Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD, COAD hay COLD) là một dạng bệnh lý tắc nghẽn thông khí phổi được định tính là sự suy giảm thông khí mạn tính. Nó thường diễn tiến xấu dần theo thời gian. Các triệu chứng chính bao gồm khó thở, ho và sinh đờm. Đa số bệnh nhân viêm phế quản mạn tính có COPD.
Các yếu tố nguy cơ
Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ gây BPTNMT hàng đầu. Người hút thuốc dễ bị BPTNMT gấp 10 lần hơn người không hút thuốc. 80-90% bệnh nhân BPTNMT có hút thuốc. Gần 50% những người hút thuốc lâu dài sẽ bị BPTNMT (hút >20gói năm thì nguy cơ bị COPD là rất cao). Hút thuốc lá thụ động cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Chú ý nhất là phụ nữ hút thuốc lá trong khi có thai nó ảnh hưởng không những phổi và sức khoẻ của người mẹ mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự trưởng thành của phổi con.
Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường trong nhà với khói lò sưởi, khói bếp rơm, rạ, củi, than... gây nên khoảng 20% các trường hợp BPTNMT trên thế giới. Ô nhiễm không khí với khói của các nhà máy, khói của các động cơ giao thông, khói, bụi nghề nghiệp cũng là các yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Triệu chứng của BPTNMT phát triển chậm. Những triệu chứng đầu tiên có vẻ nhẹ, bệnh nhân thường cho rằng đây là chuyện không đáng quan tâm:
Ho - khi đầu vào buổi sáng, sau đó dần dần ho nhiều lần suốt ngày đêm
Ho ra đờm - lúc đầu ít, loãng, càng về sau càng đặc, khó khạc lên, trường hợp xảy ra bội nhiễm, bệnh nhân ho ra đờm màu xanh, màu vàng.
Khó thở - lúc đầu chỉ thỉnh thoảng. Khi bệnh nặng, người bệnh luôn luôn thấy khó thở, không di chuyển được - nhiều trường hợp phải dùng mặt nạ thở ôxy trường kỳ
Thở khò khè hay như hen suyễn - do phế nang bị sưng và đàm làm nghẽn
Mệt nhọc, thiếu sức
Ngực bị nén
Viêm phổi
Điều trị
Loại bỏ các yếu tố nguy cơ:
Các yếu tố nguy cơ
Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ gây BPTNMT hàng đầu. Người hút thuốc dễ bị BPTNMT gấp 10 lần hơn người không hút thuốc. 80-90% bệnh nhân BPTNMT có hút thuốc. Gần 50% những người hút thuốc lâu dài sẽ bị BPTNMT (hút >20gói năm thì nguy cơ bị COPD là rất cao). Hút thuốc lá thụ động cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Chú ý nhất là phụ nữ hút thuốc lá trong khi có thai nó ảnh hưởng không những phổi và sức khoẻ của người mẹ mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự trưởng thành của phổi con.
Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường trong nhà với khói lò sưởi, khói bếp rơm, rạ, củi, than... gây nên khoảng 20% các trường hợp BPTNMT trên thế giới. Ô nhiễm không khí với khói của các nhà máy, khói của các động cơ giao thông, khói, bụi nghề nghiệp cũng là các yếu tố nguy cơ gây bệnh.
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ dưới 8 tuổi làm ảnh hưởng đến các lớp tế bào biểu mô làm giảm khả năng chống đỡ của phổi. Nhiễm virut, đặc biệt là virut hợp bào đường hô hấp làm tăng tính phản ứng phế quản, tạo cơ hội cho bệnh phát triển.
Triệu chứng của BPTNMT phát triển chậm. Những triệu chứng đầu tiên có vẻ nhẹ, bệnh nhân thường cho rằng đây là chuyện không đáng quan tâm:
Ho - khi đầu vào buổi sáng, sau đó dần dần ho nhiều lần suốt ngày đêm
Ho ra đờm - lúc đầu ít, loãng, càng về sau càng đặc, khó khạc lên, trường hợp xảy ra bội nhiễm, bệnh nhân ho ra đờm màu xanh, màu vàng.
Khó thở - lúc đầu chỉ thỉnh thoảng. Khi bệnh nặng, người bệnh luôn luôn thấy khó thở, không di chuyển được - nhiều trường hợp phải dùng mặt nạ thở ôxy trường kỳ
Thở khò khè hay như hen suyễn - do phế nang bị sưng và đàm làm nghẽn
Mệt nhọc, thiếu sức
Ngực bị nén
Viêm phổi
Điều trị
Loại bỏ các yếu tố nguy cơ:
- Thuốc lá: thuốc lá là nguy cơ hàng đầu gây nên COPD, bỏ hút thuốc lá, thuốc lào làm giảm đáng kể nguy cơ mắc COPD. Cần gaimr hút thuốc lá chủ động và bị động.
- Ô nhiễm không khí: khói bụi, nghề nghiệp, bụi nhà, khõi bếp…bệnh nhân cần hạn chế những nghề có khói bụi cao.
- Nhiễm khuẩn hô hấp: cần bảo vệ hệ hô hấp tốt khi đi ra ngoài, nếu xuất hiện nhiễm khuẩn đường hô hấp cần đến khám bác sĩ để có hướng điều trị đúng nhất.
- Đợt cấp: kháng sinh 2 – 3 tuần, dùng nhóm Cephalosporin thế hệ 1,2,3 hoặc Ampicilin+Quinolon, thuốc giãn phế quản: salbutamol, Combivent; Corticoid uống hoặc tiêm tĩnh mạch, thuốc long đờm; phục hồi chức năng hô hấp, vỗ rung lồng ngực.