thường bị phát ban. Sau đó gây khó thở, co thắt thanh quản dần sẽ gây bội nhiễm như: phế cầu, liên cầu, phế cầu,.. Nhiệt độ cơ thể của bé tăng cao có thể kèm: ho khan, rát cổ họng, da tím tái.
Viêm phế quản: Đây là biến chứng do bội nhiễm và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Thường gặp vào thời kì cuối mọc ban. Trẻ có biểu hiện ho nhiều, tăng bạch cầu, chụp X quang thấy hình ảnh phế quản bị viêm.
– Viêm não – màng não – tủy cấp: Những di chứng đáng sợ của sởi phải kể đến vùng não bộ của trẻ. Việc thay đổi đột ngột nhiệt độ, cao bất thường gây co giật, mất khả năng kiểm soát ý thức dẫn đến hôn mê sâu, thậm chí là bại liệt.
– Viêm đường tiêu hóa, niêm mạc, suy giảm hệ miễn dịch.
Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm: 230 lời giải về bệnh tật của trẻ em, Bệnh học truyền nhiễm