[FONT="]BÀI THƠ KHẨU KHÍ CỦA LÝ CÔNG UẨN[/FONT]
Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp, phủ Từ Sơn, bộ Vũ Ninh ( nay thuộc Bắc Ninh). Tương truyền ông là nhân vật kỳ diệu, không có cha. Mẹ ông là bà Phạm Thị, sau một buổi đi vãn cảnh chùa Tiên Sơn nằm mộng thấy mình đi lại với một vị thần rồi mang bầu sinh ra ông.
Không có chồng, lại bị tục lệ hà khắc ở thôn quê bắt buộc, nên sau khi sinh đẻ, bà Phạm Thị phải bí mật bọc con trong manh áo cũ mang bỏ ngoài của tam quan chùa Hộ Pháp. Sư Lý Khánh Văn trụ trì ở đây đem vào chùa nuôi và đặt tên là Lý Công Uẩn.
Ngay từ nhỏ cậu bé Uẩn đã học rất giỏi và nghịch ngợm. Một lần mang oản lên chùa cúng Hộ Pháp, cậu moi hết ruột oản ăn. Đêm đến Lý Khánh Văn được Hộ Pháp báo mộng cho biết sự tình. Sáng hôm sau sư gọi Uẩn lên mắng, chú bé tức lắm lên chùa đánh tượng ba cẳng tay và viết vào lưng bốn chữ “ Đồ tam thiên lý” ( đày đi xa ba ngàn dặm). Lý Khánh Văn lại nằm mộng thấy Hộ Pháp với khuôn mặt ỉu xìu tới chào tạm biệt: “ Tôi bị hoàng thượng đày đi xa, tạm biệt ông”. Hôm sau Lý Khánh Văn xem lưng tượng thấy bốn chữ trên. Mấy chú tiểu trong chùa lấy nước rửa không sạch, lấy khăn lau không đi. Sư Văn nói với Uẩn, Uẩn chỉ lấy tay xoa nhẹ, chữ liền mất.
Sau một thời gian ở chùa Hộ Pháp, Uẩn được gửi sang chùa Tiên Sơn cho sư Vạn Hạnh ( em ruột Khánh Văn) tiếp tục dạy dỗ. Tại đây, cậu bé Uẩn lại gây không ít phiền toái cho nhà chùa. Một hôm Uẩn trốn học bị Vạn Hạnh trói cả đêm ở tam quan. Cảnh khuya, muỗi đốt không ngủ được, Công Uẩn tức cảnh ngâm bốn câu thơ rằng:
Thiên vi khâm chẩm địa vi chiên
Nhật nguyệt đồng song đối ngã miên
Dạ thâm bất cảm tràng thân túc
Chỉ khủng sơn hà xã tắc điên.
Dịch:
Trời làm màn tối, đất làm chiên ( chăn)
Nhật nguyệt cùng ta một giấc yên
Đêm khuya chẳng dám giang chân muỗi
Chỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng
Thấy Lý Công Uẩn có dáng đế vương, Vạn Hạnh càng ra sức dạy dỗ. Khi vua Lê Long Đĩnh ( Ngọa triều) chết, sư Vạn Hạnh cùng Đàm Cao Mộc hợp sức đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua ( 1009. Nhà Lý bắt đầu từ đấy.
[FONT="] Theo NXBLD.
[/FONT]