Nguyen Doan Lam Thuy
New member
- Xu
- 0
“ĐÂY THÔN VĨ DẠ” VỚI MỐI TÌNH SẦU
CỦA NHÀ THƠ HÀN MẶC TỬ
Huế là miền đất có phong cảnh duyên dáng nên thơ. Ngoài núi Ngự Bình, sông Hương đăng đối, Huế còn có nhiều ngôi làng xinh xắn với cây xanh, trái ngọt quanh năm như Kim Long, Vĩ Dạ, Nguyệt Biều… đó chính là sức quyến rũ của Huế với du khách muôn phương, và khơi nguồn cảm xúc cho bao nhà thơ sáng tạo nên những tác phẩm nặng tình với Huế, như Thu Bồn khi “Tạm biệt Huế”, đã gởi lời chào cảm động:
“Xin chào Huế một lần anh đến
Để ngàn lần anh nhớ trong mơ.”
Hàn Mặc Tử có một thời học trường Pellerin – Huế, đã gắn bó tình cảm với cô gái Vĩ Dạ hiền thục, đoan trang trong những năm công tác ở Sở Đạc Điền – Quy Nhơn. Đến lúc nhà thơ phát hiện mình bị mắc căn bệnh hiểm nghèo, đành phải cắt đứt những mối quan hệ tình cảm tốt đẹp với bạn hữu trước đây. Đôi khi hành động xót xa ấy đã làm cho Hàn Mặc Tử phải chịu nhiều nổi hàm oan. Tấm thiếp của Hoàng Cúc - cô gái thôn Vĩ - cùng những lời thăm hỏi của nàng, phải chăng là một trường hợp oan tình như thế? Những điều này gợi cảm hứng cho nhà thơ khới dậy những kỉ niệm ngày xưa về Huế để viết nên “Đây thôn Vĩ Dạ”. Bài thơ đẹp như một bức tranh thuỷ mặc,mang mang một mối tình đẹp như thơ, nhưng chất chứa sầu thương bi oán. Thi phẩm in ở tập “Thơ Điên”, nhưng tình của Người Thơ thì rất trong sáng.
Lời thơ mở đầu là một câu hỏi tu từ nghe vừa như một lời mời gọi thiết tha, và là lời trách cứ dỗi hờn của người Vĩ Dạ:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
Ngữ điệu và cách xưng hô ấy làm ta liên tưởng chủ thể phát ngôn phải là người Vĩ Dạ đang tự hào về cảnh sắc quê hương. Giả dịnh người nghe chưa hề biết Vĩ Dạ, chắc sẽ hình dung cảnh và người Vĩ Dạ tuyệt vời! Nếu khách lãng tử đa tình đã một lần đến Huế, mà không ghé Vĩ Dạ là một thiếu sót đáng trách. Đúng vậy! Qua đôi mắt thi hoạ của Hàn Mặc Tử, Vĩ Dạ hiện ra trong không – thời gian, trong ánh nắng ấm áp của buổi bình minh, như đã dệt nên một lớp màng tinh khiết tràn chảy qua các hàng cau, kích thích những tế bào diệp lục quang hợp, để khoác lên mình chiếc áo màu xanh mượt mà viên mãn như ngọc bích:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ Điền?
Thời phong kiến, làng Vĩ Dạ là nơi đông quan lại, viên chức cư trú. Họ sống trong những ngôi nhà vườn xinh xắn, và thường trồng những bụi trúc để biểu thị cho cốt cách tao nhã nho phong của chủ nhân. Nhà thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị từng tự giới thiệu địa chỉ của mình cho bằng hữu rằng:
Đường Thượng thôn thẳng tới
Đò Bến Cạn đưa sang
Đây đây cửa ngõ tre vàng
Ghé thăm Thúc Giạ nghe chàng tụng kinh.
Sống trong môi trường ấy, những tiểu thư với khuôn mặt chữ điền phúc hậu thấp thoáng sau trúc tre, trong những mảnh vườn cây cảnh xanh tươi càng tôn thêm nét duyên dáng, quyến rũ. Hình ảnh thơ “Lá trúc che ngang” là một tấm rèm diệu dụng. Nó giúp cho người ở bên trong mảnh vườn biểu hiện cử chỉ một cách tự nhiên; vừa giúp cho người phía ngoài được chiêm ngưỡng chân dung chữ điền một cách tế nhị, tránh được sự sỗ sàng, trân tráo. Có hiểu được tình huống khó khăn của Hàn Mặc Tử lúc này mới thấy hết vai trò giá trị của “lá trúc che ngang”, mới lí giải được những hình ảnh thơ hiện ra trong góc nhìn của người thơ lạc điệu vô cùng, vừa phi lí vừa siêu thực.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Theo quy luật của tự nhiên, gió thổi mây bay; gió chiều nào, mây bay hướng ấy.Ở đây gió một đường, mây một nẻo. Hiện tượng trớ trêu ấy phải chăng nó bị khúc xạ đổi chiều qua lăng kính tâm trạng não nề của Hàn Mặc Tử khi đắm mình trong vũng thương đau, bởi một thực trạng bi đát. Nhà thơ hiểu ra tất cả những hạnh phúc vốn trong tầm tay với, giờ trở thành ảo mộng phù du. Hàn Mặc Tử cảm thấy cái lạnh ghê gớm của nổi cô đơn, và ám ảnh của tử thần đón đợi. Trước mắt là địa ngục đen tối của cuộc đời, nó làm cho nhà thơ hoảng sợ đến mức có lúc đã khẩn thiết van cầu:
“Bây giờ tôi dại tôi điên
Chắp tay tôi lạy cả miền không gian”
Trong nổi đau cùng tận ấy, Hàn Mặc Tử thấy mảnh đất Vĩ Dạ xanh tươi, cùng dòng Hương hiền hoà thơ mộng, bỗng chơi vơi bay bổng lên chốn hư không; mang theo con thuyền rời xa trần thế, để dành chở vầng trăng hư ảo diệu huyền. Vĩ Dạ thành cõi thần tiên, biến khuôn mặt chữ điền thân thương gần gũi, thành thiên thần bay vào cõi không diệu huyền, còn chăng chỉ là hoài niệm về giấc mơ xưa!.
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Trước mắt thi nhân, những gì tốt đẹp của quá khứ trở nên dĩ vãng xa mờ, tương lai càng tăm tối. Người thương đành thành kẻ xa lạ. Một khoảng cách đối lập cả không gian lẫn tâm lí cứ giãn ra mãi. Sự láy đi láy lại cụm từ “khách đường xa” đã nói lên điều vô vọng ấy. Tất cả như đang chìm dần, tan biến vào cõi ảo hư! Âm hưởng “a…a” vang lên trong câu thơ như là tâm trạng tiếc nuối đau thương. Mối quan hệ với “em” gần gũi bây giờ đã thành diệu vợi xa xăm. Trong đôi mắt u uẩn của Hàn, em bây giờ đã khoác lên mình màu trắng trinh nguyên thiên thần, làm sao có thể dám gần gũi được nữa. Sương khói của Vĩ Dạ, và có lẽ sương khói buồn đau đong đầy đôi mắt người thơ đã làm mờ nhân ảnh người xưa. Dù tình yêu của Hàn Mặc Tử có nồng nàn say đắm đến đâu, thì trong tình huống nghiệt ngã của mình, cũng đành phải ngậm ngùi kết thúc như Puskin, và gởi cho người yêu lời chúc phúc chân tình:
“Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”
Hàn Mặc Tử lí nào ích kỉ níu kéo mối tình tuyệt vọng. Thi nhân chỉ còn biết kết thúc cuộc tình say đắm, kết thúc vần thơ u hoài của mình bằng lời trần tình ai oán:
“Ai biết tình ai có đậm đà?”
Bài thơ đứt đoạn thành ba khổ, dồn lại chỉ bốn câu, mà lại là bốn câu hỏi tu từ nhức nhối, như nhũng nấc nghẹn đoạ đầy nan giải trong hồn thi sĩ. Cảnh Vĩ Dạ đẹp như chốn thần tiên, tình như thơ nhưng là mộng ảo. Lời kết ai oán như điệu ru nước mắt vĩnh biệt cuộc tình tuyệt vọng đơn phương. Giai điệu bài thơ nghe như:
“Tiếng đưa hiu hắt bên lòng
Buồn ơi! Xa vắng mênh mông là buồn…”. (Thế Lữ)
Dù sao,với bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, Hàn Mặc Tử cũng đã kịp đưa vẻ đẹp huyền ảo của Vĩ Dạ vào trong bảo tàng thi ca, để hậu thế có điều kiện hình dung nét Huế xưa, dù cho thời gian và cuộc sống có thể làm biến đổi diện mạo của Vĩ Dạ, của Huế theo chiều đô thị hoá.
Nguyễn Tống
Mùa hạ, 2012
CỦA NHÀ THƠ HÀN MẶC TỬ
Huế là miền đất có phong cảnh duyên dáng nên thơ. Ngoài núi Ngự Bình, sông Hương đăng đối, Huế còn có nhiều ngôi làng xinh xắn với cây xanh, trái ngọt quanh năm như Kim Long, Vĩ Dạ, Nguyệt Biều… đó chính là sức quyến rũ của Huế với du khách muôn phương, và khơi nguồn cảm xúc cho bao nhà thơ sáng tạo nên những tác phẩm nặng tình với Huế, như Thu Bồn khi “Tạm biệt Huế”, đã gởi lời chào cảm động:
“Xin chào Huế một lần anh đến
Để ngàn lần anh nhớ trong mơ.”
Hàn Mặc Tử có một thời học trường Pellerin – Huế, đã gắn bó tình cảm với cô gái Vĩ Dạ hiền thục, đoan trang trong những năm công tác ở Sở Đạc Điền – Quy Nhơn. Đến lúc nhà thơ phát hiện mình bị mắc căn bệnh hiểm nghèo, đành phải cắt đứt những mối quan hệ tình cảm tốt đẹp với bạn hữu trước đây. Đôi khi hành động xót xa ấy đã làm cho Hàn Mặc Tử phải chịu nhiều nổi hàm oan. Tấm thiếp của Hoàng Cúc - cô gái thôn Vĩ - cùng những lời thăm hỏi của nàng, phải chăng là một trường hợp oan tình như thế? Những điều này gợi cảm hứng cho nhà thơ khới dậy những kỉ niệm ngày xưa về Huế để viết nên “Đây thôn Vĩ Dạ”. Bài thơ đẹp như một bức tranh thuỷ mặc,mang mang một mối tình đẹp như thơ, nhưng chất chứa sầu thương bi oán. Thi phẩm in ở tập “Thơ Điên”, nhưng tình của Người Thơ thì rất trong sáng.
Lời thơ mở đầu là một câu hỏi tu từ nghe vừa như một lời mời gọi thiết tha, và là lời trách cứ dỗi hờn của người Vĩ Dạ:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
Ngữ điệu và cách xưng hô ấy làm ta liên tưởng chủ thể phát ngôn phải là người Vĩ Dạ đang tự hào về cảnh sắc quê hương. Giả dịnh người nghe chưa hề biết Vĩ Dạ, chắc sẽ hình dung cảnh và người Vĩ Dạ tuyệt vời! Nếu khách lãng tử đa tình đã một lần đến Huế, mà không ghé Vĩ Dạ là một thiếu sót đáng trách. Đúng vậy! Qua đôi mắt thi hoạ của Hàn Mặc Tử, Vĩ Dạ hiện ra trong không – thời gian, trong ánh nắng ấm áp của buổi bình minh, như đã dệt nên một lớp màng tinh khiết tràn chảy qua các hàng cau, kích thích những tế bào diệp lục quang hợp, để khoác lên mình chiếc áo màu xanh mượt mà viên mãn như ngọc bích:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ Điền?
Thời phong kiến, làng Vĩ Dạ là nơi đông quan lại, viên chức cư trú. Họ sống trong những ngôi nhà vườn xinh xắn, và thường trồng những bụi trúc để biểu thị cho cốt cách tao nhã nho phong của chủ nhân. Nhà thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị từng tự giới thiệu địa chỉ của mình cho bằng hữu rằng:
Đường Thượng thôn thẳng tới
Đò Bến Cạn đưa sang
Đây đây cửa ngõ tre vàng
Ghé thăm Thúc Giạ nghe chàng tụng kinh.
Sống trong môi trường ấy, những tiểu thư với khuôn mặt chữ điền phúc hậu thấp thoáng sau trúc tre, trong những mảnh vườn cây cảnh xanh tươi càng tôn thêm nét duyên dáng, quyến rũ. Hình ảnh thơ “Lá trúc che ngang” là một tấm rèm diệu dụng. Nó giúp cho người ở bên trong mảnh vườn biểu hiện cử chỉ một cách tự nhiên; vừa giúp cho người phía ngoài được chiêm ngưỡng chân dung chữ điền một cách tế nhị, tránh được sự sỗ sàng, trân tráo. Có hiểu được tình huống khó khăn của Hàn Mặc Tử lúc này mới thấy hết vai trò giá trị của “lá trúc che ngang”, mới lí giải được những hình ảnh thơ hiện ra trong góc nhìn của người thơ lạc điệu vô cùng, vừa phi lí vừa siêu thực.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Theo quy luật của tự nhiên, gió thổi mây bay; gió chiều nào, mây bay hướng ấy.Ở đây gió một đường, mây một nẻo. Hiện tượng trớ trêu ấy phải chăng nó bị khúc xạ đổi chiều qua lăng kính tâm trạng não nề của Hàn Mặc Tử khi đắm mình trong vũng thương đau, bởi một thực trạng bi đát. Nhà thơ hiểu ra tất cả những hạnh phúc vốn trong tầm tay với, giờ trở thành ảo mộng phù du. Hàn Mặc Tử cảm thấy cái lạnh ghê gớm của nổi cô đơn, và ám ảnh của tử thần đón đợi. Trước mắt là địa ngục đen tối của cuộc đời, nó làm cho nhà thơ hoảng sợ đến mức có lúc đã khẩn thiết van cầu:
“Bây giờ tôi dại tôi điên
Chắp tay tôi lạy cả miền không gian”
Trong nổi đau cùng tận ấy, Hàn Mặc Tử thấy mảnh đất Vĩ Dạ xanh tươi, cùng dòng Hương hiền hoà thơ mộng, bỗng chơi vơi bay bổng lên chốn hư không; mang theo con thuyền rời xa trần thế, để dành chở vầng trăng hư ảo diệu huyền. Vĩ Dạ thành cõi thần tiên, biến khuôn mặt chữ điền thân thương gần gũi, thành thiên thần bay vào cõi không diệu huyền, còn chăng chỉ là hoài niệm về giấc mơ xưa!.
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Trước mắt thi nhân, những gì tốt đẹp của quá khứ trở nên dĩ vãng xa mờ, tương lai càng tăm tối. Người thương đành thành kẻ xa lạ. Một khoảng cách đối lập cả không gian lẫn tâm lí cứ giãn ra mãi. Sự láy đi láy lại cụm từ “khách đường xa” đã nói lên điều vô vọng ấy. Tất cả như đang chìm dần, tan biến vào cõi ảo hư! Âm hưởng “a…a” vang lên trong câu thơ như là tâm trạng tiếc nuối đau thương. Mối quan hệ với “em” gần gũi bây giờ đã thành diệu vợi xa xăm. Trong đôi mắt u uẩn của Hàn, em bây giờ đã khoác lên mình màu trắng trinh nguyên thiên thần, làm sao có thể dám gần gũi được nữa. Sương khói của Vĩ Dạ, và có lẽ sương khói buồn đau đong đầy đôi mắt người thơ đã làm mờ nhân ảnh người xưa. Dù tình yêu của Hàn Mặc Tử có nồng nàn say đắm đến đâu, thì trong tình huống nghiệt ngã của mình, cũng đành phải ngậm ngùi kết thúc như Puskin, và gởi cho người yêu lời chúc phúc chân tình:
“Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”
Hàn Mặc Tử lí nào ích kỉ níu kéo mối tình tuyệt vọng. Thi nhân chỉ còn biết kết thúc cuộc tình say đắm, kết thúc vần thơ u hoài của mình bằng lời trần tình ai oán:
“Ai biết tình ai có đậm đà?”
Bài thơ đứt đoạn thành ba khổ, dồn lại chỉ bốn câu, mà lại là bốn câu hỏi tu từ nhức nhối, như nhũng nấc nghẹn đoạ đầy nan giải trong hồn thi sĩ. Cảnh Vĩ Dạ đẹp như chốn thần tiên, tình như thơ nhưng là mộng ảo. Lời kết ai oán như điệu ru nước mắt vĩnh biệt cuộc tình tuyệt vọng đơn phương. Giai điệu bài thơ nghe như:
“Tiếng đưa hiu hắt bên lòng
Buồn ơi! Xa vắng mênh mông là buồn…”. (Thế Lữ)
Dù sao,với bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, Hàn Mặc Tử cũng đã kịp đưa vẻ đẹp huyền ảo của Vĩ Dạ vào trong bảo tàng thi ca, để hậu thế có điều kiện hình dung nét Huế xưa, dù cho thời gian và cuộc sống có thể làm biến đổi diện mạo của Vĩ Dạ, của Huế theo chiều đô thị hoá.
Nguyễn Tống
Mùa hạ, 2012