Bài 7 - Dòng điện không đổi - nguồn điện

huongduongqn

New member
Xu
0
[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/3/Bai%207%20-%20%20Dong%20dien%20khong%20doi%20-%20nguon%20dien.pdf[/PDF]

ĐÁP ÁN

1B-2D-3C-4D-5D-6B-7C-8D-9C-10B-11B-12B-13A-14A-5B-16C-17D-18A-19B-20B-21A-22C-23C-24D-25B-26D-27C-28B

BÀI SAU

https://diendankienthuc.net/diendan...-cong-suat-dien-nang-tieu-thu.html#post225268

BÀI TRƯỚC

https://diendankienthuc.net/diendan/vat-ly-11/104833-bai-6-tu-dien.html

https://diendankienthuc.net/diendan...an-hat-chuyen-dong-trong-dien-truong-deu.html

https://diendankienthuc.net/diendan/vat-ly-11/104565-bai-4-5-cong-dien-the-hieu-dien-the.html

NỘI DUNG

Bài 7: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. NGUỒN ĐIỆN

A – Lý thuyết
1. Dòng điện
Cường độ dòng điện được xác định bằng thương số của điện lượng Dq dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian Dt và khoảng thời gian đó.

Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian
Đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe (A).
2. Nguồn điện
Nguồn điện là một nguồn năng lượng có khả năng cung cấp điện năng cho các dụng cụ tiêu thụ điện ở mạch ngoài.
Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q ngược chiều điện trường (trong vùng có lực lạ) và độ lớn của điện tích đó.

Đơn vị của suất điện động là Vôn (V)
v Chú ý: Lực trong nguồn là lực lạ vì lực này bên trong nguồn làm điện tích dương dịch chuyển ngược chiều điện trường (cực âm sang cực dương), điện tích âm dịch chuyển ngược lại
Pin acquy
v Cấu tạo: Pin điện hóa gồm 2 cực có bản chất hóa học khác nhau được ngâm trong chất điện phân (dd axit, bazơ, hoặc muối,…) Do tác dụng hóa học, các cực của pin điện hóa được tích điện khác nhau và giữa chúng có một hiệu điện thế bằng giá trị suất điện động của pin.
v Nguyên tăc hoạt động: Acquy là nguồn điện hóa học hoạt động dựa trên phản ứng hòa học thuận nghịch, nó tích trữ năng lượng lúc nạp điện và giải phóng năng lượng này khi phát điện.
3. Định luật Ôm : , với U là hiệu điện thế giữa hai đầu dây, I là cường độ dòng điện chạy qua dây, R điện trở.

B – Bài tập

Tự luận

1. Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là I = 0,5 A.
a. Tính điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong 10 phút ?
b. Tính số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong khoảng thời gian trên ?
Đ s: 300 C, 18,75. 10[SUP]20[/SUP] hạt e.
2. Suất điện động của một nguồn điện là 12 V. Tính công của lực lạ khi dịch chuyển một lượng điện tích là 0,5 C bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương của nó ?
Đ s: 6 J.
3. Tính suất điện động của nguồn điện. Biết rằng khi dịch chuyển một lượng điện tích 3. 10[SUP]-3[/SUP] C giữa hai cực bên trong nguồn điện thì lực lạ thực hiện một công là 9 mJ.
Đ s: 3 V.
4. Suất điện động của một acquy là 6 V. Tính công của lực lạ khi dịch chuyển một lượng điện tích là 0,16 C bên trong acquy từ cực âm đến cực dương của nó ?
Đ s: 0,96 J.
5. Tính điện lượng và số electron dịch chuyển qua tiết diện ngang của một dây dẫn trong một phút. Biết dòng điện có cường độ là 0,2 A.
Đ s: 12 C, 0,75. 10[SUP]20[/SUP] hạt e.
6. Một bộ pin của một thiết bị điện có thể cung cấp một dòng điện 2 A liên tục trong 1 giờ thì phải nạp lại.
a. Nếu bộ pin trên được sử dụng liên tục trong 4 giờ ở chế độ tiết kiệm năng lượng thì phải nạp lại. Tính cường độ dòng điện mà bộ pin này có thể cung cấp?
b. Tính suất điện động của bộ pin này nếu trong thời gian 1 giờ nó sinh ra một công là 72 KJ.
Đ s: 0,5 A, 10 V.
7. Trong 5 giây lượng điện tích dịch chuyển qua tiết diện thẳng của một dây dẫn là 4,5 C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là bao nhiêu ?
Đ s: 0,9 A.
Trắc nghiệm

Câu hỏi 1: Dòng điện là:
A. dòng dịch chuyển của điện tích
B. dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích tự do
C. dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích tự do
D. dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương và âm
Câu hỏi 2: Quy ước chiều dòng điện là:
A.Chiều dịch chuyển của các electron
B. chiều dịch chuyển của các ion
C. chiều dịch chuyển của các ion âm
D. chiều dịch chuyển của các điện tích dương
Câu hỏi 3: Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là:
A. Tác dụng nhiệt B. Tác dụng hóa học
C. Tác dụng từ D. Tác dụng cơ học
Câu hỏi 4: Dòng điện không đổi là:
A. Dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian
B. Dòng điện có cường độ không thay đổi theo thời gian
C. Dòng điện có điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây không đổi theo thời gian
D. Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian
Câu hỏi 5: Suất điện động của nguồn điện định nghĩa là đại lượng đo bằng:
A. công của lực lạ tác dụng lên điện tích q dương
B. thương số giữa công và lực lạ tác dụng lên điện tích q dương
C. thương số của lực lạ tác dụng lên điện tích q dương và độ lớn điện tích ấy
D. thương số công của lực lạ dịch chuyển điện tích q dương trong nguồn từ cực âm đến cực dương với điện tích đó
Câu hỏi 6: Tính số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây nếu có điện lượng 15C dịch chuyển qua tiết diện đó trong 30 giây:
A. 5.10[SUP]6[/SUP] B. 31.10[SUP]17[/SUP] C. 85.10[SUP]10[/SUP] D. 23.10[SUP]16[/SUP]
Câu hỏi 7: Số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây là 1,25.10[SUP]19[/SUP]. Tính điện lượng đi qua tiết diện đó trong 15 giây:
A. 10C B. 20C C. 30C D. 40C
Câu hỏi 8: Khi dòng điện chạy qua đoạn mạch ngoài nối giữa hai cực của nguồn điện thì các hạt mang điện chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực:
A. Cu long B. hấp dẫn C. lực lạ D. điện trường
Câu hỏi 9: Khi dòng điện chạy qua nguồn điện thì các hạt mang điện chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực:
A. Cu long B. hấp dẫn
C. lực lạ D. điện trường
Câu hỏi 10: Cường độ dòng điện có biểu thức định nghĩa nào sau đây:
A. I = q.t B. I = q/t C. I = t/q D. I = q/e
Câu hỏi 11: Chọn một đáp án sai:
A. cường độ dòng điện đo bằng ampe kế
B. để đo cường độ dòng điện phải mắc nối tiếp ampe kế với mạch
C. dòng điện qua ampe kế đi vào chốt dương, đi ra chốt âm của ampe kế
D. dòng điện qua ampe kế đi vào chốt âm, đi ra chốt dương của ampe kế
Câu hỏi 12: Đơn vị của cường độ dòng điện, suất điện động, điện lượng lần lượt là:
A. vôn(V), ampe(A), ampe(A)
B. ampe(A), vôn(V), cu lông (C)
C. Niutơn(N), fara(F), vôn(V)
D. fara(F), vôn/mét(V/m), jun(J)
Câu hỏi 13: Một nguồn điện có suất điện động là ξ, công của nguồn là A, q là độ lớn điện tích dịch chuyển qua nguồn. Mối liên hệ giữa chúng là:
A. A = q.ξ B. q = A.ξ
C. ξ = q.A D. A = q[SUP]2[/SUP].ξ
Câu hỏi 14: Trong thời gian 4s một điện lượng 1,5C chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc bóng đèn. Cường độ dòng điện qua bóng đèn là:
A. 0,375A B. 2,66A C. 6A D. 3,75A
Câu hỏi 15: Dòng điện qua một dây dẫn kim loại có cường độ 2A. Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn này trong 2s là:
A. 2,5.10[SUP]18[/SUP] B. 2,5.10[SUP]19[/SUP] C. 0,4. 10[SUP]19 [/SUP]D. 4. 10[SUP]19[/SUP]
Câu hỏi 16: Cường độ dòng điện chạy qua tiết diện thẳng của dây dẫn là 1,5A. Trong khoảng thời gian 3s thì điện lượng chuyển qua tiết diện dây là:
A. 0,5C B. 2C C. 4,5C D. 5,4C
Câu hỏi 17: Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây trong thời gian 2s là 6,25.10[SUP]18[/SUP]. Khi đó dòng điện qua dây dẫn có cường độ là:
A. 1A B. 2A C. 0,512.10[SUP]-37 [/SUP]A D. 0,5A
Câu hỏi 18: Dòng điện chạy qua bóng đèn hình của một ti vi thường dùng có cường độ 60µA. Số electron tới đập vào màn hình của tivi trong mỗi giây là:
A. 3,75.10­[SUP]14[/SUP] B. 7,35.10[SUP]14[/SUP]
C. 2, 66.10[SUP]-14[/SUP] D. 0,266.10[SUP]-4[/SUP]
Câu hỏi 19:Công của lực lạ làm di chuyển điện tích 4C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện là 24J. Suất điện động của nguồn là:
A. 0,166V B. 6V C. 96V D. 0,6V
Câu hỏi 20: Suất điện động của một ắcquy là 3V, lực lạ làm di chuyển điện tích thực hiện một công 6mJ. Lượng điện tích dịch chuyển khi đó là:
A. 18.10[SUP]-3[/SUP] C. B. 2.10[SUP]-3[/SUP]C
C. 0,5.10[SUP]-3[/SUP]C D. 1,8.10[SUP]-3[/SUP]C
Câu hỏi 21: Cường độ dòng điện không đổi chạy qua đoạn mạch là I = 0,125A. Tính điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của mạch trong 2 phút và số electron tương ứng chuyển qua:
A. 15C; 0,938.10[SUP]20[/SUP] B. 30C; 0,938.10[SUP]20[/SUP]
C. 15C; 18,76.10[SUP]20[/SUP] D. 30C;18,76.10[SUP]20[/SUP]
Câu hỏi 22: Pin điện hóa có hai cực là:
A. hai vật dẫn cùng chất
B. hai vật cách điện
C. hai vật dẫn khác chất
D. một cực là vật dẫn, một vật là điện môi
Câu hỏi 23: Pin vônta được cấu tạo gồm:
A. hai cực bằng kẽm(Zn) nhúng trong dung dịch axit sunphuric loãng(H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB])
B. hai cực bằng đồng (Cu) nhúng trong dung dịch axit sunphuric loãng(H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB])
C. một cực bằng kẽm(Zn) một cực bằng đồng (Cu) nhúng trong dung dịch axit sunphuric loãng(H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB])
D. một cực bằng kẽm(Zn) một cực bằng đồng (Cu) nhúng trong dung dịch muối
Câu hỏi 24: Hai cực của pin Vônta tích điện khác nhau là do:
A. ion dương của kẽm đi vào dung dịch của chất điện phân
B. ion dương H[SUP]+[/SUP] trong dung dịch điện phân lấy electron của cực đồng
C. các electron của đồng di chuyển tới kẽm qua dung dịch điện phân
D. ion dương kẽm đi vào dung dịch điện phân và các ion H[SUP]+[/SUP] lấy electron của cực đồng
Câu hỏi 25: Acquy chì gồm:
A. Hai bản cực bằng chì nhúng vào dung dịch điện phân là bazơ
B. Bản dương bằng PbO[SUB]2[/SUB] và bản âm bằng Pb nhúng trong dung dịch chất điện phân là axit sunfuric loãng
C. Bản dương bằng PbO[SUB]2[/SUB] và bản âm bằng Pb nhúng trong dung dịch chất điện phân là bazơ
D. Bản dương bằng Pb và bản âm bằng PbO[SUB]2[/SUB] nhúng trong dung dịch chất điện phân là axit sunfuric loãng
Câu hỏi 26: Điểm khác nhau giữa acquy chì và pin Vônta là:
A. Sử dụng dung dịch điện phân khác nhau
B. sự tích điện khác nhau giữa hai cực
C. Chất dùng làm hai cực của chúng khác nhau
D. phản ứng hóa học ở acquy có thể sảy ra thuận nghịch
Câu hỏi 27: Trong nguồn điện hóa học (Pin và acquy) có sự chuyển hóa năng lượng từ:
A. cơ năng thành điện năng
B. nội năng thành điện năng
C. hóa năng thành điện năng
D. quang năng thành điện năng
Câu hỏi 28: Một pin Vônta có suất điện động 1,1V. Khi có một lượng điện tích 27C dịch chuyển bên trong giữa hai cực của pin thì công của pin này sản ra là:
A. 2,97J B. 29,7J C. 0,04J D. 24,54J
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bài : DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
I. DÒNG ĐIỆN. TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN
1. Định nghĩa dòng điện
DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
Thế nào là chất dẫn điện ?
Chất dẫn điện là chất mà điện tích có thể tự do di chuyển đến khắp mọi điểm của vật làm bằng chất đó.
Thế nào là chất cách điện ?
Chất cách điện là chất mà điện tích không di chuyển được từ nơi này sang nơi khác bên trong vật làm bằng chất đó.
Xét một đoạn dây dẫn kim loai
Ơ� điều kiện bình thường các electron tư do trong dây dẫn kim loại chuyển động như thế nào ?
Các electron tự do chuyển động nhiệt hỗn loạn
Đặt đoạn dây dẫn trên vào một điện trường ngoài
Dưới tác dụng của lực điện trường,các electron tự do chuyển động như thế nào ?
Các electron tự do di chuyển thành dòng với chiều ngược chiều điện trường ngoài
Xét một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4,
Đặt vào hai cực của bình điện phân một điện trường ngoài
DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
- Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng
của các hạt mang điện
1. Định nghĩa dòng điện
I. DÒNG ĐIỆN. TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN
Hãy cho biết hướng chuyển động cụ thể của các loại điện tích ?
* Các điện tích dương chuyển động cùng chiều điện trường
* Các điện tích âm chuyển động ngược chiều điện trường
DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
I. DÒNG ĐIỆN. TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN
1. Định nghĩa dòng điện
2. Chiều dòng điện quy ước
Là chiều chuyển động của các điện tích dương
DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
I. DÒNG ĐIỆN. TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN
1. Định nghĩa dòng điện
2. Chiều dòng điện quy ước
3. Tác dụng của dòng điện
Các em hãy quan sát mô hình những mạch điện sau đây cho biết:

Hiện tượng xảy ra khi đóng khóa K?

Nêu tác dụng của dòng điện trong từng trường hợp.
K
Khi cho dòng điện chạy qua, bóng đèn sáng nóng lên
DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
- Tác dụng nhiệt
I. DÒNG ĐIỆN. TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN
1. Định nghĩa dòng điện
2. Chiều dòng điện quy ước
3. Tác dụng của dòng điện
DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
I. DÒNG ĐIỆN. TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN
1. Định nghĩa dòng điện
2. Chiều dòng điện quy ước
3. Tác dụng của dòng điện
- Tác dụng nhiệt
- Tác dụng hóa học
DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
DÒNG ĐIỆN. TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN
1. Định nghĩa dòng điện
2. Chiều dòng điện quy ước
3. Tác dụng của dòng điện
- Tác dụng nhiệt
- Tác dụng hóa học
Đặt 1 quả nặng làm bằng kim loại gần một cuộn dây dược quấn trên lõi thép
DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
DÒNG ĐIỆN. TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN
1. Định nghĩa dòng điện
2. Chiều dòng điện quy ước
3. Tác dụng của dòng điện
- Tác dụng nhiệt
- Tác dụng hóa học
- Tác dụng từ
- Tác dụng sinh học
DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
DÒNG ĐIỆN. TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN
1. Định nghĩa dòng điện
2. Chiều dòng điện quy ước
3. Tác dụng của dòng điện
II. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
DÒNG ĐIỆN. TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN
II. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
1. Định nghĩa
Hãy xem xét sự chuyển dời của các điện tích chuyển qua một tiết diện S trong 2 dây dẫn A và B
DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
DÒNG ĐIỆN. TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN

II. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
1. Định nghĩa
Công thức
I (A)
DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
2. Phân biệt dòng điện 1 chiều và dòng điện không đổi
Dòng điện 1 chiều: có chiều không đổi theo thời gian
Dòng điện không đổi: có chiều và cường độ không đổi theo thời gian
DÒNG ĐIỆN. TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN
CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
1. Định nghĩa
DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
DÒNG ĐIỆN. TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN
CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
1. Định nghĩa
2. Phân biệt dòng điện một chiều và dòng điện không đổi
3. Dụng cụ để đo dòng điện trong mạch
* Dùng Ampe kế
* Mắc Ampe kế nối tiếp với mạch cần đo
DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
DÒNG ĐIỆN. TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN

II. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
III. ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÓ DÒNG ĐIỆN
Từ những phần trình bày trên, Hãy nêu điều kiện để có dòng điện ?
DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
DÒNG ĐIỆN. TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN

II. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN

III. ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÓ DÒNG ĐIỆN
* Phải có hạt mang điện tự do
* Phải có 1 điện trường ngoài hay 1
hiệu điện thế đặt vào 2 đầu vật dẫn
CỦNG CỐ
1. Dòng điện là gì ? Cường độ dòng điện ? Chiều của dòng điện được quy ước như thế nào ?
- Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng
của các hạt mang điện
- Là chiều chuyển động của các điện tích dương
CỦNG CỐ
2. Tác dụng của dòng điện
- Tác dụng nhiệt
- Tác dụng hoa học
- Tác dụng từ
- Tác dụng sinh học
CỦNG CỐ
3. Điều kiện để có dòng điện ?
* Phải có hạt mang điện tự do
* Phải có 1 điện trường ngoài hay 1
hiệu điện thế đặt vào 2 đầu vật dẫn
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top