vanhieu1995
New member
- Xu
- 0
ÔN TẬP LUYỆN THI ĐẠI HỌC MÔN HÓA NĂM 2012
Tổng hợp các câu trắc nghiệm ôn thi Đại Học
Bài Tập Hiđrocacbon Tổng Hợp Năm 2012
Câu 1: Cho 4,48 lít hỗn hợp X (ở điều kiện tiêu chuẩn) gồm hai hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dung dịch Br[SUB]2[/SUB] 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol Br[SUB]2[/SUB] giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm 6,7 gam. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là:
A. C[SUB]2[/SUB]H[SUB]2[/SUB] và C[SUB]3[/SUB]H[SUB]8[/SUB] -------B. C[SUB]3[/SUB]H[SUB]4[/SUB] và C[SUB]4[/SUB]H[SUB]8[/SUB] ------- C. C[SUB]2[/SUB]H[SUB]2[/SUB] và C[SUB]4[/SUB]H[SUB]6[/SUB] ------- D. C[SUB]2[/SUB]H[SUB]2[/SUB] và C[SUB]4[/SUB]H[SUB]8
[/SUB]================================================== =======
Câu 2: Hỗn hợp gồm hiđrocacbon X và oxi có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 10. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua dung dịch H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] đặc, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối đối với hiđro bằng 19. Công thức phân tử của X là:
A. C[SUB]3[/SUB]H[SUB]4[/SUB] -------B. C[SUB]3[/SUB]H[SUB]8[/SUB] -------C. C[SUB]3[/SUB]H[SUB]6[/SUB] --------D. C[SUB]4[/SUB]H[SUB]8
[/SUB]================================================== =======
Câu 3: Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C[SUB]2[/SUB]H[SUB]2[/SUB] và 0,04 mol H[SUB]2[/SUB] với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở điều kiện tiêu chuẩn) có tỉ khối so với O[SUB]2[/SUB] là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là:
A. 1,64 gam --------------B. 1,20 gam ------------C. 1,04 gam --------------D. 1,32 gam
================================================== =======
Câu 4: Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng và còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO[SUB]2[/SUB]. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là (biết các thể tích đều đo ở điều kiễn tiêu chuẩn).
A. CH[SUB]4[/SUB] và C[SUB]3[/SUB]H[SUB]6[/SUB] ------B. C[SUB]2[/SUB]H[SUB]6[/SUB] và C[SUB]3[/SUB]H[SUB]6[/SUB] ---------C. CH[SUB]4[/SUB] và C[SUB]3[/SUB]H[SUB]4[/SUB] ---------D. CH[SUB]4[/SUB] và C[SUB]2[/SUB]H[SUB]4
[/SUB]================================================== =======
Câu 5: Cho hỗn hợp X gồm CH[SUB]4[/SUB], C[SUB]2[/SUB]H[SUB]4[/SUB] và C[SUB]2[/SUB]H[SUB]2[/SUB]. Lấy 8,6 gam X tác dụng hết với dung dịch brom (dư) thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (ở điều kiện tiêu chuẩn) hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO[SUB]3[/SUB] trong NH[SUB]3[/SUB], thu được 36 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CH[SUB]4[/SUB] có trong X là:
A. 20%--------- B. 50% ----------C. 25% -----------D. 40%
================================================== =======
Câu 6: Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,02 mol C[SUB]2[/SUB]H[SUB]2[/SUB] và 0,03 mol H[SUB]2[/SUB] trong một bình kín (xúc tác Ni), thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y lội từ từ vào bình nước brom (dư), sau khi kết thúc các phản ứng, khối lượng bình tăng m gam và có 280 ml hỗn hợp khí Z (điều kiện tiêu chuẩn) thoát ra. Tỉ khối của Z so với H[SUB]2[/SUB] là 10,08. Giá trị của m là:
A. 0,585------------- B. 0,620 -----------C. 0,205----------- D. 0,328
================================================== =======
Câu 7: Hỗn hợp khí X gồm đimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi nước đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là:
A. CH[SUB]4[/SUB] và C[SUB]2[/SUB]H[SUB]6[/SUB]---------- B. C[SUB]2[/SUB]H[SUB]4[/SUB] và C[SUB]3[/SUB]H[SUB]6[/SUB] ------------C. C[SUB]2[/SUB]H[SUB]6[/SUB] và C[SUB]3[/SUB]H[SUB]8[/SUB] ---------D. C[SUB]3[/SUB]H[SUB]6[/SUB] và C[SUB]4[/SUB]H[SUB]8
[/SUB]================================================== =======
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm C[SUB]2[/SUB]H[SUB]2[/SUB], C[SUB]3[/SUB]H[SUB]4[/SUB] và C[SUB]4[/SUB]H[SUB]4[/SUB] (số mol mỗi chất bằng nhau) thu được 0,09 mol CO[SUB]2[/SUB]. Nếu lấy cùng một lượng hỗn hợp X như trên tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO[SUB]3[/SUB] trong NH[SUB]3[/SUB], thì khối lượng kết tủa thu được lớn hơn 4 gam. Công thức cấu tạo của C[SUB]3[/SUB]H[SUB]4[/SUB] và C[SUB]4[/SUB]H[SUB]4[/SUB] trong X lần lượt là:
A. CHºC-CH[SUB]3[/SUB], CH[SUB]2[/SUB]=CH-CH-CºCH --------------B. CHºC-CH[SUB]3[/SUB], CH[SUB]2[/SUB]=C=C=CH[SUB]2[/SUB]
C. CH[SUB]2[/SUB]=C=CH[SUB]2[/SUB], CH[SUB]2[/SUB]=CH-CºCH -------------D. CH[SUB]2[/SUB]=C=CH[SUB]2[/SUB], CH[SUB]2[/SUB]=C=C=CH[SUB]2
[/SUB]================================================== =======
Câu 9: Hỗn hợp X gồm C[SUB]2[/SUB]H[SUB]2[/SUB] và H[SUB]2[/SUB] có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C[SUB]2[/SUB]H[SUB]4[/SUB], C[SUB]2[/SUB]H[SUB]6[/SUB], C[SUB]2[/SUB]H[SUB]2[/SUB] và H[SUB]2[/SUB]. Sục Y vào dung dịch brom (dư) thì khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (điều kiện tiêu chuẩn) có tỉ khối so với H[SUB]2[/SUB] là 8. Thể tích O[SUB]2[/SUB] (điều kiện tiêu chuẩn) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là:
A. 26,88 lít ----------B. 44,8 lít --------------C. 33,6 lít------------- D. 22,4 lít
================================================== =======
Câu 10: Nhiệt phân C[SUB]4[/SUB]H[SUB]10[/SUB] được hỗn hợp Y gồm CH[SUB]4[/SUB], C[SUB]3[/SUB]H[SUB]6[/SUB], C[SUB]2[/SUB]H[SUB]6[/SUB], C[SUB]2[/SUB]H[SUB]4[/SUB], H[SUB]2[/SUB], C[SUB]4[/SUB]H[SUB]8[/SUB] và C[SUB]4[/SUB]H[SUB]10[/SUB] dư. Biết M[SUB]Y[/SUB] = 32,22 gam/mol. Hiệu suất phản ứng crackinh là:
A. 40% ---------------B. 80% -----------------C. 20% --------------D. 60%
================================================== =======
[A]nguồn: [/A] forum.dayhoahoc.com/forum.php