• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Kina Ngaan

Active member
Câu 1. Có bao nhiêu thông tin sau đây nói về vai trò của đột biến gen đối với tiến hóa?
I. Có thể làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
II. Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
III. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.
IV. Có thể chỉ làm thay đổi tần số alen nhưng không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
V. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 2. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
II. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên luôn dẫn tới tiêu diệt quần thể.
IV. Khi không có tác động của các nhân tố: Đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 3. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có đột biến, không có di – nhập gen thì quần thể không có thêm alen mới.
II. Nếu không có chọn lọc tự nhiên thì tần số alen của quần thể sẽ không bị thay đổi.
III. Nếu không có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì tính đa dạng di truyền của quần thể không bị thay đổi.
IV. Trong những điều kiện nhất định, chọn lọc tự nhiên có thể tác động trực tiếp lên kiểu gen nhưng không tác động trực tiếp lên kiểu hình.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 4. Khi nói về nhân tố tiến hoá, có bao nhiêu đặc điểm sau đây là đặc điểm chung cho nhân tố chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên?
I. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.
II. Có thể sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
III. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khổi quần thể.
IV. Làm tăng tần số các alen có lợi và giảm tần số các alen có hại.
V. Có thể làm thay đổi tần số alen một cách đột ngột và không theo hướng xác định.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 5. Khi nói về nhân tố tiến hoá, đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho đột biến và chọn lọc tự nhiên?
A. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.
B. Có thể sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền hoặc làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
C. Làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp và giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp.
D. Làm tăng tần số các alen có lợi và giảm tần số các alen có hại.

Câu 6. Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hình thành loài bằng cách li địa lý có thể có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên
B. Quá trình hình thành loài mới chỉ diễn ra trong cùng khu vực địa lý
C. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái là con đường hình thành loài nhanh nhất.
D. Hình thành loài mới bằng cơ chế lai xa và đa bội hóa chỉ diễn ra ở động vật.

Câu 7. Khi nói về sự phát sinh và phát triển của sinh vật qua các đại địa chất, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đại Tân sinh phát sinh các nhóm linh trưởng; Cây có hoa ngự trị; Phân hóa các lớp thú, chim, côn trùng.
II. Đại Trung sinh phát sinh chim, thú và thực vật có hoa; Cây hạt trần ngự trị; Bò sát cổ ngự trị.
III. Đại Cổ sinh xuất hiện thực vật có hạt; lưỡng cư ngự trị; Dương xỉ phát triển mạnh.
IV. Ở đại Nguyên sinh, ôxi được tích lũy trong khí quyển.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

Câu 8. Khi nói về nhân tố đột biến, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp (biến dị thứ cấp) cho tiến hóa.
II. Đột biến làm thay đổi tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.
III. Đột biến không bao giờ làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
IV. Đột biến có thể làm thay đổi đột ngột tần số alen của quần thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 9. Khi nói về chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động trực tiếp lên kiểu hình của cơ thể.
II. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
III. Chọn lọc chống lại kiểu hình trội thường làm thay đổi tần số alen nhanh hơn chọn lọc chống lại kiểu hình lặn.
IV. Chọn lọc chống lại kiểu hình trung gian không bao giờ làm thay đổi tần số alen của quần thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 10. Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Sự giảm đột ngột số lượng cá thể của quần thể chính là yếu tố ngẫu nhiên.
II. Các yếu tố ngẫu nhiên thường làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
III. Trong quá trình tiến hóa, sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên có thể sẽ thúc đẩy sự hình thành loài mới.
IV. Quần thể có kích thước càng nhỏ thì tác động của các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen.
V. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loài bỏ hoàn toàn alen nào đó ra khỏi quần thể.
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 11. Khi nói về các nhân tố tiến hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến và dị nhập gen là những nhân tố có thể làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
II. Các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là những nhân tố có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.
III. Giao phối không ngẫu nhiên không bao giờ làm thay đổi tần số alen của quần thể.
IV. Dựa vào sự thay đổi tần số alen qua các thế hệ có thể dự đoán được nhân tố tiến hóa đang tác động lên quần thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 12. Khi nói về chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cả hai nhân tố đều có thể làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
II. Chỉ có một nhân tố có khả năng làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
III. Cả hai nhân tố đều có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.
IV. Cả hai nhân tố đều tác động trực tiếp lên kiểu hình mà không tác động trực tiếp lên kiểu gen.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 13. Khi nói về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá sự hình thành loài mới là có cách li sinh sản giữa loài gốc với loài mới.
II. Dựa vào nguyên nhân dẫn tới cách li sinh sản, người ta chia thành con đường địa lí, con đường sinh thái, con đường tập tính, con đường lai xa và đa bội hóa.
III. Hình thành loài mới thường gằn liền với hình thành đặc điểm thích nghi mới.
IV. Hình thành loài mới luôn diễn ra chậm chạp, qua nhiều giai đoạn trung gian.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 14. Khi nói về quá trình hình thành loài cùng khu vực địa lí, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong một khu vực địa lí, loài mới có thể được hình thành bằng con đường sinh thái hoặc con đường tập tính
hoặc con đường lai xa và đa bội hóa.
II. Loài mới và loài cũ có vùng phân bố cạnh nhau hoặc có vùng phân bố trùng nhau hoàn toàn.
III. Có thể không có sự tham gia của chọn lọc tự nhiên vẫn có thể hình thành loài mới.
IV. Các loài động vật di động xa thì không được hình thành loài bằng phương thức này.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 15. Có bao nhiêu đặc điểm sau đây là đặc điểm chung của hình thành loài bằng con đường cách li tập tính và hình thành loài bằng con đường sinh thái?
I. Loài mới và loài gốc đều cùng sống trong một khu vực địa lí.
II. Xảy ra ở cả động vật và thực vật.
III. Quá trình hình thành loài chịu sự tác động của các nhân tố tiến hóa.
IV. Loài mới và loài gốc có bộ nhiễm sắc thể khác nhau.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 16. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tần số đột biến rất thấp (10-6 – 10-4) nên tỷ lệ giao tử mang đột biến trong quần thể là rất thấp.
II. Các yếu tố ngẫu nhiên thường làm kích thước quần thể tăng kéo theo làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
III. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen từ đó làm giảm dần tần số các kiểu gen kém thích nghi.
IV. Giao phối ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa có thể làm phong phú thành phần kiểu gen của quần thể.
V. Kích thước của quần thể càng lớn thì áp lực của di nhập gen đối với quần thể càng thấp.
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.

Câu 17. Có bao nhiêu nhân tố sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể?
I. Đột biến II. Giao phối không ngẫu nhiên
III. Di - nhập gen IV. Các yếu tố ngẫu nhiên.
V. Chọn lọc tự nhiên. VI. Giao phối ngẫu nhiên.
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.

Câu 18. Có bao nhiêu nhân tố sau đây có thể làm xuất hiện các alen, kiểu gen mới trong quần thể?
I. Di – nhập gen. II. Chọn lọc tự nhiên.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên. IV. Đột biến. V. Giao phối ngẫu nhiên.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 19. Các yếu tố ngẫu nhiên và di – nhập gen có bao nhiêu đặc điểm chung sau đây?
I. Thường làm nghèo vốn gen của quần thể.
II. Có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể một cách đột ngột.
III. Áp lực tác động tỷ lệ nghịch với kích thước của quần thể.
IV. Đều có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.

Câu 20. Khi nói về các nhân tố tiến hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 3 nhân tố có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
II. Nhân tố tiến hóa có thể không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
III. Có 1 nhân tố được gọi là nhân tố tiến hóa có hướng.
IV. Giao phối ngẫu nhiên không phải là nhân tố tiến hóa vì nó duy trì ổn định tần số alen của quần thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 21. Khi nói về nhân tố đột biến, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền nên luôn di truyền được cho thế hệ sau.
II. Đột biến có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể từ 0,8A; 0,2a thành 0,6A; 0,4a qua 1 thế hệ.
III. Đột biến gen luôn làm giàu vốn gen của quần thể.
IV. Giá trị thích nghi của đột biến gen có thể thay đổi.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 22. Khi nói về chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số các alen của quần thể từ từ qua các thế hệ.
II. Chọn lọc tự nhiên tạo ra các kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.
III. Chọn lọc tự nhiên chỉ có tác động phân hóa khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể.
IV. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định tăng tần số alen trội và giảm tần số alen lặn.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 23. Cơ chế hình thành loài nào có thể tạo ra loài mới có hàm lượng ADN ở trong nhân té bào cao hơn nhiều so với hàm lượng ADN của loài gốc?
A. Hình thành loài bằng cách li tập tính
B. Hình thành loài bằng con đường sinh thái
C. Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa
D. Hình thành loài bằng con đường địa lý

Câu 24. Khi nói về các nhân tố tiến hóa, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?
I. Chọn lọc tư nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen của quần thể.
II. Di - nhập gen không phải là nhân tố định hướng chiều tiến hóa.
III. Quần thể kích thước càng lớn thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể.
IV. Đột biến là nhân tố tiến hóa duy nhất tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 25. Đột biến và giao phối không ngẫu nhiên có đặc điểm chung nào sau đây?
A. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định.
B. Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể, tạo ra nguyên liệu cung cấp cho chọn lọc.
C. Làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể một cách từ từ và không định hướng.
D. Luôn làm xuất hiện các kiểu gen mới, trong đó có cả kiểu gen thích nghi và cả những kiểu gen không thích nghi.

Câu 26. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên có bao nhiêu vai trò sau đây?
I. Quy định chiều hướng tiến hóa.
II. Làm thay đối tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
III. Tạo ra nguồn biến dị thứ cấp cho tiến hóa.
IV. Tạo ra nguồn biến dị sơ cấp cho tiến hóa.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 27. Có bao nhiêu nhân tố sau đây có khả năng làm thay đổi tần số alen của quần thể, vừa có khả năng làm phong phú thêm vốn gen của quần thể?
I. Chọn lọc tự nhiên II. Giao phối không ngẫu nhiên
III. Giao phối ngẫu nhiên IV. Đột biến. V. Di nhập gen
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 28. Khi nói về sự hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây sai?
I. Sự hình thành loài mới luôn gắn liền với sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới.
II. Trong quá trình hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá, khi được hình thành con lai đã bị cách li sinh sản với 2 loài gốc nên không cần sự tác động của chọn lọc tự nhiên.
III. Loài mới có thể được hình thành và cùng sống trong một môi trường với loài gốc.
IV. Sự hình thành loài mới luôn gắn liền với sự cái biến thành phần kiểu gen của quần thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 29. Có bao nhiêu yếu tố sau đây có thể đóng góp thúc đẩy quá trình hình thành loài khác khu vực địa lý?
I. Các trở ngại địa lý xuất hiện trong vùng phân bố của loài.
II. Dòng gen giữa các quần thể là rất mạnh.
III. Đột biến xuất hiện trong các quần thể cách ly.
IV. Áp lực của chọn lọc tự nhiên đối với các quần thể là khác nhau.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 30. Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai?
I. Cách li địa lí là những trở ngại về mặt điạ lí như sông, núi, biển… ngăn cản các cá thể của quần thể khác
loài gặp gỡ và giao phối với nhau
II. Cách li địa lí trong một thời gian dài tất yếu sẽ dẫn tới cách li sinh sản và hình thành loài mới
III. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa
IV. Cách li địa lí có thể xảy ra với những loài có khả năng phát tán mạnh, có khả năng di cư và ít di cư.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 31. Khi nói về cơ chế hình thành loài, có bao nhiên phát biểu sau đây đúng?
I. Cách li địa lí là nguyên nhân chính làm các quần thể có sự sai khác về vốn gen.
II. Hình thành loài bằng cách li tập tính xảy ra đối với các loài động vật sinh sản hữu tính.
III. Trong quá trình hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái đều có sự tác động của nhân tố đột biến.
IV. Hình thành loài bằng cách li địa lí giúp chúng ta giải thích tại sao trên các đảo đại dương hay tồn tại các loài đặc hữu.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 32. Khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có thể xảy ra ở các loài vi khuẩn.
II. Loài mới có thể bị bất thụ.
III. Loài mới được tạo thành sau 1 hoặc 2 thế hệ khi tạo thành con lai cách li sinh sản với 2 loài gốc.
IV. Đây là một trong các con đường hình thành loài cùng khu vực địa lí.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 33. Có bao nhiêu đặc điểm sau đây là đặc điểm chung của quá trình hình thành loài bằng các con đường khác nhau?
I. Loài mới và loài gốc có sự cách li về mặt địa lí.
II. Chịu tác động của nhiều nhân tố tiến hóa khác nhau.
III. Luôn chịu tác động của cơ chế cách li.
IV. Có thể xuất hiện sự cách li sinh sản trước khi hình thành quần thể thích nghi.
V. Có thể xảy ra đối với các loài sinh sản vô tính.
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 34. Loài Raphanus brassica có bộ NST 2n=36 là một loài mới được hình thành theo sơ đồ: Ra5phanus sativus (2n=18) × Brassica oleraceae (2n=18) → Raphanus brassica (2n=36). Hãy chọn phát biểu đúng về quá trình hình thành loài mới này.
A. Đây là quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý.
B. Khi mới được hình thành, loài mới không sống cùng môi trường với loài cũ.
C. Quá trình hình thành loài diễn ra trong thời gian tương đối ngắn.
D. Đây là phương thức hình thành loài xảy ra phổ biến ở các loài động vật.

Câu 35. Sự lai xa và đa bội hoá sẽ dẫn tới hình thành loài mới trong trường hợp
A. lai xa giữa 2 loài thực vật tạo ra con lai, con lai được đa bội hoá và cách li sinh sản với các loài khác.
B. cơ thể lai xa có sức sống và khả năng thích nghi cao với môi trường, sinh sản để tạo thành một quần thể mới và cách li sinh sản với các loài khác.
C. các cá thể lai xa có bộ NST song nhị bội, sinh sản hữu tính bình thường và cách li sinh sản với các loài khác.
D. các cá thể lai xa phải có bộ NST và ngoại hình khác với các dạng bố mẹ.

Câu 36. Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sự hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hóa không liên quan đến chọn lọc tự nhiên.
B. Trong cùng một khu vực địa lý vẫn có thể có sự hình thành loài mới bằng con đường địa lý.
C. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn gắn liền với sự hình thành loài mới.
D. Trong quá trình hình thành loài bằng con đường sinh thái không cần đến sự cách li địa lý.

Câu 37. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá chủ yếu gặp ở các loài
A. động vật bậc thấp. B. động vật có vú.
C. thực vật sinh sản vô tính. D. thực vật sinh sản hữu tính

Câu 38. Ví dụ nào sau đây không phải là hình thành loài mới bằng dị đa bội?
A. Raphanus sativus(2n=18) x Brassica oleraceae (2n=18) → R.brassica(2n=36).
B. Primula floribuda (2n=18) x P.verticillata (2n=18) → P.kewenis (2n=36).
C. Musa acuminata (2n=22) x M.baisiana (2n=22) → Musa sp (2n= 33).
D. Prunus spinosa (2n=32) x P.divaricata (2n=16)→P.dometica (2n=48).

Câu 39. Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây sai?
A. Hình thành loài mới là cơ sở của quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B.Từmột loài ban đầu, quá trình phân li tính trạng sẽ hình thành các nòi rồi đến các loài mới.
C.Trong cùng một nhóm đối tượng, chọn lọc tự nhiên chỉ tích luỹ biến dị theo một hướng.
D. Sự phân li tính trạng là nguyên nhân chủ yếu hình thành các nhóm phân loại trên loài.

Câu 40. Khi nói về sự hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây sai?
A. Sự hình thành loài mới luôn dẫn tới hình thành các đặc điểm thích nghi mới.
B. Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá, con lai bị cách li sinh sản nên không cần sự tác động của chọn lọc tự nhiên.
C. Có nhiều trường hợp, loài mới và loài cũ cùng sống trong một môi trường, ở cạnh nhau.
D. Sự hình thành loài mới luôn gắn liền với sự xuất hiện của các kiểu gen mới.

Sưu tầm
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top