Bài ca phong cảnh hương sơn

ngan trang

New member
BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN
(HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH CA)
Chu Mạnh Trinh

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh cảm nhận được: một giọng điệu thơ tài hoa, của một tấm lòng yêu cái đẹp của thiên nhiên đất nước, được tác giả Chu Mạnh Trinh thể hiện trong bài thơ.

B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
-Sách GK, sách GV
-Thơ văn trung đại Việt Nam
-Giáo án lên lớp cá nhân

C.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn học sinh đọc, thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.KIỂM TRA BÀI CŨ:
Đọc thuộc lòng bài thơ “chạy giặc”
Thái độ của nhà thơ thể hiện trong hai câu kết như thế nào?

2.GIỚI THIỆU BÀI MỚI:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Hs đọc phần tiểu dẫn Sgk
Hãy nêu nội dung chính của
Phần tiểu dẫn?
I.TÌM HIỂU CHUNG
1.TIỂU DẪN
+Tác giả:
Chu Mạnh Trinh (1862-1905)
Người tài hoa : làm thơ, từng tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn
bài hát nói này có thể được ông làm trong dịp đó.
+Hương Sơn: còn được gọi là chùa Hương,
Là một quần thể thắng cảnh và kiến trúc nổi tiếng ở huyện Mĩ Đức, Hà Tây.
Lễ hội chùa Hương được tổ chức vào mùa xuân, từ tháng giêng đến tháng ba âm lịch.
Nêu bố cục bài thơ hát nói ?
2.VĂN BẢN
BỐ CỤC:
Làm theo thể thơ hát nói gồm Ž phần:
Phần Œ : 04 câu đầu
(Cái nhìn bao quát về cảnh Hương Sơn)
Phần  : 12 câu tiếp theo
(Cảnh sắc Hương Sơn)
Phần Ž : còn lại
(Sự hoà quyện giữa cảm hứng tôn giáo và lòng yêu thiên nhiên)
Nêu chủ đề bài thơ hát nói?
CHỦ ĐỀ:
Bài thơ miêu tả cảnh vật nên thơ của Hương Sơn, đồng thời thể hiện sự hoà quyện giữa cảm hứng tôn giáo đầy thành kính, trang nghiêm với tình yêu thiên nhiên đất nước tươi đẹp.


Câu mở đầu bài thơ có ý nghĩa gì?
Giọng điệu câu thơ?
II.HƯỚNG DẪN ĐỌC- HIỂU.

+Cái nhìn bao quát chung toàn cảnh.
+ấn tượng đẹp, cảnh bụt! lời thơ ngắn, như một lời khen được thốt lên tự đáy lòng.
Cảnh vật được miêu tả như thế nào?
-Kìa... Như giới thiệu, như chỉ, kể tự hào.
-Lặp từ: non non, nước nước, mây mây; không gian khoáng đạt, tầng tầng, lớp lớp
-Có đá ngũ sắc...
-Có hang lồng bóng nguyệt..
-Có lối đi lên uốn tựa thang mây...
-Có suối, có chùa, có động, có cá, có chim...
*Cảnh tiêu biểu và đặc sắc, độc đáo của Hương Sơn
Cảnh sắc ấy được miêu tả bằng giọng điệu như thế nào?
+Thoả lòng, bật thốt lên hỏi “Đệ nhất động hỏi là đây có phải”- Như thực, như mơ..

+Giọng thơ nhẹ nhàng như ru, như tâm hồn thi sĩ bảng lảng, bâng khuâng...
Nhận xét về cách dùng từ ngữ
miêu tả của tác giả?
-Dùng từ láy
-Dùng những từ tạo hình
-Dùng từ tạo nhịp điệu : Này, này...(Khoan thai, hăm hở đón nhận vẻ đẹp của cảnh vật)
-Dùng những từ của tôn giáo.
Cách sử dụng những từ ngữ ấy có tác dụng như thế nào ?
+Khoác lên cảnh vật linh hồn của con người
+Làm cho cảnh vật có hồn, phảng phất không khí thần tiên, như cách biệt với cõi

trần bụi bặm
+Cảnh vật cũng mang màu sắc tôn giáo
+Thể hiện một cảm hứng thẩm mĩ tinh tế của lòng yêu thiên nhiên đất nước
+Thể hiện sự hoà quyện giữa cảm hứng tôn giáo với tình yêu quê hương đất nước.
Tìm những chi tiết , hình ảnh mang màu sắc tôn giáo ?
- Những tên suối, tên động, tên chùa...
- Tiếng chày kình (chuông chùa)
- Lần tràng hạt niệm nam mô Phật
- Của từ bi công đức
- Chim cúng trái
- Cá nghe kinh

& Chia nhóm, cho học sinh
thảo luận:
Sự hoà quyện giữa cảm hứng tôn giáo và tình yêu thiên nhiên đất nước giúp em hiểu thêm gì về tâm hồn thi nhân?
III.CỦNG CỐ
+Cảm hứng tôn giáo trang nghiêm với lòng yêu thiên nhiên đất nước là giá trị nhân bản
cao đẹp trong tâm hồn thi nhân
+Cảm hứng tôn giáo không phải là sự mê tín
dị đoan, mà là nét đặc sắc riêng của cảnh Hương Sơn. Nó tạo ra sự thanh tao, tinh khiết trong trẻo của tâm hồn con người, khi được thoả nguyện đặt chân đến Hương Sơn
một lần trong đời!


4 Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài sau:
Trả bài văn số I

 
Ngân Trang ơi tôi từng nghe:
..."Lững lờ khe Yến cá nghe kinh.
Vẳng bên tai một tiếng chày kình*,
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng."...

*Chày Kình là chiếc dùi thỉnh chuông có chạm hình con cá Kình tượng trưng cho sự tĩnh thức.
Như vậy: Tiếng chày Kình = Tiếng chuông chùa == ngụ ý cho sự tỉnh thức.
Tóm lại:
Chuông chùa pháp khí bằng đồng,
Tiếng chày kình, ấy thanh âm vô hình
Ngân Trang xem laị giúp mình.
 
Tìm hiểu bài thơ "Hương Sơn phong cảnh ca" - Chu Mạnh Trinh


"Bầu trời cảnh bụt
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay.
Kìa non non, nước nước, mây mây
Đệ nhất động hỏi là đây có phải.

Thỏ thẻ Rừng Mai chim cúng trái
Lửng lơ Khe Yến cá nghe kinh,
Thoảng bên tai một tiếng chày kình,
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.

Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng
Này am Phật Tích, này động Tuyết Quynh.
Nhác trông lên ai khéo vẽ hình,
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.

Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,
Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây.
Chừng giang sơn còn đợi ai đây,
Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt.

Lần tràng hạt niệm nam mô Phật
Cửa từ bi công đức biết là bao !
Càng trông phong cảnh càng yêu."

I. Xuất xứ, bố cục, chủ đề

1. Tác giả :

- Chu Mạnh Trinh (1862 - 1905) hiệu là Trúc Vân, quê ở tỉnh Hưng Yên. Đậu tiến sĩ, nổi tiếng tài hoa. Hội họa, kiến trúc, âm nhạc đều tài giỏi. Là nhà thơ, nổi tiếng với những bài vịnh Kiều - Từng vẽ kiểu trùng tu chùa Thiên Trù ở Hương Tích. Bài thơ “Hương Sơn phong cảnh ca” là bài thơ hay nhất viết về Hương Sơn, nơi có động Hương Tích - Nam thiên đệ nhất động.

2. Bố cục :


- Khổ đầu (1): giới thiệu khái quát cảnh Hương Sơn.

- Khổ giữa (2): cảnh Rừng Mai, Khe Yến… huyền diệu.

- Khổ dôi (3, 4): những suối, chùa, hang, động… nơi Hương Sơn.

- Khổ xếp (5): nỗi lòng của khách hành hương.

3. Chủ đề

Ca ngợi cảnh sắc Hương Sơn - Nam thiên đệ nhất động - cảnh đẹp đượm mùi Thiền.

II. Phân tích


1. Khổ đầu :

- Cảnh Hương Sơn tả khái quát từ xa. Thiên nhiên nhuốm màu sắc Phật giáo: Cảnh trí hùng vĩ: non, nước, mây trời là vẻ đẹp riêng “bầu trời cảnh bụt”. Du khách vui thú ngạc nhiên thốt lên tự hỏi: “Đệ nhất động hỏi là đây có phải?”. Đầy xúc động, tự hào.

2. Khổ 2 :

- Rừng Mai và Khe Yến là 2 cảnh đẹp tiêu biểu của Hương Sơn. Chim hót “thỏ thẻ”, gọi bầy, mổ trái mơ vàng ăn: “Chim cúng trái”. Cá lửng lơ bơi lượn nơi Khe Yến: cá nghe kinh. Hình ảnh ẩn dụ, với đường nét, âm thanh gợi cảm mùi Thiền. Cặp câu đối nhau rất tài hoa:

“Thỏ thẻ Rừng Mai, chim cúng trái,

Lửng lơ Khe Yến cá nghe kinh”

Chuông chùa xa “thoảng bên tai một tiếng chày kình” như rũ sạch bụi trần, làm tiêu tan cơn ác mộng của du khách - khách tang hải. Vần thơ: tiếng “kình” với “giật mình”, âm điệu du dương, huyền diệu.

3. Hai khổ đôi

- Bốn cảnh đẹp điển hình. Chữ “này” - từ để trỏ gần, nhịp 4 cân xứng hài hòa. Du khách ngắm nhìn không chán “cảnh Bụt”:

“Này suối Giải Oan / này chùa Cửa Võng
Này am Phật Tích / này động Tuyết Quynh.”

- Lấy gấm dệt để so sánh với nhũ đá trong hang động, “long lanh”, tưởng như có bóng nguyệt lồng vào. Có hang “thăm thẳm”…, là lối “gập gềnh” như uốn lượn “thang mây”. Vẻ đẹp mộng ảo, thần tiên. Du khách ngỡ ngàng tự hỏi:

“Chừng giang sơn còn đợi ai đây,
Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt.”

Niềm “ao ước” đến Hương Sơn cũng là tình yêu giang sơn, là sự hòa nhập vào thế giới thần tiên huyền diệu. Bốn chứ “còn đợi ai đây” biểu lộ niềm tự hào của nhà thơ - là người đã vẽ kiểu và tổ chức trùng tu chùa Thiên Trù, góp phần cùng “tạo hóa” làm đẹp thêm cảnh Hương Sơn. Tám câu trong 2 khổ dôi rất đẹp và thú vị: sử dụng điệp nhữ (này), ẩn dụ, so sánh (long lanh như gấm dệt; thang mây), từ láy tượng thanh, tượng hình (long lanh, thăm thẳm, gập ghềnh). Vần thơ trầm bổng, du dương. Thể hiện lòng yêu mến, tự hào đối với “Nam thiên đệ nhất động”.

4. Khổ xếp (ba câu cuối):


Cảm xúc của du khách: Xúc động thành kích tụng niệm. Ngợi ca và biết ơn Phật tổ: “Cửa từ bi công đức biết là bao!”. Đi xa dần, nhìn lại, lưu luyến đầy say mê: “Càng trông phong cảnh càng yêu”. Cảm hứng thiên nhiên chan hòa với lòng tín ngưỡng Phật giáo. Chu Mạnh Trinh đã nói lên thật hay và hồn nhiên tình cảm ấy của du khách khi đi lễ hội Chùa Hương.

III. Kết luận

Ngòi bút tài hoa. Miêu tả cảnh sắc Hương Sơn rất đẹp, vẻ đẹp thiên nhiên với suối, am, chùa, động… đượm mùi Thiền mà thoát tục. Các nét vẽ rất điển hình mang cái hồn của “bầu trời cảnh bụt”. Hình ảnh đẹp - vẻ đẹp thần tiên. Người đọc như cảm thấy Hương Sơn hiển hiện. Chất thơ, chất nhạc du dương tạo nên nét tài hoa và giá trị thẩm mĩ bài hát nói này. Nhà thơ như mời gọi chúng ta đi trẩy hội chùa Hương, để thỏa lòng “ao ước bấy lâu nay.

mìh tìm khá nhiều nhưng vẫn thấy là tiếng chuông chùa,để mình tìm hiểu lại nhé
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top