Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống

  • Thread starter Thread starter HuyNam
  • Ngày gửi Ngày gửi
H

HuyNam

Guest
Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống


Câu 1. Trình bày các đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống?

– Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc: cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên; tổ chức sống cấp trên vừa có đặc điểm của tổ chức sống cấp dưới vừa có những đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp dưới không có được; những đặc điểm nổi trội được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành. Đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống là: trao đổi chất và năng lượng, sinh sản, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh, khả năng tiến hóa thích nghi với môi trường sống. Cấu trúc vật chất được gọi là cơ thể sống được hình thành và tiến hóa do sự tương tác của vật chất theo các quy luật lí, hóa học và được chọn lọc tự nhiên sàng lọc qua hàng triệu năm tiến hóa.

– Hệ thống mở và tự điều chỉnh: sinh vật ở mọi cấp độ không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường. Do đó sinh vật không chỉ chịu tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường. Mọi cấp tổ chức sống đều có khả năng tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.

– Thế giới sống liên tục tiến hóa: dù cho thế giới sống là đa dạng, nhưng vẫn có những bằng chứng về tính thống nhất của chúng. Sự sống không ngừng tiến hóa tạo nên một thế giới sống vô cùng đa dạng nhưng lại thống nhất.
 
Câu 2. Trình bày khái quát nhất các khái niệm sau: mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái và Sinh quyển?

– Mô: là tập hợp các tế bào giống nhau cùng phối hợp thực hiện các chức năng nhất định.

– Cơ quan: là tập hợp của nhiều mô khác nhau.

– Hệ cơ quan: là tập hợp của nhiều cơ quan khác nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định.

– Cơ thể: được cấu tạo từ các cơ quan và hệ cơ quan.

– Quần thể: là một nhóm các cá thể cùng loài cùng sống trong 1 khu phân bố xác định, vào một thời điểm nhất định.

– Quần xã: gồm nhiều quần thể của các loài khác nhau.

– Hệ sinh thái: bao gồm quần xã và môi trường sống của chúng.

– Sinh quyển: là hệ sinh thái lớn nhất bao gồm tất cả các quần xã của Trái Đất và sinh cảnh của chúng.
 
Câu 3. Tại sao lại gọi Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của các cơ thể sống?

Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của các cơ thể sống bởi vì:

– Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo nên từ tế bào.

– Tế bào có đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng của sự sống như: TĐC, sinh trưởng, sinh sản, phát triển, cảm ứng di truyền, biến dị…

Câu 4. Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc như thế nào?

– Các cấp tổ chức từ thấp lên cao bao gồm: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển.

– Cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên; tổ chức sống cấp trên vừa có đặc điểm của tổ chức sống cấp dưới vừa có những đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp dưới không có được.
 
NHỮNG CƠ THỂ SỐNG CHƯA CÓ CẤU TẠO TẾ BÀO
1. Virut.

Virut được D.I Ivanôpski phát hiện lần đầu tiên vào năm 1892, khi nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh khảm thuốc lá.Virut chỉ có thể sống và sinh sản được trong tế bào của các sinh vật (kể cả con người). Chúng gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo, tác hại lớn đến sức khoẻ của con người. Như các bệnh cúm, sởi, đậu mùa, bại liệt ở trẻ em, bệnh dại, bệnh AIDS... Virut cũng gây thiệt hại lớn trong nông nghiệp như gây bệnh tả ở lợn; bệnh lở mồm, long móng ở trâu, bò; bệnh xoăn lá ở cà chua; bệnh vàng lụi ở lúa...

Virut có kích thước rất nhỏ, từ vài chục đến vài trăm nanômet (nm) (1nm=10[SUP]-6[/SUP]mm). Ví dụ, virut khảm thuốc lá dài 30nm, virut bệnh đậu mùa là 125 – 200 nm, do đó phải dùng kính hiển vi điện tử với độ phóng đại từ 10 vạn đến 1 triệu lần mới thấy được.
Virut có dạng hình que (đa số cácvirut gây bệnh cho cây), hình cầu (virut gây bệnh đậu mùa)



Cấu tạo cơ thể virut rất đơn giản, thường chỉ gồm một phân tử axit nuclêic (là axit đeôxiribônuclêic (ADN) hoặc axit ribônuclêic (ARN)) và một vỏ bọc prôtêin. Mỗi loại virut chỉ mang một trong hai loại axit nuclêic trên. Ví dụ, ở virut đậu mùa là ADN, còn ở virut gây bệnh cúm là ARN. Virut gây bệnh ở người va` động vật thì có cả loại mang ADN và cả loại mang ARN.

Mỗi loại virut chỉ kí sinh trong một cơ thể nhất định. Chúng sống trong tế bào vật chủ, sinh sản và phát triển, cuối cùng phá huỷ tế bào đó.

2. Thể ăn khuẩn.

Ngoài các virut kí sinh trên động vật và thực vật, người ta còn phát hiện ra các virut kí sinh trong tế bào vi khuẩn. Chúng có tên chung là thể ăn khuẩn.

Thể ăn khuẩn cũng như mọi virut khác thường bắt đầu xâm nhập cơ thể vật chủ bằng cách bám trên màng tế bào vật chủ, tiết enzim để hoà tan màng rồi tiêm nhân (phân tử ADN) vào trong tế bào, để vỏ lại bên ngoài.




Vào tế bào vi khuẩn, axit nuclêic của thể ăn khuẩn sinh sản rất nhanh, còn chính vi khuẩn thì sinh tổng hợp ra vỏ prôtêin bao ngoài axit nuclêic từ nguyên liệu của tế bào vật chủ, cho đến lúc nó bị phá huỷ hoàn toàn. Khi đó các thể ăn khuẩn thoát ra ngoài và lại tiếp tục xâm nhập vào các vi khuẩn khác. Mỗi loại thể ăn khuẩn thường chỉ kí sinh trong một loại vi khuẩn nhất định.

Do cấu tạo cơ thể rất đơn giản và sinh sản rất nhanh nên virut và thể ăn khuẩn được dùng làm một đối tượng để nghiên cứu sự sống (di truyền, sinh tổng hợp prôtêin, lai ghép gen...).

 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top