Bài 6: đột biến số lượng nhiễm sắc thể

  • Thread starter Thread starter HTA
  • Ngày gửi Ngày gửi

HTA

New member
Xu
67
BÀI 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ


- Thể tam nhiễm (2n + 1 )
- Thể tam nhiễm kép (2n + 1 + 1 )
- Thể tứ nhiễm (2n + 2 )

*Hậu quả : - Ở NST thường : Ví dụ : Ở người NST 21 có 3 chiếc gây hội chứng Đao “Cổ ngắn, gáy rộng, khe mắt xếch, lông mi ngắn và thưa, lưỡi dày và dài, si đần , vô sinh ”

- NST giới tính : Gây những hậu quả nghiêm trọng.

+ XXX (hội chứng 3X) : Nữ lùn, buồng trứng và dạ con không phát triển, rối loạn kinh nguyệt, khó có con.
+ XXY (hội chứng Claiphentơ) : Nam mù màu, thân cao, tay chân dài, si đần, vô sinh
+ OX (hội chứng Tơcnơ) : gặp ở nữ, lù, cổ ngắn, si đần, vô sinh…

- Ở thực vật : Ví dụ : ở cà độc dược người ta đã phát hiện thể tam nhiễm ở 12 cặp NST gây 12 dạng quả khác nhau.

b)Thể đa bội :

*Khái niệm : Trong tế bào sinh dưỡng số NST tăng lên theo bội số của (n) nhưng lớn hơn 2n. Có 2 loại là đa bội chẵn và đa bội lẻ .

*Cơ chế hình thành :

- Thể đa bội chẵn : NST đã nhân đôi nhưng thoi vô sắc không hình thành, tất cả các cặp NST không phân li nên NST trong tế bào tăng lên gấp đôi. Có các trường hợp sau.

+ NST không phân li trong giảm phân --> giao tử 2n, giao tử này kết hợp với giao tử 2n --> hợp tử 4n.

+ NST không phân li trong nguyên phân của tế bào 2n -->tạo tế bào 4n

+ NST không phân li ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử 2n --> hợp tử 4n --> phát triển thành cơ thể 4n

+ NSt không phân li ở đỉnh sinh trưởng của cành cây 2n -->cành cây 4n trên thânh 2n.

- Thể dị bội :

+ Trong giảm phân tạo giao tử 1 bên bố hoặc mẹ các NST nhân đôi nhưng không phân li --> tạo giao tử 2n, giao tử này kết hợp vơi giao tử n -->thể tam bội.

+ Giao phấn giữa cây tứ bội với cây lưỡng bội --> cây tam bội

c)Đặc điểm của cây đa bội :

- Tế bào đa bội có hàm lượng ADN tăng gấp bội, quá trình tổng hợp chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ.

- Cơ thể đa bội có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng nhanh, chống chịu tốt, năng xuất cao.

- Khá phổ biến ở thực vật, ít gặp ở động vật bậc cao.

- Thể đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường. Những giống cây ăn quả không hạt thường là thể đa bội lẻ

Ví dụ : Cải củ 4n = 36 có củ to hơn nhiều so với dạng 2n

Ví dụ : Dưa hấu tạm bội quả to, ngọt , ruột đỏ, không hạt

Ví dụ : Rau muống 4n có tế bào to, sinh trưởng khỏe, năng xuất tăng.

Nguồn: sưu tầm*

Xem thêm

Bài trước: CHƯƠNG III: BIẾN DỊBài 1 : Đột Biến Gen
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
đột biến số lượng nhiễm sắc thể

ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ

I. Đột biến lệch bội

1. Khái niệm và phân loại:

a)Khái niệm: Làm thay đổi số lượng NST trong 1 hay 1 số cặp tương đồng.

b)Phân loại:

-Thể một: 1 cặp NST mất 1 NST và bộ NST có dạng 2n - 1.
-Thể không: 1 cặp NST mất 2 NST và bộ NST có dạng 2n - 2.
-Thể ba: 1 cặp NST thêm 1 NST và bộ NST có dạng 2n + 1.
-Thể bốn: 1 cặp NST thêm 2 NST và bộ NST có dạng 2n + 2.

2. Cơ chế phát sinh

a) Trong giảm phân

- Do sự phân ly NST không bình thường ở 1 hay 1 số cặp kết quả tạo ra các giao tử thiếu, thừa NST (n -1; n + 1 giao tử lệch nhiễm).
- Các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường ® thể lệch bội.
b) Trong nguyên phân

- Trong nguyên phân một số cặp NST phân ly không bình thường hình thành tế bào lệch bội.
-Tế bào lệch bội tiếp tục nguyên phân => 1 phần cơ thể có các tế bào bị lệch bội => thể khảm.

3. Hậu quả:
Đột biến lệch bội tuỳ theo từng loài mà gây ra các hậu quả khác nhau như: tử vong, giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản…

4. Ý nghĩa
Đột biến lệch bội cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá và trong chọn giống.

II. Đột biến đa bội

1. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể tự đa bội

a) Khái niệm: Là dạng đột biến làm tăng 1 số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài và lớn hơn 2n ( 3n, 4n, 5n, 6n. . . ).

b) Cơ chế phát sinh

- Dạng 3n là do sự kết hợp giữa giao tử n với giao tử 2n (giao tử lưỡng bội).

- Dạng 4n là do sự kết hợp giữa 2 giao tử 2n hoặc trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử tất cả các cặp NST không phân ly.

2. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể dị đa bội.

a) Khái niệm: Sự tăng số bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau trong 1 tế bào.
b) Cơ chế hình thành:
- Do hiện tượng lai xa và đa bội hoá.

3. Hậu quả và vai trò của đột biến đa bội

- Tế bào đa bội thường có số lượng ADN tăng gấp bội => tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, sinh trưởng phát triển mạnh khả năng chống chịu tốt. . .
- Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong tiến hoá (hình thành loài mới) và trong trồng trọt ( tạo cây trồng năng suất cao. . . )

* Kiến thức bổ sung:

- Các thể lệch bội cũng tương tự như các thể đa bội lẻ thường mất khả năng sinh sản hữu tính do khó khăn trong quá trình giảm phân tạo giao tử và nếu giảm phân được sinh ra có các giao tử không bình thường.
- Nếu xét 1 lôcut gen trên cặp NST nào đó thể đột biến lệch bội dạng ba và đột biến đa bội dạng 3n đều có kiểu gen tương tự như nhau ví dụ Aaa khi giảm phân sẽ sinh ra các loại giao tử như sau:
- Giao tử bình thường A, a.
- Giao tử không bình thường Aa, aa.
- Các thể đa bội thường gặp ở thực vật còn ở động vật đặc biệt là động vật bậc cao thì hiếm gặp là do khi các cơ thể động vật bị đa thường dẫn đến làm giảm sức sống, gây rối loạn giới tính, mất khả năng sinh sản hữu tính và thường tử vong.


Một số đặc điểm phân biệt giữa thể lệch bội và thể đa bội


Thể lệch bội | Thể đa bội
- Sự biến động số lượng NST xảy ra ở 1 vài cặp | - Sự biến động số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp NST.
- Số lượng NST trong mỗi cặp có thể tăng hoặc giảm.|- Số lượng NST trong mỗi cặp chỉ có tăng 1 số nguyên lần bộ đơn bội
- Thường có ảnh hưởng bất lợi đến thể đột biến và thường có kiểu hình không bình thường|- Thường có lợi cho thể đột biến vì thể đa bội thường sinh trưởng , phát triển mạnh, chống chịu tốt.
- Thể lệch bội thường mất khả năng sinh sản hữu tính do khó khăn trong giảm phân tạo giao tử| - Thể đa bội chẵn sinh sản hữu tính bình thường còn thể đa bội lẻ mới khó khăn trong sinh sản hữu tính
- Thể lệch bội có thể gặp ở cả động vật và thực vật|- Thể đa bội thường gặp ở thực vật ít gặp ở động vật.


Sưu tầm
 
- Ở sinh vật nhân thực, mỗi phân tử ADN được liên kết với các loại prôtêin khác nhau tạo nên nhiễm sắc thể.

- Nhiễm sắc thể có cấu trúc xoắn qua nhiều mức xoắn khác nhau giúp các nhiễm sắc thể có thể xếp gọn trong nhân tế bào cũng như giúp điều hòa hoạt động các gen và nhiễm sắc thể có thể dễ dàng di chuyển trong quá trình phân bào

- Đột biến nhiễm sắc thể là những biến đổi xảy ra trong cấu trúc của nhiễm sắc thể, gồm bốn dạng: mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn và chuyển đoạn.

- Đột biến nhiễm sắc thể thường làm hỏng các gen, làm mất cân bằng gen và tái cấu trúc lại các gen trên nhiễm sắc thể nên thường gây hại cho thể đột biến. Tuy nhiên, các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đều góp phần tạo nên nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

[PDF]
https://server1.vnkienthuc.com/files/1/xay dung/nhiem%20sac%20the.pdf [/PDF]
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top