Ôn luyện cho con để chuẩn bị cho kiểm tra học kỳ 1 mà chị Ngọc Lan, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) thấy rất căng thẳng. Nếu lớp 1 hướng dẫn học cho con rất nhàn thì lớp 2 thấy khoảng cách khá lớn.
Trẻ tiểu học phải được học phù hợp với khả năng. Ảnh: Bích Ngọc
Chị Lan kể, Kiến thức học nặng hơn, nhiều bài về Toán và Tiếng Việt đòi hỏi tư duy rất cao. Làm Toán đòi hỏi trong lời giải của HS phải có sự suy diễn, diễn giải. Trong Tiếng Việt, các dạng từ, dạng câu đối với học sinh lớp 2 cũng khó hình dung.
Chị Lan đưa ví dụ, bài tập đòi hỏi học sinh phải tìm những từ chỉ tính chất, sắc thái, hương thơm của hoa quả như ngan ngát, ngào ngạt,... và phải đặt câu với các từ đó. Hoặc cho một đoạn văn trong đó có các từ chỉ trạng thái của nhân vật như: em bé mắt đen lay láy, thân hình tròn trĩnh,...
Thậm chí cô giáo còn ví dụ cho học sinh từ "đỏ ối", chị Lan trăn trở, từ này đến người lớn còn khó hiểu huống gì đứa trẻ 7 tuổi, lớp 2.
Chị Minh Tâm ở quận Cầu Giấy thì lo lắng với cô con gái học lớp 2 theo một kiểu khác. Chị Tâm cho biết, lớp 1 trẻ chủ yếu học kiến thức và kỹ năng rèn chữ, đến lớp 2 phải làm quen với cách viết câu, từ và chị cũng khá yên tâm với cách tự học của con.
Tuy nhiên, do học ở lớp "chọn" nên ngày nào đi học về chị cũng thấy con giở một chồng vở ra để làm bài tập. "Có những bài Toán trong bài kiểm tra khó "siêu đẳng". Tôi cảm giác phải học sinh lớp 4, 5 mới giải được", chị Tâm kể.
Có bài Toán đòi hỏi học sinh phải tư duy tính toán như: "Mẹ đi công tác vào ngày mùng 8, thứ hai, 7 ngày sau mẹ về là thứ mấy và ngày nào?" Học sinh sẽ phải diễn giải bài toán này bằng lời và các phép tính cụ thể như 7 ngày sau ngày mùng 8 là ngày nào và từ đó tính toán tiếp để cho ra thứ mấy...
Còn chị Linh Chi, quận Hà Đông (Hà Nội) lại băn khoăn chuyện cô giao bài tập về nhà rất khó, mẹ phải làm mãi mới ra kết quả. Kiểm tra trong sách thì chị Chi lại không thấy có bài Toán khó như vậy và rất yên tâm là đi thi cũng theo chương trình trong sách.
Ít quan tâm đến quyền được chơi
Theo cô Hồng Vân, giáo viên lớp 2 Trường tiểu học Kim Liên (quận Đống Đa, Hà Nội), phần Tiếng Việt ở lớp 2 nặng hơn lớp 1 do có thêm phần luyện từ và câu (là phần Tập làm văn). Phụ huynh chưa quen với dạng bài như vậy nên cảm thấy khó. Cô Vân thẳng thắn chia sẻ, Tập làm văn thì học sinh cấp 3 cũng cảm thấy khó.
Kiến thức lớp 1 chỉ tập đọc và viết đơn giản. Kiến thức lớp 2 có mở rộng hơn nhưng chương trình cũng khá phù hợp, không quá khó. Phần diễn tả sự vật, trạng thái là khó nhưng cô giáo hướng dẫn tỷ mỷ, đưa nhiều ví dụ thì học sinh sẽ hiểu bài nhanh. Phần Tập làm văn cũng chỉ nên yêu cầu học sinh viết đơn giản, ngắn gọn, không cầu kỳ quá, miễn là viết thành câu và 1 đoạn văn.
Giải thích rõ hơn, cô Nguyễn Thị Huế, giáo viên Trường tiểu học La Thành (quận Đống Đa, Hà Nội) cho rằng, không có khoảng cách kiến thức lớp 1 và lớp 2 vì thấy học trò học khá ổn. Lớp 1 nhận diện mặt chữ, lớp 2 có thêm luyện từ và câu cũng không quá khó. Chỉ thực sự khó khi học sinh vào lớp 4. Nếu ở lớp 3 cả trường có thể đạt đến 100% học sinh giỏi thì lên lớp 4 tỷ lệ này chỉ còn 50%.
Nói rõ về vấn đề này, ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho biết, Bộ đã ban hành hướng dẫn chuẩn kiến thức kỹ năng và các trường sẽ thực hiện đánh giá theo chuẩn, không theo sách giáo khoa. Sách giáo khoa soạn cho cả một quá trình từ năm 2002 đến 2015 mới thay nên có nhiều chỗ dành cho phần nâng cao. Do đó, chuẩn không phải là sách giáo khoa mà là bám theo hướng dẫn chuẩn.
Theo Hướng dẫn chuẩn kiến thức kỹ năng, lớp 2 có 8 môn (Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thủ công, Thể dục) nhưng chỉ có 118 trang hướng dẫn.
Ông Thành bày tỏ, phụ huynh đòi hỏi con học nhiều là quá kỳ vọng vào con, yêu cầu cô giáo giao thêm bài. Tất nhiên, lúc đó cô giáo không thể lấy bài trong sách giáo khoa để giao bài tập mà phải "kiếm ở đâu đấy".
Ông Thành nhấn mạnh, trẻ tiểu học phải để phát triển tự nhiên, phù hợp với khả năng của trẻ. Ngày nay, nhiều trẻ ở thành phố chưa được đáp ứng đầy đủ quyền được chơi, trong khi "quyền được học" đôi khi lại nhận quan tâm quá mức.
Theo Bảo Anh - VietnamNet
Trẻ tiểu học phải được học phù hợp với khả năng. Ảnh: Bích Ngọc
Chị Lan kể, Kiến thức học nặng hơn, nhiều bài về Toán và Tiếng Việt đòi hỏi tư duy rất cao. Làm Toán đòi hỏi trong lời giải của HS phải có sự suy diễn, diễn giải. Trong Tiếng Việt, các dạng từ, dạng câu đối với học sinh lớp 2 cũng khó hình dung.
Chị Lan đưa ví dụ, bài tập đòi hỏi học sinh phải tìm những từ chỉ tính chất, sắc thái, hương thơm của hoa quả như ngan ngát, ngào ngạt,... và phải đặt câu với các từ đó. Hoặc cho một đoạn văn trong đó có các từ chỉ trạng thái của nhân vật như: em bé mắt đen lay láy, thân hình tròn trĩnh,...
Thậm chí cô giáo còn ví dụ cho học sinh từ "đỏ ối", chị Lan trăn trở, từ này đến người lớn còn khó hiểu huống gì đứa trẻ 7 tuổi, lớp 2.
- Gạch bỏ từ không cùng nhóm: xanh ngắt, đỏ ối, hồng tươi, cao vút (HS sẽ phải chỉ ra từ cao vút là không cùng nhóm).
- Kể tên những món quà của bố khi đi câu về: cà cuống, niềng niễng cái, niềng niễng đực (HS sẽ khó hiểu với từ niềng niễng).
- Gạch chân dưới từ chỉ đặc điểm của sự vật: Bông đào nho nhỏ/ Cánh đào hồng tươi/ Hễ thấy hoa cười/ Đúng là Tết đến! (từ hoa cười cũng là một đặc điểm của sự vật nhưng HS khó hình dung được hình ảnh hoa cười).
(Dạng bài tập cô giáo lớp 2 giao cho con chị Ngọc Lan).
Chị Minh Tâm ở quận Cầu Giấy thì lo lắng với cô con gái học lớp 2 theo một kiểu khác. Chị Tâm cho biết, lớp 1 trẻ chủ yếu học kiến thức và kỹ năng rèn chữ, đến lớp 2 phải làm quen với cách viết câu, từ và chị cũng khá yên tâm với cách tự học của con.
Tuy nhiên, do học ở lớp "chọn" nên ngày nào đi học về chị cũng thấy con giở một chồng vở ra để làm bài tập. "Có những bài Toán trong bài kiểm tra khó "siêu đẳng". Tôi cảm giác phải học sinh lớp 4, 5 mới giải được", chị Tâm kể.
Có bài Toán đòi hỏi học sinh phải tư duy tính toán như: "Mẹ đi công tác vào ngày mùng 8, thứ hai, 7 ngày sau mẹ về là thứ mấy và ngày nào?" Học sinh sẽ phải diễn giải bài toán này bằng lời và các phép tính cụ thể như 7 ngày sau ngày mùng 8 là ngày nào và từ đó tính toán tiếp để cho ra thứ mấy...
Còn chị Linh Chi, quận Hà Đông (Hà Nội) lại băn khoăn chuyện cô giao bài tập về nhà rất khó, mẹ phải làm mãi mới ra kết quả. Kiểm tra trong sách thì chị Chi lại không thấy có bài Toán khó như vậy và rất yên tâm là đi thi cũng theo chương trình trong sách.
Ít quan tâm đến quyền được chơi
Theo cô Hồng Vân, giáo viên lớp 2 Trường tiểu học Kim Liên (quận Đống Đa, Hà Nội), phần Tiếng Việt ở lớp 2 nặng hơn lớp 1 do có thêm phần luyện từ và câu (là phần Tập làm văn). Phụ huynh chưa quen với dạng bài như vậy nên cảm thấy khó. Cô Vân thẳng thắn chia sẻ, Tập làm văn thì học sinh cấp 3 cũng cảm thấy khó.
Kiến thức lớp 1 chỉ tập đọc và viết đơn giản. Kiến thức lớp 2 có mở rộng hơn nhưng chương trình cũng khá phù hợp, không quá khó. Phần diễn tả sự vật, trạng thái là khó nhưng cô giáo hướng dẫn tỷ mỷ, đưa nhiều ví dụ thì học sinh sẽ hiểu bài nhanh. Phần Tập làm văn cũng chỉ nên yêu cầu học sinh viết đơn giản, ngắn gọn, không cầu kỳ quá, miễn là viết thành câu và 1 đoạn văn.
Giải thích rõ hơn, cô Nguyễn Thị Huế, giáo viên Trường tiểu học La Thành (quận Đống Đa, Hà Nội) cho rằng, không có khoảng cách kiến thức lớp 1 và lớp 2 vì thấy học trò học khá ổn. Lớp 1 nhận diện mặt chữ, lớp 2 có thêm luyện từ và câu cũng không quá khó. Chỉ thực sự khó khi học sinh vào lớp 4. Nếu ở lớp 3 cả trường có thể đạt đến 100% học sinh giỏi thì lên lớp 4 tỷ lệ này chỉ còn 50%.
Nói rõ về vấn đề này, ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho biết, Bộ đã ban hành hướng dẫn chuẩn kiến thức kỹ năng và các trường sẽ thực hiện đánh giá theo chuẩn, không theo sách giáo khoa. Sách giáo khoa soạn cho cả một quá trình từ năm 2002 đến 2015 mới thay nên có nhiều chỗ dành cho phần nâng cao. Do đó, chuẩn không phải là sách giáo khoa mà là bám theo hướng dẫn chuẩn.
Theo Hướng dẫn chuẩn kiến thức kỹ năng, lớp 2 có 8 môn (Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thủ công, Thể dục) nhưng chỉ có 118 trang hướng dẫn.
Ông Thành bày tỏ, phụ huynh đòi hỏi con học nhiều là quá kỳ vọng vào con, yêu cầu cô giáo giao thêm bài. Tất nhiên, lúc đó cô giáo không thể lấy bài trong sách giáo khoa để giao bài tập mà phải "kiếm ở đâu đấy".
Ông Thành nhấn mạnh, trẻ tiểu học phải để phát triển tự nhiên, phù hợp với khả năng của trẻ. Ngày nay, nhiều trẻ ở thành phố chưa được đáp ứng đầy đủ quyền được chơi, trong khi "quyền được học" đôi khi lại nhận quan tâm quá mức.
Theo Bảo Anh - VietnamNet