rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Những khảo sát gần đây cho thấy ngày càng có nhiều người Mĩ bất mãn với công việc của họ. Một số người kiệt sức hoặc buồn chán, trong khi những người khác cảm thấy sự thành công trong công việc đã không đến với họ. Stress về tài chính – đối với nhiều người thành công về tài chính đồng nghĩa với sự thành công trong công việc – là nguyên nhân chính của sự bất mãn. Quả thực, khi mọi người được hỏi họ muốn có điều gì ngay bây giờ, hầu hết thông báo là muốn có “nhiều tiền hơn.” Không hạnh phúc với công việc có thể khiến chúng ta hoài nghi về sự đánh giá, sự chăm chỉ và động cơ của chúng ta. Cám dỗ tìm kiếm một công việc mới khi đó có thể quá mạnh mẽ—nhưng một công việc mới sẽ làm chúng ta hạnh phúc hơn?
Một nghiên cứu cho thấy câu trả lời là không. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi những nhà quản lý cấp cao trong 5 năm để biết sự thỏa mãn trong công việc của họ trước và sau một sự chủ động thay đổi công việc, như một lần được thăng chức hoặc chuyển đến một thành phố quyến rũ hơn. Hầu hết các nhà quản lý là đàn ông da trắng, độ tuổi trung bình là 45 và thu nhập hằng năm là 135,000$. Họ đã làm việc tốt. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy dù những nhà quản lý đó cảm thấy rất hài lòng ngay sau khi thay đổi công việc, thì sự thỏa mãn của họ giảm mạnh trong vòng 1 năm, quay về lại mức độ ban đầu trước khi đổi việc của họ. Nói cách khác, họ đã trải qua một kiểu hiệu ứng hangover. Ngược lại, những nhà quản lý không thay đổi công việc trong suốt khoảng thời gian 5 năm tương tự đó thì có những thay đổi không đáng kể trong sự thỏa mãn với công việc của họ.
Chúng ta trở nên quen thuộc với những thành phố nơi chúng ta sống, những ngôi nhà mới và chiếc xe mới, quen thuộc với những mối quan hệ và thậm chí tình dục. Khả năng thích nghi trước những thay đổi tích cực trong cuộc sống của chúng ta vừa ghê gớm và có tính bẩm sinh. Thậm chí những sự kiện mà chúng ta nghĩ chắc chắn sẽ đem lại sự thỏa mãn lâu dài – có một vị trí công việc được thèm muốn, hoặc giành được một giải thưởng – có xu hướng gây thất vọng. Chúng ta (ngay lập tức) cảm nhận một sự rộn ràng vì sung sướng, nhưng sự rộn ràng đó thường đi cùng với sự chán ngán, những kì vọng cao hơn và thậm chí sự thất vọng.
Điều này thậm chí đúng với cả những phần thưởng tiền bạc. Lúc đầu, sự giàu có hơn đem đến cho chúng ta một tiêu chuẩn sống cao hơn, và sự tiêu pha phung phí đem lại niềm vui đặc biệt. Nhưng các nhà kinh tế học đã phát hiện thấy 2/3 lợi ích của sự tăng thu nhập bị suy giảm chỉ sau 1 năm, một phần là vì sự chi tiêu của chúng ta và “những nhu cầu” mới tăng lên cùng với nó và vì chúng ta bắt đầu kết giao (và so sánh bản thân mình) với những người có thu nhập cao hơn.
Với rất nhiều thứ dường như chống lại sự thỏa mãn trong công việc về lâu dài, điều quan trọng là tập trung vào nơi mà cơ hội có hạnh phúc của chúng ta thực sự ở đó. Khi chúng ta cảm thấy mình “có nó” với những công việc của chúng ta, liệu chúng ta có nên tìm kiếm sự thỏa mãn trong công việc ở nơi khác hoặc liệu có một con đường khác?
Nghiên cứu cho rằng thay vì mơ tưởng về một số công việc mơ ước không tồn tại, chúng ta nên tập trung vào việc theo đuổi những mục tiêu có ý nghĩa ở đây và ngay bây giờ. Đời sống công việc của chúng ta thường tập trung vào những mục tiêu vật chất – nhiều tiền hơn, nổi tiếng hơn – nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra những người đang nỗ lực, phấn đấu (và không nhất thiết thành công) thì hạnh phúc hơn.
Khi nói đến nghề nghiệp của chúng ta, nếu chúng ta yêu thích sự phấn đấu trên đường đi, chúng ta sẽ tìm được niềm vui và sự thỏa mãn chỉ đơn giản bằng cách nỗ lực trong những mục tiêu của chúng ta. Khi làm như vậy, chúng ta sẽ mở rộng các kỹ năng của mình, khám phá những cơ hội và thách thức mới, trưởng thành, nỗ lực, học hỏi và trở nên thông thạo hơn. Theo cách này, theo đuổi mục tiêu đơn giản sẽ đem đến cho chúng ta những cơ hội mới để cảm kích và làm thỏa mãn nhu cầu bên trong của chúng ta là sử dụng đến mức tối đa những tiềm năng của mình. Cho dù mục tiêu giá trị của chúng ta là phát minh ra một thứ gì đó đặc biệt hoặc hoàn thành việc học, thì nó sẽ đem lại cho chúng ta một điều gì đó để nỗ lực và mong đợi một cách hân hoan.
Tại sao việc theo đuổi mục tiêu là rất đáng làm? Vì nó phân chia cấu trúc và ý nghĩa cho cuộc sống hằng ngày của chúng ta, tạo ra những bổn phận, thời hạn cuối, và thời gian biểu cũng như những cơ hội để tinh thông các kỹ năng mới và để tương tác với người khác. Vì nó giúp chúng ta đạt được cảm giác có mục đích, cảm thấy tự tin trước sự tiến bộ của chúng ta và làm chủ thời gian của chúng ta. Tất cả những điều đó làm con người hạnh phúc. Và khi chúng ta đã hoàn thành được một bước trên đường đi, chúng ta sẽ làm tốt để thưởng thức mục tiêu nhỏ đã được hoàn thành trước khi tiến lên một mục tiêu mới. Thay vì tập trung quá nhiều vào cái đích cuối cùng ngay lúc đầu, chúng ta nên tập trung – và tận hưởng càng nhiều càng tốt – việc thực hiện nhiều bước nhỏ cần thiết để tạo nên sự tiến bộ. Công việc hoàn hảo có thể không phải là vị trí đem đến những phần thưởng lớn nhất, mà đúng hơn là vị trí nơi công việc hằng ngày – những thời điểm giữa sự đẩy mạnh hoặc thắng lợi lớn trong công việc – đem lại phần thưởng cá nhân lớn nhất.
Nguồn
Are You Unhappy With Your Job?
Drawbacks of fantasizing about dream jobs that don't exist
Published on June 6, 2013 by Sonja Lyubomirsky, Ph.D. in How of Happiness
PsychologyToday
Một nghiên cứu cho thấy câu trả lời là không. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi những nhà quản lý cấp cao trong 5 năm để biết sự thỏa mãn trong công việc của họ trước và sau một sự chủ động thay đổi công việc, như một lần được thăng chức hoặc chuyển đến một thành phố quyến rũ hơn. Hầu hết các nhà quản lý là đàn ông da trắng, độ tuổi trung bình là 45 và thu nhập hằng năm là 135,000$. Họ đã làm việc tốt. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy dù những nhà quản lý đó cảm thấy rất hài lòng ngay sau khi thay đổi công việc, thì sự thỏa mãn của họ giảm mạnh trong vòng 1 năm, quay về lại mức độ ban đầu trước khi đổi việc của họ. Nói cách khác, họ đã trải qua một kiểu hiệu ứng hangover. Ngược lại, những nhà quản lý không thay đổi công việc trong suốt khoảng thời gian 5 năm tương tự đó thì có những thay đổi không đáng kể trong sự thỏa mãn với công việc của họ.
Chúng ta trở nên quen thuộc với những thành phố nơi chúng ta sống, những ngôi nhà mới và chiếc xe mới, quen thuộc với những mối quan hệ và thậm chí tình dục. Khả năng thích nghi trước những thay đổi tích cực trong cuộc sống của chúng ta vừa ghê gớm và có tính bẩm sinh. Thậm chí những sự kiện mà chúng ta nghĩ chắc chắn sẽ đem lại sự thỏa mãn lâu dài – có một vị trí công việc được thèm muốn, hoặc giành được một giải thưởng – có xu hướng gây thất vọng. Chúng ta (ngay lập tức) cảm nhận một sự rộn ràng vì sung sướng, nhưng sự rộn ràng đó thường đi cùng với sự chán ngán, những kì vọng cao hơn và thậm chí sự thất vọng.
Điều này thậm chí đúng với cả những phần thưởng tiền bạc. Lúc đầu, sự giàu có hơn đem đến cho chúng ta một tiêu chuẩn sống cao hơn, và sự tiêu pha phung phí đem lại niềm vui đặc biệt. Nhưng các nhà kinh tế học đã phát hiện thấy 2/3 lợi ích của sự tăng thu nhập bị suy giảm chỉ sau 1 năm, một phần là vì sự chi tiêu của chúng ta và “những nhu cầu” mới tăng lên cùng với nó và vì chúng ta bắt đầu kết giao (và so sánh bản thân mình) với những người có thu nhập cao hơn.
Với rất nhiều thứ dường như chống lại sự thỏa mãn trong công việc về lâu dài, điều quan trọng là tập trung vào nơi mà cơ hội có hạnh phúc của chúng ta thực sự ở đó. Khi chúng ta cảm thấy mình “có nó” với những công việc của chúng ta, liệu chúng ta có nên tìm kiếm sự thỏa mãn trong công việc ở nơi khác hoặc liệu có một con đường khác?
Nghiên cứu cho rằng thay vì mơ tưởng về một số công việc mơ ước không tồn tại, chúng ta nên tập trung vào việc theo đuổi những mục tiêu có ý nghĩa ở đây và ngay bây giờ. Đời sống công việc của chúng ta thường tập trung vào những mục tiêu vật chất – nhiều tiền hơn, nổi tiếng hơn – nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra những người đang nỗ lực, phấn đấu (và không nhất thiết thành công) thì hạnh phúc hơn.
Khi nói đến nghề nghiệp của chúng ta, nếu chúng ta yêu thích sự phấn đấu trên đường đi, chúng ta sẽ tìm được niềm vui và sự thỏa mãn chỉ đơn giản bằng cách nỗ lực trong những mục tiêu của chúng ta. Khi làm như vậy, chúng ta sẽ mở rộng các kỹ năng của mình, khám phá những cơ hội và thách thức mới, trưởng thành, nỗ lực, học hỏi và trở nên thông thạo hơn. Theo cách này, theo đuổi mục tiêu đơn giản sẽ đem đến cho chúng ta những cơ hội mới để cảm kích và làm thỏa mãn nhu cầu bên trong của chúng ta là sử dụng đến mức tối đa những tiềm năng của mình. Cho dù mục tiêu giá trị của chúng ta là phát minh ra một thứ gì đó đặc biệt hoặc hoàn thành việc học, thì nó sẽ đem lại cho chúng ta một điều gì đó để nỗ lực và mong đợi một cách hân hoan.
Tại sao việc theo đuổi mục tiêu là rất đáng làm? Vì nó phân chia cấu trúc và ý nghĩa cho cuộc sống hằng ngày của chúng ta, tạo ra những bổn phận, thời hạn cuối, và thời gian biểu cũng như những cơ hội để tinh thông các kỹ năng mới và để tương tác với người khác. Vì nó giúp chúng ta đạt được cảm giác có mục đích, cảm thấy tự tin trước sự tiến bộ của chúng ta và làm chủ thời gian của chúng ta. Tất cả những điều đó làm con người hạnh phúc. Và khi chúng ta đã hoàn thành được một bước trên đường đi, chúng ta sẽ làm tốt để thưởng thức mục tiêu nhỏ đã được hoàn thành trước khi tiến lên một mục tiêu mới. Thay vì tập trung quá nhiều vào cái đích cuối cùng ngay lúc đầu, chúng ta nên tập trung – và tận hưởng càng nhiều càng tốt – việc thực hiện nhiều bước nhỏ cần thiết để tạo nên sự tiến bộ. Công việc hoàn hảo có thể không phải là vị trí đem đến những phần thưởng lớn nhất, mà đúng hơn là vị trí nơi công việc hằng ngày – những thời điểm giữa sự đẩy mạnh hoặc thắng lợi lớn trong công việc – đem lại phần thưởng cá nhân lớn nhất.
Nguồn
Are You Unhappy With Your Job?
Drawbacks of fantasizing about dream jobs that don't exist
Published on June 6, 2013 by Sonja Lyubomirsky, Ph.D. in How of Happiness
PsychologyToday