BÀI 7-8: CÁC PHƯƠNG PHÁP LAI
I.Dòng Tựu Thụ Phấn, Dòng Cận Huyết Và Hiện Tượng Thoái Hóa Giống :
1.Hiện Tượng Thoái Hóa :
- Đối với cây trồng giao phấn khi tiến hành tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thì con cháu có sức sống kém dần, sinh trưởng phát triển chậm, chống chịu kém, năng suất giảm, nhiều cây bị chết …
- Đối với vật nuôi khi giao phối cận huyết (có quan hệ gần gũi) qua nhiều thế hệ làm xuất hiện hiện tượng thoái hóa, xuất hiện quái thai, dị hình, cơ thể suy yếu, sức đẻ giảm ..
Ví dụ : Cây ngô vốn là cây giao phấn nếu tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thì chiều cao thân giảm dần, giảm năng suất, có nhiều tính trạng xấu…..
Cây ngô Chiều cao Năng suất
P 2,94 m 47,6 tạ/ha
F15 2,46 m 24,1 tạ/ha
F30 2,34 m 15,2 tạ/ha
2.Nguyên Nhân Của Hiện Tượng Thoái Hóa :
Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết làm cho tỷ lệ thể dị hợp giảm dần, tỷ lệ thể đồn hợp tăng dần trong đó các gen lặn gây hại có điều kiện gặp nhau để biểu hiện.
Ví dụ : Trong quần thể có kiểu gen dị hợp Aa tự thụ phấn, biết P có 100% thể dị hợp Aa thì các thế hệ tiếp theo là.
Thế hệ...................Thể dị hợp......................Thể đồng hợp trội.............................Thể đồng hợp lặn
P ..............................100% ................................0 ........................................................0
F1 ( )1
F2 ( )2
.
. .
. .
. .
.
Fn ( )n
3. Vai Trò Của Tự Thụ Phấn Bắt Buộc Và Giao Phối Cận Huyết :
- Trong chọn giống người ta dùng các này để củng cố một đặc tính mong muốn nào đó
- Tạo ra các dòng thuần chủng
- Phát hiện những gen có hại hay có lợi từ đó làm cơ sở để lựa chọn hoặc loại bỏ
II.Lai Khác Dòng – Ưu Thế Lai :
* Lai khác dòng : Tức là người ta cho giao phối giữa các cá thể thuộc hai dòng thuần khác nhau
1.Hiện Tượng Ưu Thế Lai :
- Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai ưu việt hơn bố mẹ về sức sống, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng phát triển, sinh sản, năng suất, khả năng lợi dụng thức ăn ….Đáng chú ý là UTL biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ tiếp theo.
Ví dụ : P Lúa trồng x Lúa hoang dại
(Năng suất cao, chống chịu kém..) (Năng suất thấp, chống chịu tốt..)
F1 : (Năng suất cao và chống chịu với môi trường tốt…)
2.Nguyên Nhân Của Hiện Tượng Ưu Thế Lai :
- Giả thuyết về trạng thái dị hợp :
+ Trong cơ thể lai phần lớn các gen nằm ở trạng thái dị hợp trong đó các gen lặn chưa được biểu hiện
P : AABBDD x aabbdd AaBbDd
+ Trong các thế hệ sau tỷ lệ thể dị hợp giảm dần nên UTL cũng giảm
- Giả thuyết về sự tác động cộng gộp của các gen trội có lợi :
Ví dụ : Lai 1 dòng có 2 gen trội với dòng có 1 gen trội dòng có 3 gen trội
P : AabbDD x aaBBdd AaBbDd
- Giả thuyết siêu trội : Do sự tương tác giữa 2 alen khác nhau về chức phận của cùng 1 lô cút hệ quả bổ trợ
Ví dụ : + Cây truốc lá có kiểu gen aa chịu được nhiệt độ khoảng 100C
+ Cây truốc lá có kiểu gen AA chịu được nhiệt độ khoảng 350C
+ Cây truốc lá có kiểu gen Aa chịu được nhiệt độ khoảng 100C - 350C
3.Phương Pháp Tạo ưu thế lai:
- Lai khác dòng : + Lai khác dòng đơn : A x B C
+ Lai khác dòng kép : A x B C C x F H
D x E F
Lai khác thứ : Tức là tổ hợp vốn gen của hai hoặc nhiều thứ khác nhau
III. Lai Kinh Tế - Lai Cải Tiến Giống :
1.Lai kinh tế :
- Người ta cho giao phối cặp bố mẹ thuộc 2 dòng thuần chủng rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm không dùng để nhân giống .
- Phổ biến ở nước ta hiện nay là dung con cái thuộc giống trong nước giao phối với con đực cao sản thuộc giống nhập nội .
Ví dụ : P Bò vàng thanh hóa x Bò Hostein
F1 : (Chịu được khí hậu nóng, sản xuất 1000 kg sữa/năm, tỷ lệ bơ 4 – 5 %..)
2.Lai cải tiến giống :
- Dùng một con đực giống cao sản để cải tạo một giống cso năng suất kém qua 4 -5 thế hệ để nâng cao phẩm chất và sản lượng của một giống cần cải tạo .
- Về mặt di truyền học, phương pháp lai cải tiến giống ban đầu làm tăng tỷ lệ thể dị hợp, sau đó tăng dần tỷ lệ thể đồng hợp .
Ví dụ : P : Cái B (nội) x Đực A (ngoại)
F1 : Con lai C x Đực A (ngoại)
F2 : Con lại D x Đực A (ngoại)
F3 : Con lai E x Đực A (ngoại)
F4 : Con lai G x Đực A (ngoại)
IV.Lai Khác Thứ Và Việc Tạo Giớng Mới :
- Để sử dụng UTL, đồng thời tạo ra các giống mới người ta dùng phương pháp lai khác thứ (giữa hai thứ hoặc lai tổng hợp nhiều thứ có nguồn gen khác nhau ).
Ví dụ : P Giống lúa X1 ( NN 75 – 10 ) x Giống lúa CN2 ( IR 197446 – 11 – 33)
(N.suất cao, chống bệnh bạc lá, không kháng rầy..) (N.suất TB, kháng rầy, chất lượng gạo cao..)
F1 : Giống lúa VX – 83.( do viện kĩ thuật nông nghiệp tao ra )
Ví dụ 2 : Viện chăn nuôi đã tạo 2 giống lợn mới : Đại bạch x Lợn Ỉ - 81 và Bơcsai x Lợn Ỉ - 81, phối hợp các đặc tính tốt của lợn Ỉ ( mắn đẻ, đẻ nhiều, xương nhỏ, thịt thơm ngon…) với đặc tính lợn ngoại ( tầm vóc to, thịt nhiều nạc, tăng trong nhanh ….)
V.Lai Xa :
* Lai xa là hình thức lai giữa các dạng bố mẹ khác xa nhau về nguồn gốc ( khác loài, khác chi, khác họ ..)
1.Hiện tượng bất thụ của cơ thể lai xa :
* Khái niệm :
- Là hiện tượng cơ thể lai (con lai) trong phép lai xa không có khả năng sinh sản
* Những khó khăn trong lai xa :
- Ở thực vật :
+ Hạt phấn khác loài không nảy mầm trên vòi nhụy
+ Nảy mầm nhưng chiều dài ống phấn không phù hợp với chiều dài vòi nhụy nên không thụ tinh được
- Ở động vật :
+ Do chu kì sinh sản khác nhau không phù hợp giữa các loài
+ Bộ máy sinh dục không phù hợp, tinh trùng khác loài chết trong đường sinh dục cái
2.Cách khắc phục hiện tượng bất thụ trong lai xa :
- Để khắc phục hiện tượng bất thụ trong cơ thể lai xa người ta tiến hành gây đa bội thể thì cơ tể lai có khả năng sinh sản hữu tính được.
Vi dụ : năm 1927 Cacpêsencô đã tiến hành thí nghiệm như sau .
P : Cải bắp (2n = 18) x Cải củ (2n = 18)
G n = 9 n = 9
F1 Cây lai (2n = 18) bất thụ
F1 gây tứ bội hóa (4n = 36 ) hữu thụ (Song nhị bội)
3.Ứng dụng của phương pháp lai xa :
- Lai xa kèm theo đa bội hóa đã tạo ra được những giống vật nuôi, cây trồng có những đặc tính tốt ...
VI.Lai Tế Bào :
- Người ta tiến hành dung hợp 2 tế bào sinh dưỡng của hai loài tế bào lai chứ bộ NST của 2 tế bào gốc
- Phương pháp làm tăng khả năng dung hợp :
+ Dùng virut xenđê đã làm giảm hoạt tính
+ Dùng keo sinh học pôlietylen glycol
+ Dùn xung điện cao áp
- Triển vọng :
+ Tạo ra những cơ thể lai có nguồn gốc khác xa nhau mà bằng phương pháp hữu tính không thể thực hiện được
+ Tiến hành lai giữa tế bào thực vật với tế bào động vật
Nguồn: sưu tầm*
Xem thêm
Bài tập trắc nghiệm
Bài tập trắc nghiệm
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: