Bệnh tăng huyết áp hay bệnh cao huyết áp là một trong những bệnh mãn tính phổ biến nhất ở những người cao tuổi trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Sự phổ biến lan rộng của bệnh được cho là có liên quan đến chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, chế độ tập luyện chưa cân đối và riêng ở Việt Nam, người bệnh chưa có thói quen tuân thủ sử dụng thuốc theo lời bác sĩ. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần biết nhất khi nói đến bệnh Tăng huyết áp.
1. Bệnh tăng huyết áp (cao huyết áp) là gì?
Cao huyết áp hay còn gọi là tăng huyết áp, xảy ra khi áp lực máu lên các thành động mạch cao hơn so với bình thường. Bạn có thể mắc cao huyết áp trong nhiều năm mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Mặc dù không có triệu chứng, nhưng về lâu dài bạn có thể mắc các biến chứng tăng huyết áp trầm trọng, bao gồm đau tim và đột quỵ.
Khi đo huyết áp, người ta dùng 2 số đo là huyết áp tâm thu (số đứng trước) và huyết áp tâm trương (số đứng sau) ví dụ như 120/80 mmHg. Bạn bị cao huyết áp khi một hoặc cả hai chỉ số quá cao so với bình thường (Lưu ý: Những chỉ số dưới đây áp dụng đối với những người không dùng thuốc huyết áp và chưa có tiền sử bệnh).
  • Huyết áp bình thường hầu như thấp hơn 120/80mmHg
  • Cao huyết áp là khi huyết áp của bạn đạt mức 140/90mmHg hoặc cao hơn trong một thời gian dài
  • Nếu chỉ số huyết áp của bạn là 120/80mmHg hoặc cao hơn, nhưng dưới 140/90mmHg thì đó là tiền cao huyết áp.
2. Huyết áp cao là bao nhiêu?
Như đề cập ở trên, huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch. Huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số (Huyết áp tâm thu/Huyết áp tâm trương):
  • Huyết áp tâm thu (ứng với giai đoạn tim co bóp tống máu đi): có giá trị cao hơn do dòng máu trong động mạch lúc này đang được tim đẩy đi.
  • Huyết áp tâm trương (ứng với giai đoạn giãn nghỉ giữa hai lần đập liên tiếp của tim): có giá trị thấp hơn do mạch máu lúc này không phải chịu áp lực tống máu từ tim.
Để trả lời cho vấn đề “Huyết áp cao là bao nhiêu”, hàng loạt các hướng dẫn điều trị của những quốc gia, hiệp hội và nhiều nhà khoa học hàng đầu về tim mạch trên thế giới đã được đưa ra. Việc chẩn đoán và chiến lược điều trị của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch tại nước ta hiện nay thường tuân theo hướng dẫn điều trị cập nhật của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC). Theo hướng dẫn mới cập nhật của ESC năm 2018, tùy vào mức độ nghiêm trọng, cao huyết áp được phân loại như sau:
    • Huyết áp tối ưu: dưới 120/80 mmHg;
    • Huyết áp bình thường: từ 120/80 mmHg trở lên;
    • Huyết áp bình thường cao: từ 130/85 mmHg trở lên;
    • Tăng huyết áp độ 1: từ 140/90 mmHg trở lên;
    • Tăng huyết áp độ 2: từ 160/100 mmHg trở lên;
    • Tăng huyết áp độ 3: từ 180/110 mmHg trở lên;
    • Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, trong khi huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg
    • Tiền tăng huyết áp khi:
  • Huyết áp tâm thu > 120-139mmHg và huyết áp tâm trương > 80-89mmHg
    Ngoài ra, theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp đạt dưới 120/80 mmHg được coi là mức bình thường. Khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tình trạng tăng huyết áp.
3. Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng huyết áp cao là gì?

Những dấu hiệu và triệu chứng huyết áp cao là gì


Hầu hết những người bị cao huyết áp không có triệu chứng hoặc dấu hiệu cao huyết áp nào mặc dù bệnh đang khá nghiêm trọng. Rất ít người trong số họ có một số triệu chứng huyết áp cao như đau đầu, khó thở hoặc chảy máu cam.
Tuy nhiên, các dấu hiệu và triệu chứng huyết áp cao không rõ ràng và thường không xảy ra cho đến khi bệnh đã đạt đến giai đoạn nghiêm trọng hay có thể đe dọa tính mạng.
4. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân huyết áp cao là gì?
Có hai loại tăng huyết áp với các nguyên nhân khác nhau:
  • Cao huyết áp vô căn: không có nguyên nhân cụ thể. Trong trường hợp này, tăng huyết áp thường là do di truyền và xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
  • Cao huyết áp thứ cấp: là hệ quả của một số bệnh như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận hay sử dụng thuốc tránh thai, thuốc chữa cảm, cocaine hoặc uống rượu quá mức.
5. Những ai có nguy cơ mắc cao huyết áp?
Sau đây là một số đối tượng phổ biến của bệnh cao huyết áp:
  • Người lớn tuổi: Hệ thống thành mạch máu không còn duy trì được độ đàn hồi như trước, dẫn đến cao huyết áp;
  • Giới tính: Tỷ lệ đàn ông dưới 45 tuổi mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ, tuy nhiên phụ nữ sau mãn kinh lại có nhiều khả năng bị cao huyết áp hơn so với đàn ông cũng vào độ tuổi này;
  • Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp thường cao hơn đối với các thành viên trong gia đình (cha mẹ hoặc anh chị) có tiền sử mắc bệnh tim mạch.
Những yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, bao gồm:
  • Thừa cân béo phì;
  • Lối sống tĩnh tại, lười vận động;
  • Ăn uống không lành mạnh;
  • Ăn quá nhiều muối;
  • Sử dụng lạm dụng rượu, bia;
  • Hút thuốc lá;
  • Căng thẳng thường xuyên.
6. Các biến chứng thường gặp của bệnh tăng huyết áp
– Tăng huyết áp sẽ dẫn tới các biến chứng tim mạch: suy tim, nhồi máu cơ tim, và bệnh động mạch vành..
– Các biến chứng về não như: tai biến mạch não, xuất huyết não, nhũn não, và bệnh não do tăng huyết áp.
– Các biến chứng về thận: đái ra protein, suy thận…
– Các biến chứng về mắt, và tiến triển theo các giai đoạn, hay thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.
– Các biến chứng về mạch ngoại vi, đặc biệt nguy hiểm là các biến chứng về tách thành động mạch chủ, có thể dẫn đến chết người.
Cao huyết áp biến chứng3

– Hầu hết các bệnh nhân bị tăng huyết áp thường không có các dấu hiệu nào cảnh báo trước.
– Những quan điểm trước đây cho rằng cứ tăng huyết là phải đau đầu, mặt đỏ bừng, hay bệnh cao huyết áp là bệnh của người béo, là hết sức sai lầm. Vì nhiều khi, thấy xuất hiện triệu chứng đau đầu, đây có thể là sự kết thúc của người bệnh tăng huyết áp do đã bị tai biến mạch não.
Do vậy, việc kiểm tra huyết áp thường xuyên, rất quan trọng.
– Tăng huyết áp ở người lớn, đa số đều là do hậu quả của một số bệnh lí khác, chỉ một số nhỏ, dưới 5% là tăng huyết áp vì một số nguyên nhân khác. Vì vậy, những người mắc bệnh cao huyết áp, sẽ không có dấu hiệu thể hiện bệnh huyết áp cao, vì không có gì khác biệt so với nhiều bình thường.

Cao huyết áp biến chứng4


Rất nhiều người từ lúc bị bệnh cho đến khi xảy ra các biến chứng của tăng huyết áp, hay thậm chí là tử vong rồi thì người nhà mới biết họ bị huyết áp cao. Vậy nên, việc hiểu rõ và việc khống chế tăng huyết áp là cực kì quan trọng.
– Tăng huyết áp nếu như không được điều trị đúng cách và đầy đủ thì sẽ dẫn đến rất nhiều những biến chứng nặng nề, hay thậm chí là có thể gây tử vong, hoặc để lại nhiều di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, hạn chế sức lao động của người bệnh..

7.Làm thế nào để chữa tăng huyết áp và có huyết áp bình thường?
Giảm huyết áp để có huyết áp bình, chủ yếu phụ thuộc rất nhiều vào bản thân người bệnh. Việc thay đổi lối sống đóng một vai trò quyết định.

Cao huyết áp biến chứng5

+ Tập luyện Thể dục thể thao với mức độ phù hợp với từng cá nhân, đồng thời kết hợp với chế độ ăn hợp lý, và duy trì cân nặng ở trong giới hạn bình thường, sẽ giảm đáng kể nguy cơ bị mắc các bệnh lý về tim mạch.
+ Thêm vào đó, thì người bệnh phải dùng thuốc đúng, và đầy đủ, liên tục theo chỉ định của thầy thuốc.
+ Nếu người bệnh nghiêm túc thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ, thì chỉ những biện pháp dù đơn giản, cũng có hiệu quả đáng kể.
+ Khi có chỉ định về việc dùng thuốc để điều trị, thì cần tuân thủ chặt chẽ theo đúng các hướng dẫn của bác sĩ.
+ Những nghiên cứu gần đây cho thấy, việc sử dụng đúng các loại thuốc hạ huyết áp, không chỉ làm giảm huyết áp về mức như mong muốn, mà còn giúp giảm đáng kể các biến chứng của bệnh cao huyết áp gây ra.
+ Hiện nay, trên thị trường ngày càng có nhiều loại thuốc có hiệu quả cao trong việc điều trị tăng huyết áp, mà lại ít tác dụng phụ.
-Tuy nhiên, một vấn đề khá nan giải nữa là sự tuân thủ việc điều trị của người bệnh cao huyết áp còn kém.
Tóm lại việc chữa trị tăng huyết áp chủ yếu dựa vào người bệnh.
Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm: Giáo trình nội khoa cơ sở
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top