muasaobang
New member
- Xu
- 0
Bằng lời văn của mình, em hãy kể lại truyện Thầy bói xem voi ( Văn học 6 – Tập 1)
Bài làm
Hôm nay, ngày chủ nhật, năm thầy bói đến cửa Thảo cầm viên để đón khách. Nhưng mãi gần đến trưa vẫn chưa có người khách nào đến xem, mà chỉ thấy lũ lượt người mua vé vào Thảo cầm viên xem các con thú. Vừa buồn vừa tò mò, các thầy liền rủ nhau vào Thảo cầm viên. Nhưng xem gì thì các thầy chưa nghĩ ra, bởi vì các thầy chỉ có hai khả năng cảm nhận: tai nghe và tay sờ!
Một thầy đề nghị:
– Thôi ta cứ vào thử xem sao!
Người bán vé mời các thầy vào xem không phải mua vé. Khi đã vào trong Thảo cầm viên rồi các thầy mới cảm thấy bí. Cần phải bàn xem nên xem cái gì?
Bàn đi bàn lại là nghe thì rất khó, biết nghe cái gì? Nếu có con vẹt biết nói thì nghe cũng được, nhưng lại không có. Nghe khỉ kêu, vượn hót như người ta thường nói thì hình như cũng chẳng lấy gì làm thú lắm, họa chăng chỉ có nghe chim hót thì được, nhưng ngồi ở ngoài đường, nhiều nơi các thầy đã nghe chim hót não cả ruột rồi. Vì những lúc ấy ế khách, bụng dạ đòi cơm hơn là nghe chim hót.
Cuối cùng chỉ còn khả năng sờ là tốt nhất. Phải sờ những con vật gì là lạ để sau còn có chuyện mà nói. Nhưng sờ hươu nai thì nó có đứng yên đâu mà sờ! Mà sờ những con vật lạ nữa như chúa sơn lầm thì… lạy Chúa, tự nhiên dâng thịt đến miệng hùm. Cuối cùng chỉ có voi là hiền lành, to tát, dễ sờ… Thế là các thầy đề nghị với người quản lý Thảo cầm viên cho xem voi.
Người quản lý Thảo cầm viên, thương các thầy mù lòa nên dẫn đến chỗ con voi đang đứng ở giữa khu đất rộng. Đến nơi các thầy đòi xem voi ngay cùng một lúc. Người quản lý đành để các thầy đứng vòng quanh con voi, tưởng để các thầy thay nhau sờ mọi chỗ của voi, ai ngờ thầy đứng chỗ nào thì chỉ sờ chỗ ấy. Cho nên có thầy thì chỉ sờ cái vòi, có thầy sờ cái ngà voi, có thầy thì sờ tai voi, có thầy thì sờ thân voi và có thầy chỉ sờ cái đuôi voi mà thôi.
Ra thôi Thảo cầm viên, mỗi thầy mang một nhận xét về con voi mà mình đã được sờ bằng tay rất chính xác. Một thầy chép miệng nói:
– Voi gì mà nó sun sun như con đỉa thật lớn vậy?
Thầy khác cãi lại ngay:
– Sao lại như đỉa, nó như cái đòn càn thì có!
Lập tức lại có thầy nói rất to:
– Toàn nói láo cả, nó to như một cái cột đình kia!
– Nói tầm bậy, nó như cái quạt rất to!
– Láo toét hết, nó như cái chổi sể cùn mới đúng!
Thế là cuộc cãi vã xảy ra ngày càng căng thẳng, người nọ chê người kia là nói sai, nói láo, từng lúc cuộc “đấu khẩu” tăng lên một mức, đẩy mâu thuẫn hài hước lên một bước cao hơn.
Thật ra thì ai cũng có thực tế, mỗi thầy đều nói đúng một bộ phận của con voi, nhưng chưa đúng với toàn bộ con voi.
Không ai chịu ai, thế là cuộc ẩu đả xảy ra. Các thầy đánh nhau “tóe đầu chảy máu” vì ai cũng nhằm bảo vệ chân lý. Kết cục cuộc đối đầu giữa năm thầy vừa thể hiện cái hài vừa thể hiện cái bi. Hài ở chỗ thầy nào cũng căn cứ vào một bộ phận của con voi để nói khái quát về con voi đầy đủ các bộ phận. Cái bi nảy sinh từ hai điều: trước hết là do sự khiếm khuyết của các thầy không thể nhìn thấy bằng mắt nên không thể biết được toàn bộ, sau đó là bệnh phiến diện, nhìn sự vật một cách méo mó mà cứ chủ quan cho rằng mình đúng nên dẫn đến một trận “sứt đầu mẻ trán” đáng tiếc.
Thầy bói xem voi là câu chuyện giàu kịch tính, có kết cấu mạch lạc. Tác giả dân gian đã chọn một con vật đồ sộ như con voi để tiện cho việc tưởng tượng ra một cốt truyện ngụ ngôn, một bài học quý cho người đời. Bài học ấy nhắc nhở người đời rằng muốn hiểu biết đầy đủ về một sự vật hay hiện tượng phải nhìn nhận toàn diện, không thể chỉ biết một tí mà suy ra một cách chủ quan.
Câu chuyện Thầy bói xem voi mang tính hài hước nhằm phê phán bệnh chủ quan, phiến diện của người đời. Tác giả dân gian đã xây dựng một truyện ngụ ngôn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
Bài làm
Hôm nay, ngày chủ nhật, năm thầy bói đến cửa Thảo cầm viên để đón khách. Nhưng mãi gần đến trưa vẫn chưa có người khách nào đến xem, mà chỉ thấy lũ lượt người mua vé vào Thảo cầm viên xem các con thú. Vừa buồn vừa tò mò, các thầy liền rủ nhau vào Thảo cầm viên. Nhưng xem gì thì các thầy chưa nghĩ ra, bởi vì các thầy chỉ có hai khả năng cảm nhận: tai nghe và tay sờ!
Một thầy đề nghị:
– Thôi ta cứ vào thử xem sao!
Người bán vé mời các thầy vào xem không phải mua vé. Khi đã vào trong Thảo cầm viên rồi các thầy mới cảm thấy bí. Cần phải bàn xem nên xem cái gì?
Bàn đi bàn lại là nghe thì rất khó, biết nghe cái gì? Nếu có con vẹt biết nói thì nghe cũng được, nhưng lại không có. Nghe khỉ kêu, vượn hót như người ta thường nói thì hình như cũng chẳng lấy gì làm thú lắm, họa chăng chỉ có nghe chim hót thì được, nhưng ngồi ở ngoài đường, nhiều nơi các thầy đã nghe chim hót não cả ruột rồi. Vì những lúc ấy ế khách, bụng dạ đòi cơm hơn là nghe chim hót.
Cuối cùng chỉ còn khả năng sờ là tốt nhất. Phải sờ những con vật gì là lạ để sau còn có chuyện mà nói. Nhưng sờ hươu nai thì nó có đứng yên đâu mà sờ! Mà sờ những con vật lạ nữa như chúa sơn lầm thì… lạy Chúa, tự nhiên dâng thịt đến miệng hùm. Cuối cùng chỉ có voi là hiền lành, to tát, dễ sờ… Thế là các thầy đề nghị với người quản lý Thảo cầm viên cho xem voi.
Người quản lý Thảo cầm viên, thương các thầy mù lòa nên dẫn đến chỗ con voi đang đứng ở giữa khu đất rộng. Đến nơi các thầy đòi xem voi ngay cùng một lúc. Người quản lý đành để các thầy đứng vòng quanh con voi, tưởng để các thầy thay nhau sờ mọi chỗ của voi, ai ngờ thầy đứng chỗ nào thì chỉ sờ chỗ ấy. Cho nên có thầy thì chỉ sờ cái vòi, có thầy sờ cái ngà voi, có thầy thì sờ tai voi, có thầy thì sờ thân voi và có thầy chỉ sờ cái đuôi voi mà thôi.
Ra thôi Thảo cầm viên, mỗi thầy mang một nhận xét về con voi mà mình đã được sờ bằng tay rất chính xác. Một thầy chép miệng nói:
– Voi gì mà nó sun sun như con đỉa thật lớn vậy?
Thầy khác cãi lại ngay:
– Sao lại như đỉa, nó như cái đòn càn thì có!
Lập tức lại có thầy nói rất to:
– Toàn nói láo cả, nó to như một cái cột đình kia!
– Nói tầm bậy, nó như cái quạt rất to!
– Láo toét hết, nó như cái chổi sể cùn mới đúng!
Thế là cuộc cãi vã xảy ra ngày càng căng thẳng, người nọ chê người kia là nói sai, nói láo, từng lúc cuộc “đấu khẩu” tăng lên một mức, đẩy mâu thuẫn hài hước lên một bước cao hơn.
Thật ra thì ai cũng có thực tế, mỗi thầy đều nói đúng một bộ phận của con voi, nhưng chưa đúng với toàn bộ con voi.
Không ai chịu ai, thế là cuộc ẩu đả xảy ra. Các thầy đánh nhau “tóe đầu chảy máu” vì ai cũng nhằm bảo vệ chân lý. Kết cục cuộc đối đầu giữa năm thầy vừa thể hiện cái hài vừa thể hiện cái bi. Hài ở chỗ thầy nào cũng căn cứ vào một bộ phận của con voi để nói khái quát về con voi đầy đủ các bộ phận. Cái bi nảy sinh từ hai điều: trước hết là do sự khiếm khuyết của các thầy không thể nhìn thấy bằng mắt nên không thể biết được toàn bộ, sau đó là bệnh phiến diện, nhìn sự vật một cách méo mó mà cứ chủ quan cho rằng mình đúng nên dẫn đến một trận “sứt đầu mẻ trán” đáng tiếc.
Thầy bói xem voi là câu chuyện giàu kịch tính, có kết cấu mạch lạc. Tác giả dân gian đã chọn một con vật đồ sộ như con voi để tiện cho việc tưởng tượng ra một cốt truyện ngụ ngôn, một bài học quý cho người đời. Bài học ấy nhắc nhở người đời rằng muốn hiểu biết đầy đủ về một sự vật hay hiện tượng phải nhìn nhận toàn diện, không thể chỉ biết một tí mà suy ra một cách chủ quan.
Câu chuyện Thầy bói xem voi mang tính hài hước nhằm phê phán bệnh chủ quan, phiến diện của người đời. Tác giả dân gian đã xây dựng một truyện ngụ ngôn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.