Bà Tấm xứ Bắc

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
[FONT=&quot]BÀ TẤM XỨ BẮC


[/FONT]

Cho đến bây giờ người ta chưa biết ngày sinh của bà và lịch sử ghi lại ngày mất vào khoảng tháng 6 hoặc tháng 7 năm Đinh Dậu ( 1117).

Bà xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Thổ Lỗi ( sau đổi thành Siêu Loại), nay là làng Sủi, xã Thuận Quang, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Tên thật của bà là Lê Thị Khiết, cũng có sách ghi là bà Lê Thị Yên, cũng chưa ai nêu được rõ, chỉ biết là một người con gái xinh đẹp, chăm chỉ, chuyên nghề trồng dâu, nuôi tằm.

Tương truyền rằng, lúc bấy giờ vua Lý Thánh Tông ( 1023 -1072) đã 40 tuổi mà vẫn chưa có con trai nối dõi. Nhà vua và triều đình rất buồn phiền, thường đi cầu tự ở các đền chùa. Một hôm, nhà vua được các quan hộ giá đi cầu tự ở chùa Dâu ( Thuận Thành – Bắc Ninh). Nhân dân già trẻ, trai gái kéo nhau ra các làng ven đường xem rước vua. Riêng cô gái làng Sủi vẫn dửng dưng trước tiếng chiên trống khua vang, cờ xí ngợp trời, nhân dân hò reo chúc tụng nhà vua. Cô gái vẫn không dừng tay hái lá, ẩn hiện trong nương dâu. Tới khi xe vua tới gần, chị em bạn bỏ chạy ra đường xem rước, cô mới dừng tay đứng dựa gốc cây, mắt lơ đãng nhìn xa.

Thấy bóng cô thôn nữ một mình thấp thoáng trong ruộng dâu nhà vua lấy làm lạ, sai người đòi cô đến trước xe hỏi chuyện: cô bước tới xe vua, quỳ tâu: “Thiếp là con nhà nghèo, phải làm việc đầu tắt mặt tối, phụng dưỡng cha mẹ, không dám đi xem rước và nhìn mặt rồng”.

Thấy cô gái xinh đẹp, ăn nói lễ phép, dịu dàng, nhà vua lại đang đi cầu tự nên rất ưng ý, bèn truyền đưa cô về cung, xây riêng cho cô một cung để ở, gọi cô là Ỷ Lan cung phi. Cái tên Ỷ Lan đặt ra là để ghi sự tích nhà vua gặp cô thôn nữ xinh đẹp đứng tựa gốc cây ngày nào bên quê Bắc Ninh. Và từ đấy người ta gọi bà là Ỷ Lan ( tương truyền rằng cung của cô được xây, sau này là chùa Kim Cổ, nay là số nhà 73 phố Đường Thành , Hà Nội).

Ít lâu sau, Ỷ Lan sinh con trai ( sau này là vua Lý Nhân Tông, một ông vua nổi tiếng thương dân), Lý Thánh Tông càng yêu quý Ỷ Lan gấp bội. Nàng được tôn làm Nguyên Phi Ỷ Lan ( đứng đầu các phi, sau này được phong làm hoàng hậu) con trai nàng được phong làm Thái tử.

Điều nổi bật nhất ở con người này là tài năng kinh bang tế thế. Sử cũ chép rằng: bà Nguyên Phi Ỷ Lan trị nước rất giỏi, khiến nhân tâm hòa hợp, đất nước được thanh bình. Nhân dân sùng đạo Phật tôn bà là “ Quan Âm nữ” ( Đại Việt sử ký toàn thư).

Khi vua Lý Nhân Tông đi đánh giặc Chiêm Thành hay tràn đến bờ cõi nước ta để quấy phá, đánh lâu mà không thắng, nhà vua đem quân trở về. Đến châu Cư Liên ( Tiên Lữ - Hưng Yên), vua hỏi thăm nhân dân về tình hình đất nước khi vua vắng mặt ở kinh thành, nhân dân hết lời ca ngợi tài trị nước của Ỷ Lan Nguyên Phi được tạm quyền trao nhiếp chính. Nhà vua thở dài: “ Kẻ kia là đàn bà, còn giỏi như vậy, Ta là đàn ông, lại tầm thường thế này sao?”. Nhà vua lại quay đi đánh giặc và lần này thắng to.

Trong hai lần chống quân Tống xâm lược ( 1075-1077), vua Lý Nhân Tông còn bé mới lên 10 tuổi, bà Nguyên Phi Ỷ Lan đã cùng triều đình bày mưu đánh giặc, tạo nên những kỳ tích chống Tống bảo vệ độc lập cho nước nhà, Lý Thường Kiệt điều binh khiển tướng, còn bà đã cùng Thái sư Lý Đạo Thành dốc sức lo việc triều chính, việc hậu phương.

Là người xuất thân từ nông dân nên rất hiểu đời sống của dân lành. Khi Lý Thánh Tông vừa băng hà, con bà lên ngôi lúc còn bé, bà đã nhiếp chính việc triều đình thay con và đã làm được nhiều việc có lợi cho người nông dân. Ở nông thôn bấy giờ, có nhiều phụ nữ nghèo mà phải bán mình hoặc bị cha mẹ đem bán, đem thế nợ không thể lấy chồng được. Bà Ỷ Lan lấy tiền trong kho nhà nước, chuộc cho những người ấy và đứng ra dựng vợ gả chồng cho họ.

Ỷ Lan rất chú trọng đến việc khuyến nông và hiểu rằng “ Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Để phát triển nông nghiệp bà đã nhiều lần nhắc nhở vua Lý Nhân Tông phạt tội nặng những kẻ ăn trộm trâu và giết trâu. Trước khi bà mất, tháng 2 năm Đinh Dậu ( 1117) bà còn nhắc vua Lý Nhân Tông một lần nữa. “ Gần đây, người kinh thành và làng ấp có kẻ trốn đi chuyên nghề trộm trâu, nông dân cùng quẫn, mấy nhà phải cày chung một trâu. Trước đây ta đã mách việc ấy và nhà nước đã ra lệnh cấm. Nhưng nay việc giết trâu lại còn nhiều hơn trước.” Tuân theo lệnh mẹ, vua Lý Nhân Tông, năm Đinh Dậu ( 1117) đã xuống chiếu rằng: “ Những kẻ ăn trộm trâu để làm thịt, xử tội 80 trượng, đồ làm lính, vợ cũng xử 80 trượng, đồ làm người đàn bà nha tầm, cùng nhau phải đền cho người mất trâu, láng giềng không tố cáo cũng xử 80 trượng” ( Đại Việt sử ký toàn thư). Đến tháng 4 năm Quý Mão nhà vua ra lệnh cấm giết trâu. Vua xuống chiếu rằng: “ Con trâu làm việc cày cấy rất trọng, có lợi ích cho người ta không ít, từ nay về sau cứ ba nhà làm một bảo vô cớ không được giết trâu ăn thịt, nếu trái lệnh thì đưa ra hình hiến trị tội ( Khâm Định Việt Sử).

Bà Nguyên Phi Ỷ Lan không những giỏi việc triều chính, chăm sóc kinh tế làm cho đời sống nhân dân được thịnh vượng, còn là người chịu khó học hỏi, hiểu biết nhiều và rộng. Qua việc trao đổi với các vị sư già, học rộng, bà đã trao đổi về nguồn gốc đạo Phật trên thế giới và nước ta. Câu chuyện được sách Thiều uyển tập anh ngữ lục đời Trần ghi lại và chính vì vậy đến nay ta còn biết gốc tích sự truyền bá đạo Phật vào nước ta.

Bà đã xây dựng được hơn 100 ngôi chùa tháp nổi tiếng, có quy mô to lớn bề thế với những dáng hình, cấu trúc phogn phú, bền chắc, bố cục đăng đối, trang trí đẹp mắt…và chỉ có một số ít ỏi di tích đó còn lại đến ngày nay như chùa bà Phật Tích Tiên Sơn – Bắc Ninh ( 1100) chùa bà Tấm hay còn gọi là Linh Nhân Từ Phúc mang chính tên hiệu Ỷ Lan ( 1115).

Mùa thu, tháng 7 năm Đinh Dậu ( 1117) bà qua đời. Thi hài được hỏa táng theo tục lệ nhà Phật.

Câu chuyện đến nay còn được nhân dân truyền tụng về “ Bà Tấm xứ Bắc” là như thế đó. Sử sách thì còn cho rằng cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII có thể gọi là “ Thời đại Ỷ Lan” của Thăng Long – Đại Việt, một thời đại, một vương triều đã biết “ lấy dân làm gốc”.






[FONT=&quot] Theo NXBLD.
[/FONT]
 
Bài viết này chưa đề cập đến việc nguyên phi Ỷ lan bức hại Thượng dương hoàng hậu va 72 cung nữ, đầy ải thái sư Lý Đạo thành
Ngay hoàng tử bà sinh ra cũng chưa chắc là con vua Lý thánh tông. Có cả 1 câu chuyện dài về việc này với sự tham gia của sư Đại điên và viên quan Nguyễn Bông nay còn di tích
 
Bài viết này chưa đề cập đến việc nguyên phi Ỷ lan bức hại Thượng dương hoàng hậu va 72 cung nữ, đầy ải thái sư Lý Đạo thành
Ngay hoàng tử bà sinh ra cũng chưa chắc là con vua Lý thánh tông. Có cả 1 câu chuyện dài về việc này với sự tham gia của sư Đại điên và viên quan Nguyễn Bông nay còn di tích


Bạn có thể post lên đây để mọi người cùng biết được không?
 
Án xưa: Vụ bức tử Hoàng hậu Thượng Dương và 72 cung nữ

Án xưa: Vụ bức tử Hoàng hậu Thượng Dương và 72 cung nữ

Nói đến triều Lý không thể không nói về ỷ Lan, một trong những danh nhân có tài trị nước của dân tộc. Tên thật của ỷ Lan là Lê Thị Yến, quê ở làng Thổ Lỗi sau đổi thành Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh) nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội. Mẹ mất từ lúc 12 tuổi, cha lấy vợ kế nên thân phận ỷ Lan khổ như cô Tấm trong chuyện cổ. Sử ghi, ỷ Lan là cô Tấm lộ Bắc, hay gọi đền thờ ỷ Lan ở Dương Xá (Gia Lâm, Hà Nội) là đền thờ Bà Tấm là vì thế.

Khác với các hậu phi, ỷ Lan không lấy việc trau chuốt nhan sắc, mong chiếm được tình yêu của vua mà quan tâm đến hết thảy mọi công việc trong triều đình. ỷ Lan khổ công học hỏi, miệt mài đọc sách, nghiền ngẫm nghĩa sách nên chỉ trong một thời gian ngắn, mọi người đều kinh ngạc trước sự hiểu biết uyên thâm về nhiều mặt của bà. Triều thần khâm phục ỷ Lan là người có tài. Một lần vua Lý Thánh Tông hỏi ỷ Lan về kế trị nước. ỷ Lan tâu: Muốn nước giàu dân mạnh, điều hệ trọng là biết nghe lời can gián của đấng trung thần. Lời nói ngay nghe chướng tai nhưng có lợi cho việc làm. Thuốc đắng uống khó chịu nhưng chữa được bệnh. Điều hệ trọng thứ hai là phải xem quyền hành là một thứ đáng sợ. Quyền lực và danh vọng thường làm thay đổi con người. Tự mình tu đức để giáo hoá dân thì sâu hơn mệnh lệnh, dân bắt chước người trên thì nhanh hơn pháp luật. Nước muốn mạnh, Hoàng đế còn phải nhân từ với muôn dân. Phàm xoay cái thế thiên hạ ở nhân chứ không phải ở bạo. Hội đủ những điều ấy, nước Đại Việt sẽ vô địch. Nghe ỷ Lan tâu, vua phục lắm. Bởi thế, năm 1069, vua Lý Thánh Tông đích thân cầm quân đi đánh giặc, đã trao quyền nhiếp chính cho ý Lan. Cũng ngay năm ấy, nước Đại Việt không may bị lụt lớn, mùa màng thất bát, nhiều nơi sinh loạn. Nhưng nhờ có kế sách trị nước đúng đắn, quyết đoán táo bạo của ỷ Lan, loạn lạc đã được dẹp yên, dân đói đã được cứu sống. Cảm cái ơn ấy, cũng là cách suy tôn một tài năng, nhân dân đã tôn thờ ỷ Lan là Quan âm nữ, lập bàn thờ bà. Trải qua muôn vàn khó khăn nhưng với tài năng của mình, ỷ Lan đã có rất nhiều công lao to lớn. Nhưng ỷ Lan không phải không có tì vết. Tháng 1 năm Nhâm Tý (1072), vua Lý Thánh Tông qua đời, thái tử Càn Đức bấy giờ mới 6 tuổi lên nối ngôi, đó là vua Lý Nhân Tông (1072-1127). Thái tử Càn Đức là con đẻ của ỷ Lan nguyên phi, nay Càn Đức lên ngôi, ỷ Lan được tôn phong là Linh Nhân thái phi, còn Hoàng hậu họ Dương thì được tôn phong là Dương thái hậu. Luật xưa quy định, hễ hoàng đế lên ngôi lúc còn nhỏ tuổi thì thái hậu được quyền buông mành nhiếp chính. Chỉ thái hậu mới được quyền buông mành nhưng Dương thái hậu lại không phải là mẹ đẻ của Lý Nhân Tông, điều đó khiến Linh Nhân thái phi căm tức. Sau khi vua Lý Thánh Tông qua đời, Hoàng hậu Thượng Dương dựa vào thế lực của Thái sư Lý Đạo Thành, đã gạt ỷ Lan ra khỏi triều đình. Mãi 4 tháng sau, có Lý Thường Kiệt giúp sức, ỷ Lan mới trở lại nắm quyền nhiếp chính. Để thực hiện âm mưu lật đổ Hoàng thái hậu, ỷ Lan sau khi đã bàn bạc với Lý Thường Kiệt về ý đồ của mình, bà đã giả bộ ốm để chờ hoàng thượng tới thăm vì bà biết hoàng thượng là người con có hiếu nên sẽ nghe lời nói của bà. Đúng như những gì bà dự đoán, sau buổi thiết triều với các đại thần, hoàng thượng đã vào cung thăm bà. Chỉ chờ có vậy ỷ Lan rơm rớm nước mắt, nắm lấy tay Lý Nhân Tông và khẽ kêu lên: Con ơi, mẹ già khó nhọc mới có ngày hôm nay mà bây giờ phú quý thì người khác được hưởng. Vậy con để mẹ già vào đâu? Nhà vua đau khổ ái ngại cúi đầu và đã hiểu được ý của mẹ. Sau đó ít lâu, Thái sư Lý Đạo Thành bị biếm ra khỏi cung và Hoàng hậu Thượng Dương cùng 72 cung nữ bị đày ra ở lãnh cung. Ngày Hoàng hậu bị đày là một ngày bi thảm vì nơi đó chẳng khác nào là địa ngục. Mấy ngày sau bà nhận được một bọc kín vua ban cho. Đó là một dải lụa trắng rất dài thể hiện ý của vua là bà phải chết. Lại nói về ỷ Lan, mặc dù bà là người có công lao và có tài nhưng việc làm của bà đã gián tiếp dẫn đến cái chết của Hoàng hậu Thượng Dương và 72 cung nữ.

Theo doisongphapluat
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top