Đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường) là bệnh nội tiết - chuyển hóa rất thường gặp. Bệnh có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới và đang trở thành vấn đề lớn cho sức khỏe cộng đồng. Đái tháo đường nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe người bệnh. Việt Nam đang nằm trong top 10 nước có tỷ lệ gia tăng các ca mắc đái tháo đường nhiều nhất thế giới với tỷ lệ 5.5% mỗi năm. Nhiều người không biết mình bị mắc đái tháo đường cho đến khi có các biến chứng như: tim mạch, thần kinh, suy thận…
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân
+Do di truyền
+Nguyên nhân ngoài tụy:
Cường giáp
Cường tuyến yên trước
Cường vỏ thượng thận
Do thuốc: Corticoid
Yếu tố nguy cơ
+Béo phì (BMI>25)
+Phụ nữ từng bị đái tháo đường thai kỳ hoặc sinh con trên 4kg
+Tăng huyết áp
+Rối loạn chuyển hóa khác: Lipid, Acid Uric…
+Chế độ ăn mất cân bằng chất béo, thừa năng lượng
+Người ít vận động…
Triệu chứng lâm sàng
Giai đoạn toàn phát: (4 triệu chứng)
+Ăn nhiều: Bệnh nhân ăn nhiều, ngày ăn 3-4 bữa, vừa ăn xong đã đói muốn ăn nữa
+Uống nhiềuo Glucose máu đã kéo nước từ trong mô vào máu, tạo nên cảm giác mất nước, bệnh nhân uống nhiều, ngày uống 3-4l (5-6l) miệng luôn khát nước.
+Đái nhiều:
+Gầy sút cân nhiều: Thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường typ I, bệnh nhân ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân do mô cơ không nhận đủ glucose để hoạt động.
Phân biệt đái tháo đường typ I và typ II
Cận lâm sàng:
-Xét nghiệm chẩn đoán xác định: Glucose máu
+Glucose máu lúc đói ( sau ăn từ 10h trở lên) >=7.0 mmol/l (làm 2 lần)
+Glucose máu bất kỳ >= 11.1 mmol/l + Triệu chứng lâm sàng + Glucose niệu
+Glucose máu 2h sau khi uống glucose >= 11.1 mmol/l
-Xét nghiệm phát hiện biến chứng:
+Xquang tim phổi
+Ure, creatinin, protein niệu, bạch cầu niệu…
+Triglyceride, cholesterol, LDL-C, HDL-C
+Điện tim, soi đáy mắt…
-Xét nghiệm theo dõi, đánh giá kết quả điều trị: HbA1C
Biến chứng
Biến chứng cấp tính
-Hôn mê tăng đường huyết
-Hôn mê hạ đường huyết (glucose máu < 3.3 mmol/l)
+Nguyên nhân: - Nhịn ăn
-Hoạt động thể lực quá mức
-Quá liều Insulin
Biến chứng mạn tính
-Biến chứng mạch máu:
+ Mạch máu nhỏ: Bệnh lý thận do đái tháo đường
Bệnh lý võng mạc
+Mạch máu lớn: Tai biến mạch máu não
Thiếu máu cục bộ cơ tim
Tắc nghẽn động mạch chi dưới
-Biến chứng thần kinh:
+Viêm đa dây thần kinh
+Tổn thương thần kinh chi phối đường tiêu hóa: rối loạn nuốt, trào ngược.
-Biến chứng nhiễm trùng:
+Ngoài da: Mụn nhọt, ngứa
+Viêm lợi
+Viêm phổi, lao phổi
+Bàn chân ĐTĐ: Phối hợp tổn thương mạch máu + thần kinh + nhiễm trùng => cục chai, đám loét, nhiễm trùng khá đặc hiệu.
Điều trị
Mục tiêu: Cân bằng đường máu, làm giảm các triệu chứng, làm chậm xuất hiện các biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chỉ định dùng Insulin duy trì đối với ĐTĐ typ I. Đối với typ II, chỉ sử dụng Insulin khi điều trị thuốc viên thất bại, bệnh nhân xuất hiện các biến chứng cấp tính, và một số trường hợp khác như : stress, nhiễm khuẩn nặng, phẫu thuật, có thai.
Lưu ý: Tiêm dưới da trước ăn 30 phút, thay đổi vị trí tiêm, mỗi mũi tiêm cách nhau 3-5cm, không tiêm một vùng quá 3 lần.
Các loại thuốc uống được chỉ định trong điều trị ĐTĐ:
· Nhóm kích thích tụy sản xuất Insulin:
Diamicron MR 30mg: 1 lần/ngày, trước ăn 10-20 phút
Amaryl 2mg, 4mg: 1 lần/ngày, trước ăn 10-20 phút
· Nhóm ức chế men alpha glucosidase
Glucobay: 3 lần/ngày, uống trong bữa ăn.
Nguồn: sưu tầm
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân
- Nguyên phát:
+Do di truyền
- Thứ phát:
+Nguyên nhân ngoài tụy:
Cường giáp
Cường tuyến yên trước
Cường vỏ thượng thận
Do thuốc: Corticoid
Yếu tố nguy cơ
+Béo phì (BMI>25)
+Phụ nữ từng bị đái tháo đường thai kỳ hoặc sinh con trên 4kg
+Tăng huyết áp
+Rối loạn chuyển hóa khác: Lipid, Acid Uric…
+Chế độ ăn mất cân bằng chất béo, thừa năng lượng
+Người ít vận động…
Triệu chứng lâm sàng
Giai đoạn toàn phát: (4 triệu chứng)
+Ăn nhiều: Bệnh nhân ăn nhiều, ngày ăn 3-4 bữa, vừa ăn xong đã đói muốn ăn nữa
+Uống nhiềuo Glucose máu đã kéo nước từ trong mô vào máu, tạo nên cảm giác mất nước, bệnh nhân uống nhiều, ngày uống 3-4l (5-6l) miệng luôn khát nước.
+Đái nhiều:
+Gầy sút cân nhiều: Thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường typ I, bệnh nhân ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân do mô cơ không nhận đủ glucose để hoạt động.
Phân biệt đái tháo đường typ I và typ II
Đặc điểm | Typ I | Typ II |
Tỉ lệ mắc | 10-15% | 85-90% |
Tuổi khởi bệnh | <30 tuổi | >40 tuổi |
Tạng cơ thể | Gầy, bình thường | Béo, béo phì |
Triệu chứng lâm sàng | Rầm rộ | Ít rầm rộ |
Thụ thể Insulin | Hiếm khi bị tổn thương | Thường bị tổn thương |
Insulin huyết tương | Thấp, không có | Bình thường, cao |
-Xét nghiệm chẩn đoán xác định: Glucose máu
+Glucose máu lúc đói ( sau ăn từ 10h trở lên) >=7.0 mmol/l (làm 2 lần)
+Glucose máu bất kỳ >= 11.1 mmol/l + Triệu chứng lâm sàng + Glucose niệu
+Glucose máu 2h sau khi uống glucose >= 11.1 mmol/l
-Xét nghiệm phát hiện biến chứng:
+Xquang tim phổi
+Ure, creatinin, protein niệu, bạch cầu niệu…
+Triglyceride, cholesterol, LDL-C, HDL-C
+Điện tim, soi đáy mắt…
-Xét nghiệm theo dõi, đánh giá kết quả điều trị: HbA1C
Biến chứng
Biến chứng cấp tính
-Hôn mê tăng đường huyết
-Hôn mê hạ đường huyết (glucose máu < 3.3 mmol/l)
+Nguyên nhân: - Nhịn ăn
-Hoạt động thể lực quá mức
-Quá liều Insulin
Biến chứng mạn tính
-Biến chứng mạch máu:
+ Mạch máu nhỏ: Bệnh lý thận do đái tháo đường
Bệnh lý võng mạc
+Mạch máu lớn: Tai biến mạch máu não
Thiếu máu cục bộ cơ tim
Tắc nghẽn động mạch chi dưới
-Biến chứng thần kinh:
+Viêm đa dây thần kinh
+Tổn thương thần kinh chi phối đường tiêu hóa: rối loạn nuốt, trào ngược.
-Biến chứng nhiễm trùng:
+Ngoài da: Mụn nhọt, ngứa
+Viêm lợi
+Viêm phổi, lao phổi
+Bàn chân ĐTĐ: Phối hợp tổn thương mạch máu + thần kinh + nhiễm trùng => cục chai, đám loét, nhiễm trùng khá đặc hiệu.
Điều trị
Mục tiêu: Cân bằng đường máu, làm giảm các triệu chứng, làm chậm xuất hiện các biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chỉ định dùng Insulin duy trì đối với ĐTĐ typ I. Đối với typ II, chỉ sử dụng Insulin khi điều trị thuốc viên thất bại, bệnh nhân xuất hiện các biến chứng cấp tính, và một số trường hợp khác như : stress, nhiễm khuẩn nặng, phẫu thuật, có thai.
Lưu ý: Tiêm dưới da trước ăn 30 phút, thay đổi vị trí tiêm, mỗi mũi tiêm cách nhau 3-5cm, không tiêm một vùng quá 3 lần.
Các loại thuốc uống được chỉ định trong điều trị ĐTĐ:
· Nhóm kích thích tụy sản xuất Insulin:
Diamicron MR 30mg: 1 lần/ngày, trước ăn 10-20 phút
Amaryl 2mg, 4mg: 1 lần/ngày, trước ăn 10-20 phút
· Nhóm ức chế men alpha glucosidase
Glucobay: 3 lần/ngày, uống trong bữa ăn.
Nguồn: sưu tầm