BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
Đọc sách là một công việc rất quan trọng trong quá trình hoàn thiện và phát triển bản thân của mỗi người. Trong bài viết này, tớ sẽ bàn về việc đọc sách. Đây là một vấn đề lớn nên một người sẽ có thể sẽ không nói hết được, vậy nên tớ mong nhận được phản hồi từ các bạn! Cũng vì lí do trên nên bài viết của tớ khá dài. Dù vậy, tớ tin bạn sẽ đọc hết, vì chúng ta đều là những người yêu sách mà.Đọc sách là một công việc rất quan trọng trong quá trình hoàn thiện và phát triển bản thân của mỗi người. Trong bài viết này, tớ sẽ bàn về việc đọc sách. Đây là một vấn đề lớn nên một người sẽ có thể sẽ không nói hết được, vậy nên tớ mong nhận được phản hồi từ các bạn! Cũng vì lí do trên nên bài viết của tớ khá dài. Dù vậy, tớ tin bạn sẽ đọc hết, vì chúng ta đều là những người yêu sách mà.
Chúng ta đang đọc sách như thế nào? Bạn có bao giờ tự tính xem một năm mình đọc bao nhiêu cuốn sách không? Thực tế thì hiện nay, số người đọc sách rất ít. Loại sách mà đa số mọi người đều đọc chỉ là sách phổ thông: sách giáo khoa và giáo trình – những loại sách mà người ta buộc phải đọc. Nhiều hơn cũng chỉ là những tác phẩm văn học kinh điển. Đáng buồn là loại sách mà nhiều người đọc nhất lại là… truyện tranh và trong đó có không ít truyện vô bổ. Trong khi đó, loại sách phát triển bản thân lại rất ít được biết đến. Trung bình, số sách loại này / năm mà mỗi người đọc chưa đến 1 cuốn (thậm chí có người cả đời còn chưa đọc cuốn nào). Tại sao sách phát triển bản thân và mở rộng tri thức lại không được chú ý? Thứ nhất: vì họ không bị buộc phải đọc. Đa số người xem việc đọc loại sách này là việc không cần phải làm, đọc hay không đọc cũng chẳng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của họ. Vì không buộc phải đọc nên họ đã không dành thời gian ra để đọc sách; những lúc có người giới thiệu sách và bảo họ đọc, họ lắc đầu nói: “Không được đâu, tôi bận lắm!” Thứ hai: vì loại sách này khá khô khan. Quả thật, so với việc phải tiếp thu những lối suy nghĩ mới tiến bộ, phải học hỏi, rồi thay đổi… thì đọc loại sách giải trí nhẹ nhàng đúng là thú vị hơn nhiều. Thế nhưng… Bạn có biết một cuốn sách tuyệt vời có thể làm thay đổi cả cuộc đời bạn không? “Trên con đường đến thành công, không có dấu chân của người lười biếng”. Chắc chắn bạn sẽ có hàng chục lí do để biện minh cho việc không đọc sách của mình, nhưng, sẽ chẳng bao giờ bạn thành công được nếu không dám thoát ra khỏi việc mà 95% dân số thế giới đang làm. Hãy chấp nhận lựa chọn để thành công!
Thật sự, tôi không nói quá chút nào khi nói: “sách là nơi lưu giữ kho tàng tri thức của nhân loại”. Hãy tưởng tượng! Những kiến thức, kinh nghiệm mà tác giả đã chắt lọc qua hàng chục năm nay được truyền đạt lại chỉ trong một cuốn sách. Mỗi cuốn sách thật sự là một khóa học, nó bao gồm lượng thông tin vô cùng lớn, và nếu chúng ta thật sự đọc, lượng thông tin đó còn lớn hơn nhiều so với số chữ trên mặt giấy. Những quyển sách tuyệt vời sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn. Đó là những quyển sách mang tính đột phá, chúng mang lại cho bạn những định nghĩa mới về sức mạnh của niềm tin, về nguồn năng lượng không giới hạn, về thành công, về hạnh phúc… - những điều mà bạn khó có thể biết nếu không có sách. Sách là “món hời lớn nhất” trong “hành trình kiến thức” của bạn Bạn đã bao giờ chê ỏng chê eo “Có một cuốn sách mà đến 100k! Đắt quá! Ai mà dám mua!” chưa? Nói vậy là bạn đã không nhận ra “món hời lớn nhất rồi”! Những quyển sách thật sự hay giá trung bình chỉ là 100 000 đồng, cao lắm cũng không vượt quá 300 000đ. Nghe thì có vẻ đắt đấy, nhưng thật ra, đó lại là những cái giá rẻ chưa từng thấy! Mỗi quyển sách hay chứa đựng thông tin của cả một khóa học hàng triệu đồng, như vậy, cái giá đó đúng là quá rẻ phải không? Chưa kể những quyển sách “làm thay đổi cuộc đời ấy” lại chỉ bằng giá của một khóa học thêm khá nhàm chán trong một tháng! Những nhân vật thành công thấy rõ điều này, nên họ không ngừng đầu tư bản thân vào việc đọc sách (và cả tham gia vào những khóa học). Còn bạn thì sao? Bạn chọn việc trở thành một người khôn khéo sáng suốt hay là một kẻ mù?
Quy trình đọc sách : Có nhiều người tuy có từng đọc sách, nhưng họ lại cảm thấy không thật sự học hỏi được gì từ những quyển sách. Đó là bởi vì họ chưa biết đọc sách đúng cách. Để không bị lãng phí thời gian, công sức khi đọc sách và để tiếp thu quyển sách một cách hiệu quả nhất, hãy theo những bước sau:
1.Chọn sách Đầu tiên, hãy đảm bảo là bạn đang chọn quyển sách mà bạn thật sự cần, theo đúng lĩnh vực bạn quan tâm, sao cho sau khi đọc quyển sách, bạn phải cảm thấy có ích. Tuyệt đối không chọn sách theo kiểu “a dua”, chịu sự đưa đẩy của người khác hay chọn nó đơn giản chỉ vì … giá rẻ. Sau khi chọn thể loại sách phù hợp, hãy chọn quyển sách theo thể loại đó. Vì mỗi lĩnh vực đều có rất nhiều sách và không phải sách nào cũng hay nên hãy chọn thật cẩn thận. Bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm của tôi: Đọc lướt qua phần mở đầu và giới thiệu: để nắm được nội dung chính của quyển sách và sự đầu tư của tác giả vào sách. Xem nhận xét của đọc giả với sách Thường thì những quyển sách hay là những quyển best-selling (vì hay thì người ta mới mua nhiều chứ) Những quyển sách hay thường là của những nhà xuất bản lớn, những người dịch uy tín (vì những nhà xuất bản “lá cải” chẳng bao giờ chịu bỏ tiền ra mua bản quyền những quyển sách hay (vì bản quyền ấy rất đắt).
2. Xác định mục đích, mục tiêu và kế hoạch đọc: Đây là việc mà rất nhiều người đọc không thực hiện, nhưng lại là một công việc vô cùng quan trọng. Khi đặt ra mục đích đọc, bộ não của bạn sẽ tập trung hơn để tiếp thu vào những nội dung quan trọng (nhớ là não của bạn đọc, chứ không phải là mắt). Hãy xác định mục đích đọc của bạn: đọc là để hiểu, để áp dụng nó vào cuộc sống của mình! Xác định thời gian mà bạn muốn hoàn thành quyển sách: 1 tháng, 2 tuần, 1 tuần hay 4 ngày? Tùy theo độ dày, kiểu nội dung của quyển sách và điều kiện của bạn mà hãy lựa chọn thời gian hoàn thành phù hợp. Nhưng dù sao, đừng để thời gian đọc 1 quyển sách quá dài, tốt nhất là nên dưới 1 tháng. Tiếp đến, hãy vạch ra kế hoạch đọc cụ thể: bạn sẽ đọc vào khoảng thời gian nào trong ngày, bao nhiêu giờ đọc một ngày, bao nhiêu chương đọc một ngày… Và hãy sắp xếp thời gian đọc đều đặn, nhịp nhàng. Ngoài ra, kế hoạch đọc sách còn bao gồm những lần đọc lại sau lần đọc đầu tiên. Đừng bao giờ dừng lại chỉ sau 1 lần đọc.
3. Đọc ngay sau khi mua sách: Rất nhiều người sau khi mua sách đã biến sách trở thành … một vật trang trí trên kệ sách. Thật lãng phí! Đa phần đều do không có động lực đọc. Vậy nên, bạn hãy đọc sách ngay sau khi mua (giống như quy tắc hành động ngay sau khi lập mục tiêu). Đọc sách ngay sau khi mua sẽ giúp bạn bớt trì hoãn hơn trong những lần đọc sau.
4. Đọc sách thật sự: Khi đọc sách, đừng đọc như là bạn đang đọc chữ. Hãy học cách đọc suy nghĩ của tác giả. Hãy không ngừng suy nghĩ về vấn đề đưa ra. Hãy thật sự “giao tiếp” với tác giả về nội dung của sách. Bạn cũng nên vẽ trước một sơ đồ tư duy hiểu biết của mình về nội dung sắp đọc và bổ sung vào sơ đồ tư duy đó những kiến thức mới mà bạn vừa mới biết được từ quyển sách. Để việc đọc của bạn tốt hơn, bạn cũng cần phải học hỏi những phương pháp đọc nhanh, đọc hiệu quả (tài liệu quan trọng cần tham khảo: “The speed reading book” – Sách dạy đọc nhanh – Tony Buzan) để hoàn thiện hơn về cách đọc cũng như cách tiếp thu của mình.
5. Thực hành và truyền đạt sau khi đọc xong sách: Sau khi đọc xong một quyển sách, nhiều người cảm thấy khó nhớ nội dung của nó và khó áp dụng nó vào cuộc sống. Để xóa bỏ kiểu đọc “lí thuyết suôn”, hãy thực hành nội dung của sách. Một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất là truyền đạt nội dung quyển sách lại cho người khác. Giúp đỡ người khác bằng những kiến thức bạn đã được học từ quyển sách Trao đổi về những vấn đề liên quan đến sách với người khác (tốt nhất là với những người cũng từng đọc cuốn sách đó) Thuyết trình về nội dung quyển sách (nói, viết) ở nhiều nơi, với nhiều người khác nhau Và hãy luôn thực hành nội dung đã được học vào thực tế cuộc sống của bạn. Đừng xem việc đọc sách kết thúc ngay sau khi bạn đọc đến trang cuối cùng; bởi vì quá trình này luôn kéo dài suốt cuộc đời bạn!
6. Ôn tập thường xuyên: Đọc sách là một quy trình dài, bạn không nên chỉ đọc một lần rồi vứt sách vào một góc khuất nào đó hay xem đó như là một việc “đã hoàn thành xong”. Hãy ôn đi ôn lại quyển sách nhiều lần, ít nhất là để nắm vững nội dung của quyển sách. Sau đó, hãy phát triển khả năng tiếp thu của bạn qua việc mở rộng nội dung của quyển sách và phân tích sâu từng phần của quyển sách. “Đọc sách không chỉ là đọc chữ đơn thuần.
Đọc sách chính là “nhìn thấu” ý tưởng của tác giả, là tiếp nhận văn minh kiến thức của nhân loại và thậm chí còn nhiều hơn thế.” Bạn vừa đọc xong một “quyển sách ngắn” về việc đọc sách. Nhiều người đã xem việc đọc sách những quyển sách hay như là một trong những thành tựu to lớn nhất đời họ. Vậy còn bạn thì sao? Quyền lựa chọn là ở bạn. Hãy chọn cách thành công với những quyển sách, bạn nhé!
Tác giả: Misturu - https://vuontoithanhcong.com