Hẹp hở van 2 lá là một trong những chứng bệnh tim mạch phổ biến, ở mức độ nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và nếu van hai lá bị hư hỏng nhiều người bệnh sẽ phải thay van.
1. Hẹp hở van 2 lá là gì?
Van hai lá là một trong 4 van của tim, nằm giữa tâm thất trái và tâm nhĩ trái để giữ cho máu chỉ đi một chiều từ tâm nhĩ trái tới tâm thất trái. Máu từ tâm nhĩ trái chảy xuống tâm thất trái. Từ tâm thất trái, máu sẽ được đẩy vào động mạch chủ để đi nuôi toàn bộ cơ thể.
Hẹp hở van hai lá là một bệnh lý xảy ra khi van hai lá của tim gặp phải một trong hai vấn đề sau:
- Hẹp van hai lá: Van hai lá của tim bị thu hẹp khiến cho máu chảy qua khó khăn hơn. Lượng máu vào tâm thất trái sẽ bị thiếu hụt.
- Hở van 2 lá: Van hai lá của tim không thể đóng kín (bị hở) khiến cho máu bị chảy ngược trở lại thay vì bơm đi.
2. Triệu chứng của hẹp hở van 2 lá
Cả hẹp và hở van hai lá đều tiến triển âm thầm qua nhiều năm với các triệu chứng không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Thông thường ở giai đoạn này người bệnh chỉ phát hiện bệnh khi tình cờ khám sức khỏe có thực hiện siêu âm tim. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển ở mức độ nặng thì các triệu chứng sẽ xuất hiện nhiều. Triệu chứng của hở van hai lá và hẹp van hai lá có nhiều nét tương đồng bao gồm:
3. Hẹp hở van 2 lá có nguy hiểm không?
Ở mức độ nhẹ thì hẹp hở van hai lá sẽ không quá nguy hiểm (mức độ nhẹ có thể kéo dài trong hàng chục năm). Tuy nhiên, điều này sẽ thay đổi nếu bệnh tiến triển khiến cho van hai lá bị hư hỏng nhiều hơn.
Với hẹp van hai lá dựa vào các triệu chứng, bác sỹ sẽ đánh giá mức độ nặng nhẹ, tuy nhiên với hở van 2 lá, mức độ nặng của bệnh có thể chia làm 4 độ tương ứng như sau: nhẹ (1/4), vừa (2/4), nhiều (3/4) và rất nhiều (4/4) dựa vào hình ảnh trên các phương tiện thăm dò chức năng tim.
Ở mức độ nặng thì hở hẹp van hai lá có thể gây ra các biến chứng như:
- Suy tim: Trái tim không còn khả năng bơm máu hiệu quả.
- Viêm nội tâm mạc (viêm lớp màng mỏng bao bọc bên trong tim và van tim).
- Rung nhĩ: Tâm nhĩ đập nhanh và hỗ loạn. Điều này làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và đây có thể là nguyên nhân dẫn tới nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não (nguy cơ tai biến ở mạch máu não là cao hơn)…
Tất cả các biến chứng của hẹp hở van hai lá đều có thể khiến cho sức khỏe người bệnh bị suy yếu nghiêm trọng và trong nhiều trường hợp có thể dẫn tới tử vong.
4. Khi nào người bệnh hẹp hở van hai lá cần phải thay van?
Thay van chi phí khá cao và cũng luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định, chính vì vậy đây là giải pháp được cân nhắc sau cùng khi người bệnh hở hẹp van hai lá đã tiến triển ở mức độ nặng (các van tim bị hư hỏng nhiều) trong khi lại không đáp ứng với thuốc điều trị.
Hiện nay có hai loại van chính đó là van tim cơ học và van tim sinh học.
Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể các bác sỹ sẽ tư vấn cho người bệnh lựa chọn loại van tim thích hợp.
Nhìn chung, chi phí thay van hai lá là khá cao, tuy nhiên mức phí cụ thể sẽ phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như bệnh viện thực hiện, loại van mà người bệnh lựa chọn thay, có được bảo hiểm y tế chi trả hay không, loại thẻ bảo hiểm y tế. Cụ thể:
- Nếu người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, đồng thời được bác sĩ chỉ định thay van tim thì chi phí cho một ca phẫu thuật sẽ khoảng 50 triệu- 80 triệu/1 van.
- Nếu người bệnh không có thẻ bảo hiểm y tế, hoặc có thẻ bảo hiểm y tế bác sĩ chưa chỉ định thay van nhưng gia đình và người bệnh vẫn muốn thực hiện thay van theo nguyện vọng thì chi phí khoảng sẽ dao động trong khoảng từ 100-140 triệu/1 van.
Hẹp hở van 2 lá nếu được phát hiện sớm và có giải pháp điều trị hợp lý kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện khoa học thì người bệnh hoàn toàn có thể trì hoãn thay van tim, ngăn ngừa suy tim và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm: Biểu hiện và biến chứng của suy tim
1. Hẹp hở van 2 lá là gì?
Van hai lá là một trong 4 van của tim, nằm giữa tâm thất trái và tâm nhĩ trái để giữ cho máu chỉ đi một chiều từ tâm nhĩ trái tới tâm thất trái. Máu từ tâm nhĩ trái chảy xuống tâm thất trái. Từ tâm thất trái, máu sẽ được đẩy vào động mạch chủ để đi nuôi toàn bộ cơ thể.
Hẹp hở van hai lá là một bệnh lý xảy ra khi van hai lá của tim gặp phải một trong hai vấn đề sau:
- Hẹp van hai lá: Van hai lá của tim bị thu hẹp khiến cho máu chảy qua khó khăn hơn. Lượng máu vào tâm thất trái sẽ bị thiếu hụt.
- Hở van 2 lá: Van hai lá của tim không thể đóng kín (bị hở) khiến cho máu bị chảy ngược trở lại thay vì bơm đi.
2. Triệu chứng của hẹp hở van 2 lá
Cả hẹp và hở van hai lá đều tiến triển âm thầm qua nhiều năm với các triệu chứng không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Thông thường ở giai đoạn này người bệnh chỉ phát hiện bệnh khi tình cờ khám sức khỏe có thực hiện siêu âm tim. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển ở mức độ nặng thì các triệu chứng sẽ xuất hiện nhiều. Triệu chứng của hở van hai lá và hẹp van hai lá có nhiều nét tương đồng bao gồm:
- - Chóng mặt, khó thở, mệt mỏi
- - Tim đập loạn nhịp, đánh trống ngực
- - Ho, tiểu nhiều, khó thở về đêm hoặc khó thở khi nằm
- - Phù, nhận thấy rõ nhất ở chân, mắt cá chân.
3. Hẹp hở van 2 lá có nguy hiểm không?
Ở mức độ nhẹ thì hẹp hở van hai lá sẽ không quá nguy hiểm (mức độ nhẹ có thể kéo dài trong hàng chục năm). Tuy nhiên, điều này sẽ thay đổi nếu bệnh tiến triển khiến cho van hai lá bị hư hỏng nhiều hơn.
Với hẹp van hai lá dựa vào các triệu chứng, bác sỹ sẽ đánh giá mức độ nặng nhẹ, tuy nhiên với hở van 2 lá, mức độ nặng của bệnh có thể chia làm 4 độ tương ứng như sau: nhẹ (1/4), vừa (2/4), nhiều (3/4) và rất nhiều (4/4) dựa vào hình ảnh trên các phương tiện thăm dò chức năng tim.
Ở mức độ nặng thì hở hẹp van hai lá có thể gây ra các biến chứng như:
- Suy tim: Trái tim không còn khả năng bơm máu hiệu quả.
- Viêm nội tâm mạc (viêm lớp màng mỏng bao bọc bên trong tim và van tim).
- Rung nhĩ: Tâm nhĩ đập nhanh và hỗ loạn. Điều này làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và đây có thể là nguyên nhân dẫn tới nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não (nguy cơ tai biến ở mạch máu não là cao hơn)…
Tất cả các biến chứng của hẹp hở van hai lá đều có thể khiến cho sức khỏe người bệnh bị suy yếu nghiêm trọng và trong nhiều trường hợp có thể dẫn tới tử vong.
4. Khi nào người bệnh hẹp hở van hai lá cần phải thay van?
Thay van chi phí khá cao và cũng luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định, chính vì vậy đây là giải pháp được cân nhắc sau cùng khi người bệnh hở hẹp van hai lá đã tiến triển ở mức độ nặng (các van tim bị hư hỏng nhiều) trong khi lại không đáp ứng với thuốc điều trị.
Hiện nay có hai loại van chính đó là van tim cơ học và van tim sinh học.
Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể các bác sỹ sẽ tư vấn cho người bệnh lựa chọn loại van tim thích hợp.
Nhìn chung, chi phí thay van hai lá là khá cao, tuy nhiên mức phí cụ thể sẽ phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như bệnh viện thực hiện, loại van mà người bệnh lựa chọn thay, có được bảo hiểm y tế chi trả hay không, loại thẻ bảo hiểm y tế. Cụ thể:
- Nếu người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, đồng thời được bác sĩ chỉ định thay van tim thì chi phí cho một ca phẫu thuật sẽ khoảng 50 triệu- 80 triệu/1 van.
- Nếu người bệnh không có thẻ bảo hiểm y tế, hoặc có thẻ bảo hiểm y tế bác sĩ chưa chỉ định thay van nhưng gia đình và người bệnh vẫn muốn thực hiện thay van theo nguyện vọng thì chi phí khoảng sẽ dao động trong khoảng từ 100-140 triệu/1 van.
Hẹp hở van 2 lá nếu được phát hiện sớm và có giải pháp điều trị hợp lý kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện khoa học thì người bệnh hoàn toàn có thể trì hoãn thay van tim, ngăn ngừa suy tim và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm: Biểu hiện và biến chứng của suy tim