Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và biết được: Cơ cấu theo ngành của thương mại và tình hình hoạt động nội thương của nước ta. Đồng thời, biết được tình hình, cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu và các thị trường chủ yếu của Việt Nam cũng như các loại tài nguyên du lịch chính ở nước ta… thông qua một số bài tập sau đây nhé

Bài tập vấn đề phát triển thương mại - du lịch

Câu 1: Hãy nhận xét cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế nước ta?

Bài làm:
Dựa vào biểu đồ hình 31.1 sgk trang 137 ta thấy:
  • Trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2005, khu vực Nhà nước chiếm 12,9%, khu vực ngoài Nhà nước chiếm 83,3%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 3,8%.
  • So với năm 1995:
    • Mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo khu vực nhà nước giảm 9,7% .
    • Mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo khu vực ngoài nhà nước tăng 6,4%
    • Mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 3,3%.
=> Như vậy, từ năm 1995 đến năm 2005 khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh còn khu vực nhà nước giảm.

Câu 2: Quan sát hình 31.2 hãy nhận xét về sự thay đổi cơ cấu xuất, nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn 1990 - 2005?

Bài làm:
Quan sát biểu đồ hình 31.2 sgk ta thấy:
  • Giai đoạn 1990 – 2005, cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta không ổn định, lúc tăng lúc giảm.
  • Trong năm 1992, cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu nước ta dần đi tới cân bằng.
  • Đến năm 2005, cơ cấu giá trị nhập khẩu cao hơn cơ cấu giá trị xuất khẩu (nhập khẩu chiếm 53,1%, xuất khẩu chiếm 46,9%).
=> Như vậy, từ năm 1993 đến nay, nước ta tiếp tục nhập siêu, nhưng bản chất khác xa với nhập siêu thời kì trước Đổi mới.

Câu 3: Hãy nhận xét và giải thích tình hình xuất khẩu của nước ta giai đoạn 1990 – 2005?

Bài làm:
Quan sát biểu đồ giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta, giai đoạn 1990 – 2005 ta thấy:
  • Giá trị xuất khẩu của nước ta (đường màu xanh) liên tục tăng
  • Trong đó từ năm 2000 - 2005, giá trị xuất khẩu nước ta tăng mạnh từ 14,5 tỉ USD tăng lên 32,4 tỉ USD tăng lên 17,9 tỉ USD.
Nguyên nhân giá trị xuất khẩu nước ta liên tục tăng:
  • Do cơ chế quản lí đổi mới: mỏ rộng quyền tự chủ cho các ngành, các doanh nghiệp và các địa phương, xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp và chuyển sang hạch toán kinh doanh, tăng cường sự quản lí thống nhất của Nhà nước bằng luật pháp và chính sách.

Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hình 31.5 và sơ đồ sau, hãy trình bày về tài nguyên du lịch của nước ta?

Bài làm:
Tài nguyên du lịch tự nhiên:
  • Địa hình: có 5- 6 vạn km địa hình caxtơ với 200 hang động đẹp: Vịnh Hạ Long, động Phong Nha (được UNESCO công nhận là di sản thiên nhien thế giới làn lượt vào năm 1994 và 2003), Bích Động…Ven bển có 125 bãi biển, nhiều bãi biển dài và đẹp. Các đảo ven bờ có khả năng phát triển du lịch.
  • Khí hậu: Tương đối thuận lợi để phát triển du lịch.
  • Nguồn nước: các hồ tự nhiên, sông ngòi chằng chịt ở vùng sông nước ĐBSCL, các thác nước. Nguồn nước khoáng tự nhiên có giá trị đặc biệt đối với phát triển du lịch.
  • Sinh vật: nước ta có 28 Vườn Quốc Gia, 44 khu bảo tồn thiên nhiên, 34 khu rừng văn hoá, lịch sử, môi trường là cơ sở phát triển du lịch sinh thái.
Tài nguyên du lịch nhân văn:
  • Nước ta có 5 di sản vật thể được UNESCO công nhận là: Cố đô Huế (12-1993), Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn (đều đựơc công nhận và 12-1999).
  • Các lễ hội văn hoá của dân tọc đa dạng: lễ hội chùa Hương… trong đó nước ta đã đựơc UNESCO công nhận Nhã nhạc cung đình Huế và Kồng chiêng Tây Nguyên là di sản phi vật thể.
  • Các làng nghề truyền thông….

Câu 5: Dựa vào hình 31.6, hãy phân tích và giải thích tình hình phát triển du lịch ở nước ta?

Bài làm:
Quan sát biểu đồ hình 31.6 sgk ta thấy giai đoạn 1991 – 2005, tình hình du lịch nước ta:
  • Số lượng khách nội địa tăng từ 1,5 triệu lượt khách lên 16 triệu lượt khách
  • Số khách quốc tế tăng từ 0,3 triệu lượt khách lên 3,5 triệu lượt khách.
  • Số doanh thu từ du lịch từ năm 1991 đến năm 2005 liên tục tăng từ 0,8 nghìn tỉ đồng lên 30,3 nghìn tỉ đồng.
=>Từ năm 1991 đến năm 2005, số lượt khách nội địa, quốc tế và doanh thu từ du lịch của nước ta tăng nhanh.
Giải thích:
Giai đoạn 1991 – 2005, số lượt khách nội địa, quốc tế và doanh thu từ du lịch của nước ta tăng nhanh là do:
  • Chính sách của nhà nước trong việc phát triển du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng..
  • Do nhu cầu đời sống của người dân ngày càng cao
  • Các hoạt động du lịch ngày càng đa dạng và có sức thu hút
  • Nhu cầu chi tiêu của khách du lịch ngày càng tăng…

Câu 6: Chứng minh rằng hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây?

Bài làm:
Sự chuyển biến tích cực trong hoạt động xuất khẩu của nước ta:
  • Năm 1992, lần đầu tiên cán cân xuất nhập khẩu của nước ta tiến tới sự cân đối.
  • Từ năm 1990 đến này, giá trị xuất khẩu nước ta liên tục tăng, trong đó giai đoạn 2000 – 2005 là giai đoạn tăng mạnh nhất với 17,9%.
  • Các mặt hàng xuất khẩu tăng cả về số loại, số lượng và cơ cấu. Trong đó mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông - lâm - thuỷ sản...
  • Thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng, trong đó lớn nhất là Mĩ, sau đó là Nhật Bản rồi Trung Quốc…
Sự chuyển biến tích cực trong hoạt động nhập khẩu của nước ta:
  • Từ 1993 đến nay, nước ta tiếp tục nhập siêu nhưng bản chất khác so với trước thời kì đổi mới.
  • Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất và một phần nhỏ là hàng tiêu dùng. Thị trường nhập khẩu chủ yếu là khu vực châu Á – Thái Bình Dương…
  • Ngoài ra, hiện nay, nhờ các chính sách của Đảng và nhà nước trong việc kí kết, gia nhập các tổ chức thương mại…đã tạo ra một môi trường xuất nhập khẩu rộng lớn hơn. Giúp nước ta có thể buôn bán ở nhiều nước và khu vực trên thế giới.

Câu 7: Chứng minh rằng, tài nguyên du lịch nước ta tương đối phong phú và đa dạng?

Bài làm:
Nước ta có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng. Nó được thể hiện thông qua tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
Tài nguyên du lịch tự nhiên:
  • Địa hình: có 5- 6 vạn km địa hình caxtơ với 200 hang động đẹp: Vịnh Hạ Long, động Phong Nha (được UNESCO công nhận là di sản thiên nhien thế giới làn lượt vào năm 1994 và 2003), Bích Động…Ven bển có 125 bãi biển, nhiều bãi biển dài và đẹp. Các đảo ven bờ có khả năng phát triển du lịch.
  • Khí hậu: Tương đối thuận lợi để phát triển du lịch.
  • Nguồn nước: các hồ tự nhiên, sông ngòi chằng chịt ở vùng sông nước ĐBSCL, các thác nước. Nguồn nước khoáng tự nhiên có giá trị đặc biệt đối với phát triển du lịch.
  • Sinh vật: nước ta có 28 Vườn Quốc Gia, 44 khu bảo tồn thiên nhiên, 34 khu rừng văn hoá, lịch sử, môi trường là cơ sở phát triển du lịch sinh thái.
Tài nguyên du lịch nhân văn:
  • Nước ta có 5 di sản vật thể được UNESCO công nhận là: Cố đô Huế (12-1993), Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn (đều đựơc công nhận và 12-1999).
  • Các lễ hội văn hoá của dân tọc đa dạng: lễ hội chùa Hương… trong đó nước ta đã đựơc UNESCO công nhận Nhã nhạc cung đình Huế và Kồng chiêng Tây Nguyên là di sản phi vật thể.
  • Các tiềm năng văn hóa dân tộc, văn nghệ dân gian, làng nghề truyền thông…

Câu 8: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang Du lịch), chứng minh rằng ngành du lịch nước ta phát triển nhanh trong giai đoạn 1995 - 2007. Hãy kể tên các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia của Việt Nam?

Bài làm:
Ngành du lịch nước ta đang từng bước phát triển, và phát triển nhanh trong giai đoạn 1995 – 2007.
  • Trong giai đoạn này, tổng số khách du lịch đến nước ta tăng nhanh từ 6,9 triệu lượt khách tăng lên 23,3 triệu lượt. Trong đó, khách quốc tế tăng từ 1,4 triệu lượt lên 4,2 triệu lượt. Khách nội địa từ 5,5 triệu lượt lên 19,1 triệu lượt.
  • Doanh thu tăng lên nhanh chóng từ 8 tỉ lên 56 tỉ đồng.

Câu 9: Phân tích hoạt động ngoại thương của nước ta.Tại sao hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta trong những năm gần đây có những chuyển biến tích cực?

Bài làm:
Phân tích hoạt động ngoại thương của nước ta:
  • Tổng giá trị xuất khẩu liên tục tăng, cán cân xuất khẩu luôn âm.
  • Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủ công nghiệp…Trong khi đó nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu, máy móc và một số hàng tiêu dùng.
  • Thị trường xuất khẩu của nước ta chủ yaaus là các nước lớn như Hoa Kì, Nhật Bản hay Trung Quốc. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu là Châu Âu, Châu Á….
  • Hoạt động ngoại thương của nước ta có sự phân hóa rõ rệt giữa các tỉnh thành, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và vùng Đông Nam Bộ, ĐBSH và ĐBSCL.
Hoạt động xuất nhập khẩu nước ta gần đây có những chuyển biến tích cực là do:
  • Chính sách đổi mới của Nhà nước (mở rộng quyền tự chủ cho các ngành, các doanh nghiệp, các địa phương. Xoá bỏ cơ chế tập trung bao cấp và chuyển sang hoạch toán kinh doanh,...).
  • Tăng cường sự quản lí của nhà nước bằng pháp luật.
  • Đa phương hóa thị trường xuất nhập khẩu. Bên cạnh các thị trường truyền thống còn mở rộng các thị trường tiềm năng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,...
  • Việt Nam là thành viên của WTO (năm 2007). Đây là thời cơ nhưng đồng thời cũng là thách thức của nước ta.

Câu 10: Giải thích tại sao Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng lại là những trung tâm du lịch lớn nhất của nước ta?

Bài làm:
Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng lại là những trung tâm du lịch lớn nhất của nước ta vì:
  • Đây là những thành phố, những trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta….Đồng thời cũng là những đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước.
  • Những trung tâm trên rất giàu về tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn. Đó là các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, các làng nghề truyền thống, văn hóa dân gian…

Câu 11: Tại sao trong những năm qua, nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu?

Bài làm:
Trong những năm qua, nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu vì có hai nguyên nhân cơ bản sau:
  • Quá trình công nghiệp hóa đòi hỏi nước ta phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu, nhiên liệu, tư liệu sản xuất nên giá thành cao, trong khi các mặt hàng xuất khẩu của nước ta chủ yếu là hàng thô , hàng nông , lâm thủy sản có giá trị thấp.
  • Đời sống của dân cư ngày càng nâng cao , đòi hỏi nhập khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng có chất lượng cao mà trong nước chưa đáp ứng được.

Câu 12: Phân tích các nguồn lực để phát triển ngoại thương ở nước ta?

Bài làm:
Các nguồn lực để phát triển ngoại thương ở nước ta:
  • Vị trí địa lí: Nằm ở Đông Nam Á và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Có thuận lợi trong đẩy mạnh buôn bán, nhưng chịu sức ép cạnh tranh của các nước trong khu vực.
  • Tài nguyên thiên nhiên: Điều kiện tạo ra nguồn hàng
  • Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chất lượng tốt, khả năng phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
  • Tài nguyên rừng và nguồn lượi thủy sản.
Dân cư và lao động:
  • Thị trường đối với hàng tiêu dùng nhập khẩu
  • Khả năng sản xuất các mặt hàng dựa trên lợi thế về lao đông, khó khăn trong sản xuất các mặt hàng đòi hỏi hàm lượng chất xám cao.
Sự phát triển của các ngành kinh tế:
  • Tạo nguồn hàng và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
  • Đòi hỏi nhập khẩu máy móc, nguyên nhiên liệu
Thị trường xuất khẩu: Các thị trường truyền thống, các thị trường khu vực, EU và Bắc Mĩ….
Chính sách:
  • Mở cửa nền kinh tế, đa phương hóa, đa dạng hóa kinh tế đối ngoại
  • Đổi mới cơ chế quản lí, tăng cường sự quản lí thống nhất của Nhà nước bằng luật pháp.
Nguồn: Tổng hợp
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top