Kuin Sukoagoa
Yêu
- Xu
- 0
Bài tập về nhận biết chất khí
Câu 1: Có các lọ hóa chất không nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch không màu sau: \[Na_2SO_4, Na_2S, Na_2CO_3, Na_3PO_4, Na_2SO_3\]. Chỉ dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng, nhỏ trực tiếp vào từng dung dịch thì có thể nhận được các dung dịch
A. \[Na_2SO_4, Na_2S, Na_2CO_3, Na_3PO_4, Na_2SO_3.\]
B. \[Na_2S, Na_2CO_3.\]
@C. \[Na_2S, Na_2CO_3, Na_2SO_3.\]
D. \[Na_2S, Na_2CO_3, Na_3PO_4.\]
Câu 2: Để tách riêng \[NH_3\] ra khỏi hỗn hợp gồm \[N_2 , H_2\] và \[NH_3\] trong công nghiệp người ta đã
A. cho hỗn hợp đi qua CuO nung nóng.
@B. nén và làm lạnh hỗn hợp, \[NH_3\] hóa lỏng.
C. cho hỗn hợp đi qua dung dịch nước vôi trong.
D. cho hỗn hợp đi qua dung dịch \[H_2SO_4\] đặc.
Câu 3: Không thể nhận biết các khí \[CO_2, SO_2\] và\[ O_2\] đựng trong các bình riêng biệt nếu chỉ dùng
A. nước brom và tàn cháy dở.
B. nước vôi trong và nước brom.
C. nước brom và dung dịch \[Ba(OH)_2\].
@D. tàn đóm cháy dở và dung dịch HCl
Câu 4: Để phân biệt các khí \[CO, CO_2, O_2\] và \[SO_2\] có thể dùng
Câu trả lời của bạn:
A. tàn đóm cháy dở, nước vôi trong và dung dịch \[K_2CO_3\].
B. tàn đóm cháy dở và nước brom.
@ C. tàn đóm cháy dở, nước vôi trong và nước brom.
D. dung dịch \[Na_2CO_3\] và nước brom.
Câu 5: Chọn câu không đúng trong các câu dưới đây.
A. \[SO_2\] làm mất màu cánh hoa hồng
B. \[SO_2\] làm mất màu nước brom
@C. \[SO_2\] là chất khí, màu vàng
D. \[SO_2\] làm đỏ quỳ ẩm
Câu 6: Dấu hiệu nào sau đây không nhận ra được \[SO_2\] trong hỗn hợp \[SO_2\] và \[CO_2\]?
A. Mùi xốc, làm mất màu dung dịch \[KMnO_4\].
B. Mùi xốc, làm mất màu dung dịch \[Br_2\].
@ C. Làm vẩn đục nước vôi trong.
D. Mùi xốc, làm mất màu cách hoa hồng.
Câu 7: Có các bình khí không màu, mất nhãn đựng: \[CO_2 , C_2H_2 , SO_2 , H_2\] . Có thể dùng các hóa chất theo thứ tự nào sau đây để phân biệt các bình khí trên?
A. Dung dịch \[Br_2\] và dung dịch \[AgNO_3/NH_3\]
B. Dung dịch \[AgNO_3/NH_3\] và dung dịch \[Br_2\]
C. Dung dịch NaOH và dung dịch \[Br_2\]
@ D. Dung dịch\[ Ca(OH)_2\] và dung dịch \[Br_2\]
Câu 8: Cho khí \[H_2S\] lội qua dung dịch \[CuSO_4\] thấy có kết tủa màu xám đen xuất hiện, chứng tỏ
A. axit sunfuhiđric mạnh hơn axit sunfuric.
B. axit sunfuric mạnh hơn axit sunfuhiđric.
@C. có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh.
D. có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra.
Câu 9: Dấu hiệu nào sau đây không dùng để nhận ra khí \[NH_3\]?
A. Mùi khai, tác dụng với dung dịch \[CuSO_4\] cho kết tủa xanh lam, rồi hoà tan kết tủa tạo dung dịch xanh thẫm khi \[NH_3\] dư.
B. Mùi khai, làm xanh giấy quỳ ẩm.
@C. Tan trong nước.
D. Tạo khói trắng với khí HCl.
Câu 10: Phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo. Dùng chất nào sau đây có thể khử được clo một các tương đối an toàn?
A. Dùng khí \[H_2S\].
B. Dùng khí \[CO_2\].
@C. Dùng khí \[NH_3\] hoặc dung dịch \[NH_3\].
D. Dung dịch NaOH loãng.
Sưu tầm