Bệnh quai bị (còn gọi là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút quai bị gây nên. Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp
Bệnh gặp khắp nơi trên thế giới và có thể xảy ra quanh năm nhưng thường gây dịch vào mùa đông - xuân. Bệnh thường xảy ra ở thanh thiếu niên trong các tập thể: mẫu giáo, trường học, đơn vị tân binh,... Sau khi mắc bệnh, bệnh nhân có miễn dịch vững bền tồn tại nhiều năm và rất hiếm khi tái phát.
1.Biểu hiện của bệnh quai bị
Biểu hiện chính của bệnh ban đầu là sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng, sau đó sốt tăng dần lên đến 39,5°C - 40°C, các tuyến mang tai bắt đầu sưng lên và đau hàm khi há miệng, khi nhai, khi nuốt đau lan ra tai.
Bệnh có thể gây nên các biến chứng như viêm tinh hoàn (ở nam giới), viêm buồng trứng (ở nữ giới). Viêm tinh hoàn do quai bị hay gặp nhất ở lứa tuổi dậy thì và thanh thiếu niên mới trưởng thành. Đặc điểm nổi bật của viêm tinh hoàn là thường xảy ra một bên (ít gặp viêm 2 bên), tinh hoàn sưng to, đau, mật độ chắc, da bìu bị phù nề, căng, bóng, đỏ.
Bệnh nhân cũng có thể bị viêm mào tinh hoàn, viêm thừng tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn, viêm tuỵ, viêm não, màng não... Bệnh quai bị ít gây tử vong nhưng phụ nữ có thai bị quai bị có thể bị sảy thai, đẻ non. Ở nam giới tuổi trưởng thành nếu viêm tinh hoàn nặng cả hai bên có thể dẫn đến vô sinh.
2.Cách điều trị bệnh quai bị
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh quai bị, phương pháp chủ yếu là điều trị triệu chứng và xử trí sớm các biến chứng.
- Người mắc bệnh nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để phòng tránh lây nhiễm. Chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi, đắp lên vùng bị sưng để tránh bị nhiễm độc.
- Cách ly người bệnh khoảng 2 tuần từ khi phát hiện bệnh.
- Nghỉ ngơi, hạn chế vận động (đặc biệt là khi phát hiện tinh hoàn có hiện tượng sưng đau).
- Vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng chuyên dụng. Như thế sẽ giảm tình trạng khô miệng và tránh để vi khuẩn có môi trường thuận lợi phát triển.
- Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Không ăn đồ nếp, cá mè, cá chép.
- Ăn đa dạng các loại rau xanh và quả tươi giúp bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tăng khả năng miễn dịch.
- Trong trường hợp sốt cao liên tục, không hạ sốt được hoặc thấy xuất hiện biến chứng cần sớm đưa đến bệnh viện.
3.Cách phòng tránh bệnh quai bị
Cách phòng bệnh quai bị hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị, bắt đầu từ 12 tháng tuổi trở lên để cơ thể miễn dịch với bệnh quai bị trong một thời gian dài hoặc có thể suốt đời. Hiện nay phòng bệnh quai bị thường sử dụng vắc xin quai bị hoặc vắc xin kết hợp phòng 3 bệnh: Sởi, quai bị, rubella.
Những người đã tiếp xúc với bệnh nhân mắc quai bị mà chưa tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị thì cần phải tiêm vắc xin phòng bệnh ngay để có thể bảo vệ bản thân tránh nhiễm bệnh quai bị. Lưu ý cần tiêm vắc xin phòng quai bị không quá 72 giờ sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh quai bị.
Người mắc bệnh quai bị cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác phòng tránh lây nhiễm bệnh cho người khác
Ngoài ra có thể cải thiện chế độ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giữ gìn vệ sinh thân thể, đặc biệt đường hô hấp.
Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm: Bệnh học truyền nhiễm, Bệnh sởi ở trẻ em
Bệnh gặp khắp nơi trên thế giới và có thể xảy ra quanh năm nhưng thường gây dịch vào mùa đông - xuân. Bệnh thường xảy ra ở thanh thiếu niên trong các tập thể: mẫu giáo, trường học, đơn vị tân binh,... Sau khi mắc bệnh, bệnh nhân có miễn dịch vững bền tồn tại nhiều năm và rất hiếm khi tái phát.
1.Biểu hiện của bệnh quai bị
Biểu hiện chính của bệnh ban đầu là sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng, sau đó sốt tăng dần lên đến 39,5°C - 40°C, các tuyến mang tai bắt đầu sưng lên và đau hàm khi há miệng, khi nhai, khi nuốt đau lan ra tai.
Bệnh có thể gây nên các biến chứng như viêm tinh hoàn (ở nam giới), viêm buồng trứng (ở nữ giới). Viêm tinh hoàn do quai bị hay gặp nhất ở lứa tuổi dậy thì và thanh thiếu niên mới trưởng thành. Đặc điểm nổi bật của viêm tinh hoàn là thường xảy ra một bên (ít gặp viêm 2 bên), tinh hoàn sưng to, đau, mật độ chắc, da bìu bị phù nề, căng, bóng, đỏ.
Bệnh nhân cũng có thể bị viêm mào tinh hoàn, viêm thừng tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn, viêm tuỵ, viêm não, màng não... Bệnh quai bị ít gây tử vong nhưng phụ nữ có thai bị quai bị có thể bị sảy thai, đẻ non. Ở nam giới tuổi trưởng thành nếu viêm tinh hoàn nặng cả hai bên có thể dẫn đến vô sinh.
2.Cách điều trị bệnh quai bị
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh quai bị, phương pháp chủ yếu là điều trị triệu chứng và xử trí sớm các biến chứng.
- Người mắc bệnh nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để phòng tránh lây nhiễm. Chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi, đắp lên vùng bị sưng để tránh bị nhiễm độc.
- Cách ly người bệnh khoảng 2 tuần từ khi phát hiện bệnh.
- Nghỉ ngơi, hạn chế vận động (đặc biệt là khi phát hiện tinh hoàn có hiện tượng sưng đau).
- Vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng chuyên dụng. Như thế sẽ giảm tình trạng khô miệng và tránh để vi khuẩn có môi trường thuận lợi phát triển.
- Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Không ăn đồ nếp, cá mè, cá chép.
- Ăn đa dạng các loại rau xanh và quả tươi giúp bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tăng khả năng miễn dịch.
- Trong trường hợp sốt cao liên tục, không hạ sốt được hoặc thấy xuất hiện biến chứng cần sớm đưa đến bệnh viện.
3.Cách phòng tránh bệnh quai bị
Cách phòng bệnh quai bị hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị, bắt đầu từ 12 tháng tuổi trở lên để cơ thể miễn dịch với bệnh quai bị trong một thời gian dài hoặc có thể suốt đời. Hiện nay phòng bệnh quai bị thường sử dụng vắc xin quai bị hoặc vắc xin kết hợp phòng 3 bệnh: Sởi, quai bị, rubella.
Những người đã tiếp xúc với bệnh nhân mắc quai bị mà chưa tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị thì cần phải tiêm vắc xin phòng bệnh ngay để có thể bảo vệ bản thân tránh nhiễm bệnh quai bị. Lưu ý cần tiêm vắc xin phòng quai bị không quá 72 giờ sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh quai bị.
Người mắc bệnh quai bị cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác phòng tránh lây nhiễm bệnh cho người khác
Ngoài ra có thể cải thiện chế độ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giữ gìn vệ sinh thân thể, đặc biệt đường hô hấp.
Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm: Bệnh học truyền nhiễm, Bệnh sởi ở trẻ em