T
Tuyền Nguyễn
Guest
Bài viết số 6- Văn 9- đề 2
Đề 2: Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp?
Dàn ý:
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả:
+ Kim Lân là nhà văn gắn bó với miền quê, am hiểu về đời sống nông thôn, đặc biệt là viết về vùng quê Kinh Bắc
+ Đi kháng chiến, và những trang văn viết về tinh thần kháng chiến của nông dân thể hiện rõ trong tác phẩm Làng
- Giới thiệu tác phẩm:
+ Làng viết năm 1948, thể hiện rõ tinh thần yêu nước của nông dân, sự chuyển biến trong tư tưởng vào thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp.
2. Thân bài:
* Tình yêu quê hương đất nước toàn dân tộc nói chung và nông dân nói riêng:
- Tinh thần kháng chiến thể hiện qua tình yêu làng xóm, yêu quê hương, yêu đất nước của nông dân
- Tình yêu quê hương đất nước ấy nối tiếp truyền thống của dân tộc và có bước chuyển biến mới
* Tình cảm, và những chuyển biến tâm lý chung của nhân vật ông Hai thể hiện rõ cá tính và những nét riêng của ông.
- Tình yêu làng xóm- yếu tố mang tính truyền thống từ xưa:
+ Khoe làng đầy vẻ tự hào của một người con sinh ra và lớn lên ở làng quê
+ Làng rất có ý nghĩa, gắng bó trong tâm tư, tình cảm tinh thần và vật chất của mỗi người dân quê
- Sự chuyển biến về tình cảm sau khi ông tham gia kháng chiến:
+ Được cách mạng giải phóng, ông tự hào về phong trào cách mạng ở quê mình, về việc thành lập làng kháng chiến...
+ Xa làng, ông nhớ phong trào kháng chiến hào hùng của làng mình....( dẫn chứng )
+ Theo dõi thường xuyên những tin tức kháng chiến để bình luận, và tự hào khi nghe tin kháng chiến thắng lợi, ...( dẫn chứng)
- Diễn biến tâm lý của ông Hai khi nghe làng theo giặc thể hiện tình yêu làng tha thiết và lớn hơn là tình yêu quê hương đất nước.
+ Khi nghe làng theo giặc ông sửng sờ, xấu hổ, không tin. Nhưng khi nghe kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ, thẹn cuối gầm mặt xuống đất mà đi.... ( dẫn chứng)
+ Về nhà, ông thất vọng về làng của mình, thấy xấu hổ thay cho các con...khi tin làng theo giặc hại nước hại dân...( dẫn chứng )
+ Không dám ra đường, ông cảm thấy nhục khi làng theo giặc...(dẫn chứng)
+ Sự xung đột nội tâm giữa tình yêu làng và đất nước thể hiện rõ tình yêu quê, yêu nước sâu sắc của ông Hai: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù"...( dẫn chứng )
+ Nỗi đau xót thật sự khi ông buộc phải từ bỏ làng nếu làng theo Tây, điều này thể hiện rõ tinh thần yêu nước của ông.
* Tình cảm của ông Hai đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ:
- Tình cảm sâu sắc thể hiện qua lời tâm sự với đứa con út ngây thơ.( dẫn chứng)
- Thanh minh với cụ Hồ, với chiến sĩ cách mạng, làng ông theo giặc nhưng ông không theo ( dẫn chứng)
- Ông yêu làng ngày xưa, chứ không yêu làng theo giặc hiện tại
- Tình cảm ông dành cho kháng chiến, niềm tin với cụ Hồ không hề thay đổi, bền vững và kiên định
* Tình yêu làng sâu sắc của ông được thể hiện khi nghe tin làng không theo giặc, vô cùng tự hào về làng chợ Dầu của mình:
- Ộng khoe Tây đốt nhà ông đầy vẻ tự hào thể hiện tinh thần hiên ngang bất khuất, thà hi sinh chứ không chịu khuất phục của người nông dân.
- Tinh thần kháng chiến và niềm tự hào của ông về làng thể hiện rõ nét trong việc ông kể rạch ròi về trận càn ở làng ông
* Nghệ thuật miêu tả tâm lý sắc của Kim Lân đã khắc họa rõ nét hình ảnh nhân vật ông Hai:
- Lột tả hết tâm trạng của nhân vật bằng cách đặt vào những tình hướng thử thách lòng tin và tình yêu của ông giành cho làng, cho quê hương, đất nước.
- Miêu tả thành công diễn biến xung đột nội tâm của nhân vật
- Tính cách ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lao động vừa có nét riêng của chính nhân vật nên rất sinh động, độc đáo.
3. Kết bài:
- Tình yêu quê hương, đất nước mộc mạc, chân thành, nhưng vô cùng sâu sắc của người dân lao động thông qua nhân vật ông Hai.
- Nét mới trong tác phẩm chính là sự kết hợp tình yêu làng, quê hương thành tình yêu non sông đất nước, đó chính là nét mới trong nhận thức của người nông dân trong thời kháng chiến chống Pháp.
Sửa lần cuối: