Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thường xuất hiện ở khu vực tá tràng (phần đầu ruột non ngay sau dạ dày) nhiều hơn 4 lần so với viêm loét ở khu vực dạ dày. Theo thống kê có đến khoảng 4% các trường hợp bị viêm loét dạ dày là do các khối u ác tính. Chính vì thế cần thường xuyên đi kiểm tra, xét nghiệm để sớm phát hiện ung thư và loại bỏ các nguy cơ nguy hiểm này. Để biết thêm các thông tin khác về viêm loét dạ dày tá tràng, mời bạn theo dõi vào bài viết sau đây.
1. Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh gì?
Viêm loét dạ dày là tình trạng acid dạ dày dư thừa và vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày làm tổn thương niêm mạc. Sau một thời gian dài không điều trị, tình trạng này sẽ diễn biến thành những vết loét viêm nhiễm tại thành dạ dày, thành ruột. Người bệnh cần nắm được các triệu chứng viêm loét để phát hiện và có cách xử lý sớm.
Viêm loét là một bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc khá cao (Châu Á khoảng hơn 10% và ở phương Tây là 4-6% dân số). Bệnh thường gặp nhất ở lứa tuổi từ 30-50 tuổi và tỷ lệ mắc ở nam giới thường cao hơn nữ giới.
Viêm loét tá tràng gây ra các tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (Được hiểu là phần đầu của ruột non). Tổn thương trong bệnh này thường gây bào mòn lớp niêm mạc (màng lót trong cùng) ở dạ dày hoặc tá tràng, khiến cho lớp cấu trúc bên dưới thành dạ dày hoặc ruột bị lộ ra, dễ viêm nhiễm.
Trong bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, vết loét ở tá tràng thường gặp hơn cả, nó có thể chiếm đến 95%. Trong khi đó, vết loét dạ dày thường trong khoảng 60% mà 25% trong tổng số trường hợp nằm ở bờ cong nhỏ của dạ dày.
2. Triệu chứng viêm loét dạ dày.
Với những trường hợp điển hình (đa số): Người bệnh sẽ cảm thấy các cơn đau quặn thắt kèm theo cảm giác nóng rát khó chịu tại vùng thượng vị. Cơn đau khu trú tại một vùng và thường có tính chu kỳ lặp đi lặp lại vào một giờ nhất định. Điển hình trong bệnh viêm loét dạ dày, cơn đau thường xuất hiện từ 1-3 giờ sau khi ăn, còn trong bệnh loét tá tràng thì cơn đau sẽ thường xuất hiện từ 3-5 giờ sau khi ăn.
Nếu người bệnh dùng thuốc antacide, uống sữa ấm thì cơn đau sẽ giảm. Trường hợp người bệnh ăn đồ chua, có tính acid cao thì cơn đau sẽ tăng nặng hơn. Cơn đau cũng có tính chất chu kỳ vì nó thường tái phát vào mùa lạnh.
Một số trường hợp không điển hình (không phổ biến): Người bệnh có các cơn đau không liên quan đến bữa ăn, cơn đau cũng không có tính chu kỳ hoặc có trường hợp hoàn toàn không có triệu chứng nào.
Tuy nhiên, các triệu chứng chỉ mang tính chất gợi ý chứ không thể thay thế các thủ thuật chẩn đoán chuyên khoa. Trong thăm khám, bác sĩ sẽ cần dựa vào một số triệu chứng khác để việc chẩn đoán được chính xác nhất.
Hầu hết những người bị bệnh viêm loét đều mắc phải một số dấu hiệu điển hình như sau. Cân nhắc tới bệnh viện thăm khám và làm các xét nghiệm nếu bạn gặp phải một số triệu chứng viêm loét dạ dày này.
3. Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng
Khi bạn ăn, dạ dày sản xuất axit hydrochloric và một loại enzyme gọi là pepsin để tiêu hóa thức ăn.
Không phải ai bị loét cũng bị nhiễm H pylori. Việc sử dụng thuốc Aspirin và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể gây loét nếu dùng thường xuyên.
Một số loại trị liệu y tế có thể góp phần hình thành loét dạ dày tá tràng. Các yếu tố nguyên nhân sau đây có thể làm suy yếu hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày làm tăng khả năng bị loét và làm chậm quá trình lành vết loét bao tử hiện có.
4. Phòng ngừa viêm loét dạ dày như thế nào?
Tăng cấp độ phòng ngừa ở đây chính là việc: Điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt và ăn uống, học cách cân bằng cảm xúc, không để bản thân căng thẳng quá mức trong thời gian dài, không phụ thuộc vào việc dùng kháng sinh, không “chiều chuộng” quá mức sở thích ăn uống không lành mạnh, không chủ quan trước những triệu chứng cảnh báo sớm của cơ thể, không tự ý “kê đơn, bắt bệnh” thay bác sĩ trong điều trị…
Để giảm thiểu triệu chứng viêm loét dạ dày và ngăn chặn căn bệnh này, bạn cần lưu ý một số điều sau:
1. Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh gì?
Viêm loét dạ dày là tình trạng acid dạ dày dư thừa và vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày làm tổn thương niêm mạc. Sau một thời gian dài không điều trị, tình trạng này sẽ diễn biến thành những vết loét viêm nhiễm tại thành dạ dày, thành ruột. Người bệnh cần nắm được các triệu chứng viêm loét để phát hiện và có cách xử lý sớm.
Viêm loét là một bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc khá cao (Châu Á khoảng hơn 10% và ở phương Tây là 4-6% dân số). Bệnh thường gặp nhất ở lứa tuổi từ 30-50 tuổi và tỷ lệ mắc ở nam giới thường cao hơn nữ giới.
Viêm loét tá tràng gây ra các tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (Được hiểu là phần đầu của ruột non). Tổn thương trong bệnh này thường gây bào mòn lớp niêm mạc (màng lót trong cùng) ở dạ dày hoặc tá tràng, khiến cho lớp cấu trúc bên dưới thành dạ dày hoặc ruột bị lộ ra, dễ viêm nhiễm.
Trong bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, vết loét ở tá tràng thường gặp hơn cả, nó có thể chiếm đến 95%. Trong khi đó, vết loét dạ dày thường trong khoảng 60% mà 25% trong tổng số trường hợp nằm ở bờ cong nhỏ của dạ dày.
2. Triệu chứng viêm loét dạ dày.
Với những trường hợp điển hình (đa số): Người bệnh sẽ cảm thấy các cơn đau quặn thắt kèm theo cảm giác nóng rát khó chịu tại vùng thượng vị. Cơn đau khu trú tại một vùng và thường có tính chu kỳ lặp đi lặp lại vào một giờ nhất định. Điển hình trong bệnh viêm loét dạ dày, cơn đau thường xuất hiện từ 1-3 giờ sau khi ăn, còn trong bệnh loét tá tràng thì cơn đau sẽ thường xuất hiện từ 3-5 giờ sau khi ăn.
Nếu người bệnh dùng thuốc antacide, uống sữa ấm thì cơn đau sẽ giảm. Trường hợp người bệnh ăn đồ chua, có tính acid cao thì cơn đau sẽ tăng nặng hơn. Cơn đau cũng có tính chất chu kỳ vì nó thường tái phát vào mùa lạnh.
Một số trường hợp không điển hình (không phổ biến): Người bệnh có các cơn đau không liên quan đến bữa ăn, cơn đau cũng không có tính chu kỳ hoặc có trường hợp hoàn toàn không có triệu chứng nào.
Tuy nhiên, các triệu chứng chỉ mang tính chất gợi ý chứ không thể thay thế các thủ thuật chẩn đoán chuyên khoa. Trong thăm khám, bác sĩ sẽ cần dựa vào một số triệu chứng khác để việc chẩn đoán được chính xác nhất.
Hầu hết những người bị bệnh viêm loét đều mắc phải một số dấu hiệu điển hình như sau. Cân nhắc tới bệnh viện thăm khám và làm các xét nghiệm nếu bạn gặp phải một số triệu chứng viêm loét dạ dày này.
- Đau bụng vùng thượng vị: Đây là triệu chứng viêm loét dạ dày chính biểu hiện là những cơn đau đột ngột dữ dội xuất hiện khi người bệnh ăn quá no hoặc quá đói. Đau cũng có thể âm ỉ mỗi ngày vào lúc nửa đêm, rạng sáng. Đau nhói có lúc lan ra sau lưng và quặn lên từng cơn. Mức độ nghiêm trọng và thời gian đau còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà có thể kéo dài từ vài phút đến vài tiếng. Bạn có thể cảm thấy đau đớn như thiêu đốt vùng bụng hoặc như bị dao đâm. Những cơn đau này có thể được tạm xoa dịu bằng thức ăn hoặc thuốc uống kháng axit OTC.
- Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua gây rát thượng vị: Dấu hiệu này thường gặp trong thời kỳ đầu mắc bệnh. Tuy nhiên chứng ợ nóng gây rát thượng vị thì sẽ thường xuyên gặp ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày hơn.
- Đầy bụng, buồn nôn và nôn: Dạ dày bị tổn thương khiến cho việc tiêu hóa kém gây tình trạng đầy bụng, ăn không tiêu. Kèm theo đó là chứng buồn nôn và nôn khi dung nạp quá nhiều thức ăn mà dạ dày không kịp tiêu hóa.
- Mất ngủ: Bụng đầy hơi, cảm giác nặng nề khiến cho người bệnh khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Ngoài ra, trường hợp bụng đói và đau lúc nửa đêm cũng là gây ra hiện tượng mất ngủ.
- Rối loạn tiêu hóa: Tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy thường dễ gặp phải ở người bệnh viêm loét dạ dày do quá trình tiêu hóa không ổn định.
- Sút cân đột ngột: Khi bộ máy tiêu hóa gặp vấn đề thì không thể tổng hợp được chất dinh dưỡng do cơ thể gây nên tình trạng giảm cân, cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
3. Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng
Khi bạn ăn, dạ dày sản xuất axit hydrochloric và một loại enzyme gọi là pepsin để tiêu hóa thức ăn.
- Thức ăn được tiêu hóa một phần trong dạ dày và sau đó chuyển sang tá tràng và tiếp tục quá trình.
- Loét dạ dày tá tràng xảy ra khi axit và enzyme vượt qua các cơ chế bảo vệ của đường tiêu hóa và làm xói mòn thành niêm mạc.
Không phải ai bị loét cũng bị nhiễm H pylori. Việc sử dụng thuốc Aspirin và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể gây loét nếu dùng thường xuyên.
Một số loại trị liệu y tế có thể góp phần hình thành loét dạ dày tá tràng. Các yếu tố nguyên nhân sau đây có thể làm suy yếu hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày làm tăng khả năng bị loét và làm chậm quá trình lành vết loét bao tử hiện có.
- Aspirin, thuốc chống viêm không steroid (như ibuprofen và naproxen) và các thuốc chống viêm mới hơn (như celecoxib [ Celebrex ])
- Rượu
- Stress: thể chất (chấn thương nặng hoặc bỏng, phẫu thuật lớn)
- Caffeine
- Hút thuốc lá nhiều
- Xạ trị: sử dụng cho các bệnh như ung thư.
- Người cao tuổi mắc các bệnh như viêm khớp đặc biệt dễ bị tổn thương.
- Những người đã bị loét dạ dày từ trước hoặc chảy máu đường ruột có nguy cơ cao hơn bình thường.
- Nếu một người dùng các loại thuốc này thường xuyên, các biện pháp thay thế nên được thảo luận với một bác sĩ chuyên khoa.
- Phân làm ô nhiễm thực phẩm hoặc nước (thường thông qua vệ sinh cá nhân kém).
- Các vi khuẩn trong phân đi vào đường tiêu hóa của những người tiêu thụ thực phẩm hoặc nước này.
- Điều này được gọi là lây truyền qua đường phân-miệng và là một cách phổ biến cho nhiễm trùng lây lan.
- Người bệnh mới bị loét dạ dày thường phát triển các triệu chứng trong vòng một vài tuần.
- Các nhà nghiên cứu đang cố gắng khám phá những gì khác biệt về những người phát triển bệnh
- Bệnh phổ biến hơn ở người lớn tuổi, mặc dù người ta cho rằng nhiều người bệnh có thể do nhiễm bệnh từ thời thơ ấu và mang vi khuẩn trong suốt cuộc đời của họ.
- Bệnh cũng phổ biến hơn trong những hộ gia đình có nhiều người sống cùng nhau, dùng chung phòng tắm và nhà bếp.
4. Phòng ngừa viêm loét dạ dày như thế nào?
Tăng cấp độ phòng ngừa ở đây chính là việc: Điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt và ăn uống, học cách cân bằng cảm xúc, không để bản thân căng thẳng quá mức trong thời gian dài, không phụ thuộc vào việc dùng kháng sinh, không “chiều chuộng” quá mức sở thích ăn uống không lành mạnh, không chủ quan trước những triệu chứng cảnh báo sớm của cơ thể, không tự ý “kê đơn, bắt bệnh” thay bác sĩ trong điều trị…
Để giảm thiểu triệu chứng viêm loét dạ dày và ngăn chặn căn bệnh này, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Hạn chế dùng các loại thuốc kháng sinh như ibuprofen, aspirin, naproxen…
- Không được uống quá 2 ly đồ uống có cồn, cafe mỗi ngày, bỏ hút thuốc lá.
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
- Ăn các loại thực phẩm được nấu chín, an toàn.
- Chia nhỏ các bữa ăn, ăn chậm nhai kỹ và nên ăn các thức ăn mềm.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cần thiết từ rau xanh, ngũ cốc, trứng, thịt cá…
- Hạn chế các thức ăn cay nóng, thức ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều giàu mỡ….
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao đơn giản như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga…