Đỗ Thị Lan Hương
Active member
- Xu
- 16,068
Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam, được mệnh danh là “bà chúa thơ nôm”. Bà là một “thiên tài kì nữ” nhưng cuộc đời đầy éo le, bất hạnh. Thơ Hồ Xuân Hương là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà vẫn rất trữ tình. Bài thơ "Tự tình" chính là khúc thánh ca tự giãi bày lòng mình của nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Bài thơ "Tự tình" là khúc thánh ca tự giãi bày lòng mình của nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Nhà phê bình văn học nổi tiếng người Pháp Jean – Michel Maulpoix cho rằng: “Thơ là tự truyện của khát vọng”. "Tự tình II" có thể coi là “tự truyện”, là khúc thán ca tự giãi bày lòng mình của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Bài thơ với những lời tự bạch thật thấm thía, thể hiện khát vọng mãnh liệt của nhà thơ trước tính yêu lứa đôi và cuộc sống.
Thơ là tiếng nói của cái tôi nội cảm với những rung động cảm xúc, thái độ của tác giả trước cuộc đời. Cảm xúc ở trong thơ không phải là thứ cảm xúc mờ nhòa, nhàn nhạt mà đó là tình cảm ở mức độ mãnh liệt nhất, thôi thúc nhất, khiến người nghệ sĩ sáng tạo. Sinh ra từ nhu cầu tự tình, giãi bày của người nghệ sĩ, nên mỗi bài thơ chất chứa một cõi lòng riêng, in đậm dấu ấn riêng của tác giả. Thơ tuy biểu hiện những cảm xúc, tâm sự riêng tư, nhưng những tác phẩm thơ chân chính bao giờ cũng mang ý nghĩa khái quát về con người, về cuộc đời, về nhân loại. Mỗi bài thơ không chỉ là tiếng nói riêng của nhà thơ mà còn là tiếng nói đồng điệu. Bạn đọc tìm đến với thơ là tìm đến tiếng nói đồng điệu, đi tìm hồn mình trên trang viết của nhà thơ. Cái được giãi bày trong thơ không chỉ dừng lại ở nỗi niềm tâm sự mà quan trong hơn nó là nguyện ước, mong muốn, khao khát của con người. Khi tiếng lòng riêng của nhà thơ hoà nhịp với khát vọng muôn đời của nhân loại thì khi đó tác phẩm đạt đến tầm nhân loại phổ quát, đạt đến giá trị vĩnh hằng. Vì “Thơ là tất cả” nên những điều tưởng rất nhỏ bé, riêng tư, sâu kín trong cõi lòng riêng của thi sĩ cũng được phơi trải, giãi bày qua thơ.
Ở bài thơ Tự tình, cái tôi nội cảm của nhân vật trữ tình là cái tôi đau xót, tê tái khi cảm nhận thấm thía bi kịch thân phận của chính mình. Nữ sĩ tài hoa hơn người, mà cuộc đời oái oăm, trớ trêu chỉ dành cho cay đắng , chua chát. Tình duyên lỡ dở, duyên phận bẽ bàng,:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Lẻ loi trước thời gian đêm khuya và bẽ bàng trước không gian non nước nên cái hồng nhan trơ ra. Cách dùng từ sáng tạo và đầy bất ngờ: hồng nhan là một vẻ đẹp thanh quý mà dùng từ cái tầm thường để gọi thì thật là rẻ rúng, đầy mỉa mai chua xót. Trơ là một nội động từ chỉ trạng thái bất động, hàm nghĩa đơn độc, chai sạn trước nắng gió cuộc đời. Biện pháp đảo ngữ trơ cái hồng nhan đã nhấn mạnh nỗi đơn độc, trơ trọi, bẽ bàng của thân phận. Câu thơ chứa đựng nỗi đau của kiếp hồng nhan. Đặt cái hồng nhan trong mối tương quan với nước non quả là táo bạo, thách thức, cho thấy tính cách mạnh mẽ của nữ thi sĩ, khao khát bứt phá khỏi cái lồng chật hẹp của cuộc đời người phụ nữ phong kiến.
Không cam chịu số phận, nhân vật trữ tình phản ứng mạnh mẽ, quyết liệt muốn bứt phá, nổi loạn để vươn lên. Trong tận cùng nỗi đau và sự phản ứng của Hồ Xuân Hương chính là niềm cháy khát tình yêu và hạnh phúc:
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xê khuyết chưa tròn.
Hương rượu như hương tình, lúc lên men dậy sóng nhưng cũng chóng nhạt phai nên cuộc đời chao đảo, ngả nghiêng. Thật là trớ trêu cho con tạo. Cái ngọt ngào nồng nàn chỉ thoảng qua còn lại là dư vị chua chát, đắng cay. Say rồi lại tỉnh gợi cái vòng luẩn quẩn, dở dang. Còn vầng trăng khuya càng thêm chơ vơ, lạnh lẽo. Trăng đã xế như tuổi đã luống mà chưa bao giờ có được hạnh phúc trọn vẹn. Hai hình ảnh gợi hai lần đau xót. Vầng trăng của Thuý Kiều (Truyện Kiều – Nguyễn Du) là vầng trăng vỡ, còn của Xuân Hương mãi mãi là vầng trăng khuyết.
Không cam chịu sự đời bất công, nghiệt ngã, nhân vật trữ tình nổi loạn, muốn bứt phá khỏi mọi ràng buộc, đè nén để sống là chính mình:
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Biện pháp đảo ngừ đã nhấn mạnh hành động dữ dội trong nỗi bi phẫn sâu xa. Đó cũng là hình ảnh ẩn dụ cho cái tôi khao khát bứt phá cái giới hạn của người phụ nữ và muôn xé toạc cái thành kiến đóng váng cả ngàn năm phong kiến để tự khẳng định mình, để tìm đến chân trời dân chủ và hạnh phúc. Cái “tôi” không chịu an phận, chủ động đi tìm hạnh phúc thật là mới mẻ.
Khát khao cũng chỉ là khao khát, nhà thơ quay về thực tại để đối diện với thân phận:
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.
Những người có ý thức về giá trị sự sống thường rất sợ thời gian. Thời gian qua mau mà cuộc đời mãi quạnh hiu chẳng có thay đổi gì, cơ hội tìm kiếm hạnh phúc càng khó. Từ xuân có hai nghĩa: mùa xuân và tuổi xuân. Mùa xuân của đất trời tuần hoàn lặp lại còn tuổi xuân sẽ mãi ra đi. Trong tình cảnh này, lòng người càng thêm chán ngán:
Ngày xuân tuổi hạc càng cao
Non xanh nước biếc càng ngao ngán lòng
(Nguyễn Khuyến)
Từ ngán đặt ở đầu câu với trọng âm của nó có ý nghĩa nhân mạnh tâm trạng chán chường. Từ lại thứ nhất là trợ từ có nghĩa là thêm lần nữa, từ lại thứ hai là động từ. nghĩa là trở về. Cụm từ “xuân lại lại” mang ý nghĩa biểu cảm tâm trạng đang bị dày vò, day rứt. Trong khi ấy mảnh tình đã nhỏ mà cũng phải san sẻ nên chi còn tí con con. Từ láy “cỏn con” là quá nhỏ còn điệp từ con con là nhỏ dần, đến lúc sẽ chẳng còn thấy nữa. Nên biện pháp tăng tiến trong câu thơ cho thấy thân phận làm lẽ thật tội nghiệp, hạnh phúc đang hao mòn dần và dự báo sẽ chẳng còn. Nỗi lòng riêng của Hồ Xuân Hương cũng là tiếng nói chung, là khát vọng tha thiết, mãnh liệt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến có quá nhiều bất công ngang trái. Bởi vậy tiếng thơ của Hồ Xuân Hương rất gần, có sự đồng điệu đặc biệt với những câu ca dao than thân có mở đầu bằng “Thân em…”
Nỗi niềm của những người phụ nữ trong những câu ca dao than thân là nỗi khổ trăm chiều. Trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ cùng với quan niệm cổ hủ, lễ giáo khắt khe thì những gì bất công nhất, oái oăm, ngang trái nhất đều dồn lên cuộc đời người phụ nữ. Họ hoàn toàn không có quyền quyết định số phận của mình mà chỉ phụ thuộc vào hai chữ “may” hoặc “rủi”.
Không chỉ là tiếng than về nỗi khổ đau, bất hạnh, qua những bài ca dao có mở đầu bằng “Thân em..” người đọc thấy có sự tự ý thức sâu sắc về giá trị, về vẻ đẹp của người phụ nữ (Thân em như tấm lụa đào. Thân em như củ ấu gai. Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen…). Và trên hết mỗi bài ca dao ấy là một khát vọng mãnh liệt được gửi gắm. Đó là khát vọng được thấu hiểu, đồng điệu, đồng cảm; khát vọng được trân trọng; khát vọng về tình yêu, hạnh phúc… Nỗi niềm, khát vọng của Hồ Xuân Hương hay của những người phụ nữ trong ca dao không chỉ là tâm tư, tình cảm riêng của cá nhân mà là khát vọng muôn đời của nhân loại, mang tính nhân bản sâu sắc.
Thơ là tiếng nói của cái tôi nội cảm, là nơi con người đối thoại, giãi bày, ngẫm suy về cuộc đời đồng thời nâng đỡ con người vươn tới khát vọng cao đẹp.Nhà thơ giãi bày cõi lòng riêng nhưng đồng thời nói lên tiếng nói chung của con người qua những sáng tạo nghệ thuật độc đáo.Người đọc đến với thơ để lắng nghe tự truyện từ đó nâng mình lên, vươn tới những vẻ đẹp, những giá trị đích thực của cuộc sống. Hồ Xuân Hương đã góp vào kho tàng thơ Nôm Việt Nam một tiếng thơ táo bạo mà chân thành, mới lạ mà vẫn gần gũi với thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công ngày ấy. Đó là một xã hội đã làm cho biết bao nhiêu thân phận “hồng nhan” bị lỡ làng và khổ đau. Khát vọng của Hồ Xuân Hương về mưu cầu hạnh phúc lứa đôi cũng chính là khát vọng của muôn vàn phụ nữ: một khát vọng chính đáng, thật đáng trân quý.
Bài thơ "Tự tình" là khúc thánh ca tự giãi bày lòng mình của nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Nhà phê bình văn học nổi tiếng người Pháp Jean – Michel Maulpoix cho rằng: “Thơ là tự truyện của khát vọng”. "Tự tình II" có thể coi là “tự truyện”, là khúc thán ca tự giãi bày lòng mình của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Bài thơ với những lời tự bạch thật thấm thía, thể hiện khát vọng mãnh liệt của nhà thơ trước tính yêu lứa đôi và cuộc sống.
Thơ là tiếng nói của cái tôi nội cảm với những rung động cảm xúc, thái độ của tác giả trước cuộc đời. Cảm xúc ở trong thơ không phải là thứ cảm xúc mờ nhòa, nhàn nhạt mà đó là tình cảm ở mức độ mãnh liệt nhất, thôi thúc nhất, khiến người nghệ sĩ sáng tạo. Sinh ra từ nhu cầu tự tình, giãi bày của người nghệ sĩ, nên mỗi bài thơ chất chứa một cõi lòng riêng, in đậm dấu ấn riêng của tác giả. Thơ tuy biểu hiện những cảm xúc, tâm sự riêng tư, nhưng những tác phẩm thơ chân chính bao giờ cũng mang ý nghĩa khái quát về con người, về cuộc đời, về nhân loại. Mỗi bài thơ không chỉ là tiếng nói riêng của nhà thơ mà còn là tiếng nói đồng điệu. Bạn đọc tìm đến với thơ là tìm đến tiếng nói đồng điệu, đi tìm hồn mình trên trang viết của nhà thơ. Cái được giãi bày trong thơ không chỉ dừng lại ở nỗi niềm tâm sự mà quan trong hơn nó là nguyện ước, mong muốn, khao khát của con người. Khi tiếng lòng riêng của nhà thơ hoà nhịp với khát vọng muôn đời của nhân loại thì khi đó tác phẩm đạt đến tầm nhân loại phổ quát, đạt đến giá trị vĩnh hằng. Vì “Thơ là tất cả” nên những điều tưởng rất nhỏ bé, riêng tư, sâu kín trong cõi lòng riêng của thi sĩ cũng được phơi trải, giãi bày qua thơ.
Ở bài thơ Tự tình, cái tôi nội cảm của nhân vật trữ tình là cái tôi đau xót, tê tái khi cảm nhận thấm thía bi kịch thân phận của chính mình. Nữ sĩ tài hoa hơn người, mà cuộc đời oái oăm, trớ trêu chỉ dành cho cay đắng , chua chát. Tình duyên lỡ dở, duyên phận bẽ bàng,:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Lẻ loi trước thời gian đêm khuya và bẽ bàng trước không gian non nước nên cái hồng nhan trơ ra. Cách dùng từ sáng tạo và đầy bất ngờ: hồng nhan là một vẻ đẹp thanh quý mà dùng từ cái tầm thường để gọi thì thật là rẻ rúng, đầy mỉa mai chua xót. Trơ là một nội động từ chỉ trạng thái bất động, hàm nghĩa đơn độc, chai sạn trước nắng gió cuộc đời. Biện pháp đảo ngữ trơ cái hồng nhan đã nhấn mạnh nỗi đơn độc, trơ trọi, bẽ bàng của thân phận. Câu thơ chứa đựng nỗi đau của kiếp hồng nhan. Đặt cái hồng nhan trong mối tương quan với nước non quả là táo bạo, thách thức, cho thấy tính cách mạnh mẽ của nữ thi sĩ, khao khát bứt phá khỏi cái lồng chật hẹp của cuộc đời người phụ nữ phong kiến.
Không cam chịu số phận, nhân vật trữ tình phản ứng mạnh mẽ, quyết liệt muốn bứt phá, nổi loạn để vươn lên. Trong tận cùng nỗi đau và sự phản ứng của Hồ Xuân Hương chính là niềm cháy khát tình yêu và hạnh phúc:
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xê khuyết chưa tròn.
Hương rượu như hương tình, lúc lên men dậy sóng nhưng cũng chóng nhạt phai nên cuộc đời chao đảo, ngả nghiêng. Thật là trớ trêu cho con tạo. Cái ngọt ngào nồng nàn chỉ thoảng qua còn lại là dư vị chua chát, đắng cay. Say rồi lại tỉnh gợi cái vòng luẩn quẩn, dở dang. Còn vầng trăng khuya càng thêm chơ vơ, lạnh lẽo. Trăng đã xế như tuổi đã luống mà chưa bao giờ có được hạnh phúc trọn vẹn. Hai hình ảnh gợi hai lần đau xót. Vầng trăng của Thuý Kiều (Truyện Kiều – Nguyễn Du) là vầng trăng vỡ, còn của Xuân Hương mãi mãi là vầng trăng khuyết.
Không cam chịu sự đời bất công, nghiệt ngã, nhân vật trữ tình nổi loạn, muốn bứt phá khỏi mọi ràng buộc, đè nén để sống là chính mình:
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Biện pháp đảo ngừ đã nhấn mạnh hành động dữ dội trong nỗi bi phẫn sâu xa. Đó cũng là hình ảnh ẩn dụ cho cái tôi khao khát bứt phá cái giới hạn của người phụ nữ và muôn xé toạc cái thành kiến đóng váng cả ngàn năm phong kiến để tự khẳng định mình, để tìm đến chân trời dân chủ và hạnh phúc. Cái “tôi” không chịu an phận, chủ động đi tìm hạnh phúc thật là mới mẻ.
Khát khao cũng chỉ là khao khát, nhà thơ quay về thực tại để đối diện với thân phận:
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.
Những người có ý thức về giá trị sự sống thường rất sợ thời gian. Thời gian qua mau mà cuộc đời mãi quạnh hiu chẳng có thay đổi gì, cơ hội tìm kiếm hạnh phúc càng khó. Từ xuân có hai nghĩa: mùa xuân và tuổi xuân. Mùa xuân của đất trời tuần hoàn lặp lại còn tuổi xuân sẽ mãi ra đi. Trong tình cảnh này, lòng người càng thêm chán ngán:
Ngày xuân tuổi hạc càng cao
Non xanh nước biếc càng ngao ngán lòng
(Nguyễn Khuyến)
Từ ngán đặt ở đầu câu với trọng âm của nó có ý nghĩa nhân mạnh tâm trạng chán chường. Từ lại thứ nhất là trợ từ có nghĩa là thêm lần nữa, từ lại thứ hai là động từ. nghĩa là trở về. Cụm từ “xuân lại lại” mang ý nghĩa biểu cảm tâm trạng đang bị dày vò, day rứt. Trong khi ấy mảnh tình đã nhỏ mà cũng phải san sẻ nên chi còn tí con con. Từ láy “cỏn con” là quá nhỏ còn điệp từ con con là nhỏ dần, đến lúc sẽ chẳng còn thấy nữa. Nên biện pháp tăng tiến trong câu thơ cho thấy thân phận làm lẽ thật tội nghiệp, hạnh phúc đang hao mòn dần và dự báo sẽ chẳng còn. Nỗi lòng riêng của Hồ Xuân Hương cũng là tiếng nói chung, là khát vọng tha thiết, mãnh liệt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến có quá nhiều bất công ngang trái. Bởi vậy tiếng thơ của Hồ Xuân Hương rất gần, có sự đồng điệu đặc biệt với những câu ca dao than thân có mở đầu bằng “Thân em…”
Nỗi niềm của những người phụ nữ trong những câu ca dao than thân là nỗi khổ trăm chiều. Trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ cùng với quan niệm cổ hủ, lễ giáo khắt khe thì những gì bất công nhất, oái oăm, ngang trái nhất đều dồn lên cuộc đời người phụ nữ. Họ hoàn toàn không có quyền quyết định số phận của mình mà chỉ phụ thuộc vào hai chữ “may” hoặc “rủi”.
Không chỉ là tiếng than về nỗi khổ đau, bất hạnh, qua những bài ca dao có mở đầu bằng “Thân em..” người đọc thấy có sự tự ý thức sâu sắc về giá trị, về vẻ đẹp của người phụ nữ (Thân em như tấm lụa đào. Thân em như củ ấu gai. Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen…). Và trên hết mỗi bài ca dao ấy là một khát vọng mãnh liệt được gửi gắm. Đó là khát vọng được thấu hiểu, đồng điệu, đồng cảm; khát vọng được trân trọng; khát vọng về tình yêu, hạnh phúc… Nỗi niềm, khát vọng của Hồ Xuân Hương hay của những người phụ nữ trong ca dao không chỉ là tâm tư, tình cảm riêng của cá nhân mà là khát vọng muôn đời của nhân loại, mang tính nhân bản sâu sắc.
Thơ là tiếng nói của cái tôi nội cảm, là nơi con người đối thoại, giãi bày, ngẫm suy về cuộc đời đồng thời nâng đỡ con người vươn tới khát vọng cao đẹp.Nhà thơ giãi bày cõi lòng riêng nhưng đồng thời nói lên tiếng nói chung của con người qua những sáng tạo nghệ thuật độc đáo.Người đọc đến với thơ để lắng nghe tự truyện từ đó nâng mình lên, vươn tới những vẻ đẹp, những giá trị đích thực của cuộc sống. Hồ Xuân Hương đã góp vào kho tàng thơ Nôm Việt Nam một tiếng thơ táo bạo mà chân thành, mới lạ mà vẫn gần gũi với thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công ngày ấy. Đó là một xã hội đã làm cho biết bao nhiêu thân phận “hồng nhan” bị lỡ làng và khổ đau. Khát vọng của Hồ Xuân Hương về mưu cầu hạnh phúc lứa đôi cũng chính là khát vọng của muôn vàn phụ nữ: một khát vọng chính đáng, thật đáng trân quý.