"Đây là lần cuối cùng bố cảnh cáo con!" - lời đe dọa đối với đứa con kém thông minh
1. Giống như một vở kịch cứ lặp lại trong hàng vạn gia đình qua một ngày làm việc vất vả, vào buổi tối một bà mẹ cảm thấy đầu của mình càng lúc càng nặng, cô ấy đã quá mệt mỏi. Nhưng có một việc vất vả đang chờ cô làm: đó là tắm rửa cho Kỳ Kỳ, đứa con nhỏ 4 tuổi, rồi nhanh chóng cho nó đi ngủ. Thế nhưng mỗi lần làm việc đó thật không dễ chút nào. Như hôm nay, nó đang chơi đồ chơi và không chịu đi ngủ.
Người mẹ nói: "Kỳ Kỳ, sắp đến 9 giờ rồi (bà có thói quen nói trước 30 phút), con phải tắm rửa đi ngủ rồi!".
"Đừng mà! Con không muốn đi ngủ! con vẫn còn muốn chơi", Kỳ Kỳ nhõng nhẽo nói và cũng chẳng thèm ngẩng đầu lên mà tiếp tục chơi. Lúc này, nó biết rõ là vẫn có thể chơi thêm chút nữa bởi mẹ lúc nào cũng làm như vậy. Ý của bà mẹ cũng không phải ép Kỳ Kỳ đi làm ngay, bà chỉ hy vọng rằng sẽ bắt đầu lại thói quen này. Nhưng Kỳ Kỳ biết rằng, mỗi lần báo nó lên giường đều rất phiền phức và phải làm mẹ phải mất hơn nửa giờ đồng hồ.
Kỳ Kỳ vẫn lôi đồ chơi ra vứt bừa bãi, nhưng mẹ bảo cậu phải sắp xếp gọn gàng, cậu bé xếp vài thứ đồ chơi vào trong hộp, tỏ vẻ như là co nghe lời mẹ nói, nhưng sau đó, nó vẫn cứ ngồi chơi thêm mấy phút nữa.
Đã quá 10 phút rồi, mẹ lại lần nữa ra lệnh, lúc này bà đã hơi bực mình: "Sao con vẫn còn chơi, mẹ cảnh cáo con, xếp đồ chơi lại, nhanh đi tắm, mẹ sẽ không khách khí với con nữa đâu". Kỳ Kỳ hiểu ra, lần này mới đúng là mệnh lệnh, nó lập tức xếp hết đồ chơi lại.
Làm xong, cậu bé chạy vào phòng ăn. Thông thường, nếu như lúc này mẹ đi qua đi lại thúc giục nó, nó sẽ tắm ngay lập tức. Nhưng, nếu mẹ bận làm việc gì đó không để ý tới, ví dụ như có tiếng chuông điện thoại reo lên, Kỳ Kỳ sẽ được tự do thêm mấy phút nữa.
Sau một ngày bận rộn, vất vả, trong hàng vạn gia đình lại diễn đi diễn lại vở kịch với tình tiết giống nhau như vậy.
Bạn có thấy không, Kỳ Kỳ và mẹ đã trở thành những diễn viên lão luyện rồi, họ đã quá quen thuộc với các tình tiết của vở diễn, phải chăng cả hai diễn viên này đều trung thực đóng vai của mình? Sự tình chính như là vậy, mọi việc dường như được sắp xếp trước, được tính toán trước, cứ theo kịch bản mà diễn thôi. Trên thực tế, mỗi khi mẹ phải nhắc nhở những việc mà Kỳ Kỳ không thích làm, bà đều phải trải qua quá trình tức giận, từ dần dần đến tức giận thực sự, rồi đến việc bắt đầu bình tĩnh trở lại, rồi đến vẻ mặt tức giận uy hiếp lúc kết thúc. Kỳ Kỳ đã quá hiểu rõ, trước khi mẹ nổi giận, nó đều chẳng cần có bất kỳ hành động gì.
Lẽ nào vở kịch này chẳng phải là ngốc nghếch ư? Sự uy hiếp của người mẹ không hề có tác dụng, chỉ khiến cho cơn tức giận của mình tăng thêm, lại còn phá vỡ quan hệ tích cực với con cái. Trừ khi cơn giận đó đạt đến đỉnh điểm cuối cùng, nếu không mệnh lệnh mà mong muốn đó chẳng thể nào khiến đứa trẻ đáp ứng điều bạn muốn ngay lập tức.
View attachment 9740
2. Mệnh lệnh của bố mẹ không chính xác, làm cho con cái xem thường phép tắc.
Từ khi trẻ mới ra đời, cha mẹ cần có một quy tắc nhất định để hạn chế các hành vi của chúng. Ví dụ, quy định giờ uống sữa, giờ đi ngủ. Từ nhỏ nên cho trẻ biết tuân theo quy củ, nếu như chúng không tuân theo, chúng sẽ chịu hậu quả không như mong muốn. Nếu cha mẹ không duy trì được quy củ phép tắc, thì chẳng thể trách tẻ con phá vỡ những quy tắc ấy. Bài học đầu tiên để xã hội hóa trẻ chính là hãy để trẻ tương tác với những người thân. Trẻ sẽ thông qua các hành vi của bố mẹ để nhận thức lại hoặc điều chỉnh những hành vi của mình.
Một người mẹ thường phàn nàn rằng con trai tam tháng tuổi của mình không có được giấc ngủ ngon, đứa trẻ thường nửa đêm thức giấc, đòi mẹ chơi cùng cho đến một tiếng sau mới chịu đi ngủ lại. Người mẹ miễn cưỡng nói: "Tôi phải nói liên tục, Joe bây giờ đã ngủ. Có thể nó không nghe thấy". Đúng vậy, người mẹ lại nói, nhưng kết quả, chị ấy vẫn phải tiếp tục chơi với con, không phải chứ? Hành vi như vậy sẽ làm cho trẻ nghĩ rằng: thế nào là nguyên tắc, à chẳng qua nó chỉ là thứ gì đó hư vô mà thôi, chẳng liên quan gì đến mình, mình thích làm gì thì làm.
Vì vậy người lớn chỉ thấy trẻ biểu hiện chống đối những quyền uy của bố mẹ, phá vỡ các nguyên tắc. Nhưng đó chính là kết quả mà bố mẹ đã tạo nên, hành vi của bố mẹ đã vô tình dạy cho con không phục tùng theo mệnh của mình, vì chúng nghĩ điều đó không gây hậu quả xấu gì.
Cần ghi nhớ, muốn cho mệnh lệnh có hiệu quả, nhất định bố mẹ phải hiểu rõ các nguyên tắc.
Cái gọi là hiểu rõ nguyên tắc đó chính là lập nên quy củ, và phải tuân theo quy củ đó, quy của là phải khách quan, không nên xuất phát từ ý xấu hay tốt của bố mẹ. Giám sát để nhắc nhở con cái ghi nhớ nguyên tắc đó thật không dễ dàng, cũng chưa quen cách tự mình kiềm chế những tình cảm và mong muốn của bản thân, bố mẹ phải luôn luôn nhắc nhở để con cái ghi nhớ.
Nhưng, nhắc nhở chỉ là nhắc nhở, một khi con cái vi phạm quy củ ắt phải chiếu theo quy củ mà xử lý. Một là một, hai là hai, được thì được, không được là không được. Hãy để cho trẻ hiểu rằng nhất cử nhất động của mình đều đem lại những kết quả không giống nhau, theo thời gian, nó sẽ biết rằng bất cứ việc gì cũng không thể bất cẩn, tùy tiện, từ đó mà hình thành nên thói quen, lúc đó bố mẹ không cần phải hối thúc đôn đốc nữa.
Mẹ nói với Mông Mông rằng: "Thời gian buổi sáng rất ít, con phải thức dậy đúng giờ, săn sáng đúng giờ, chỉ có như vậy bố mẹ mới có thể đi làm đúng giờ, và con cũng có thể đến trường mẫu giáo đúng giờ học. nếu con không dậy đúng giờ, mẹ sẽ cho con nhịn bữa sáng, con phải tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình".
Có một hôm. Mông Mông dậy hơi muộn, quá thời gian quy định. Khi nó đến bàn ăn sáng, phát hiện bố mẹ sáng nay đã dọn sạch bàn rồi, và cũng mang đồ ăn sáng của nó theo.
Mông Mông nhìn bố mẹ, muốn hét lên "mẹ, con đói rồi".
"Mẹ xin lỗi, Mông Mông, mẹ cũng muốn để sữa và bánh bao trên bàn cho con, nhưng chúng ta đã có quy ước trước, mẹ không muốn tùy tiện phá vỡ quy ước đó. Mẹ nghĩ con cũng như vậy. Con đói nhưng lại không được ăn bánh bao, con hãy tự trách mình ấy".
Bữa sáng với bản thân không có gì quan trọng nhưng quan trọng là con trẻ phải biết rằng đã là quy ước thì ai cũng phải tuân theo.
Trong các quảng cáo trên công cộng ở Mỹ, người ta khuyên cha mẹ nên làm gì để ngăn con cái hút thuốc và sử dụng hóa phẩm độc hại.
Trong quảng cáo, một người mẹ nói với con trai của mình rằng: "con bây giờ nên làm bài tập rồi, đừng xem tivi nữa", đồng thời bà ấy cũng lấy điều khiển từ xa, "bây giờ con không thể chơi game nữa!", luôn tiện, bà với tay tắt tivi...Lần nào bà mẹ đó cũng nghiêm khắc giữ đúng nguyên tắc. Sau đó, nhân lúc con bạn và một đám trẻ đang chơi với nhau thì có người cho nó một điếu thuốc, nó nhất quyết lắc đầu: "Không! Tôi không thích hút thuốc". Lúc đó nó vẫn nhớ đến sự nhắc nhở của bạn và chẳng dám sai lời.
Quảng cáo này nhằm nói với các bậc cha mẹ rằng, đã định ra nguyên tắc, thì phải nghiêm chỉnh thực hiện nguyên tắc đó, việc làm này sẽ có hiệu quả gấp đôi.
Cần ghi nhớ, lúc bạn bình tĩnh và yêu cầu trẻ phục tùng nhưng trẻ lại không nghe theo, bạn cần phải dùng hành động, chứ không phải sự uy hiếp đơn thuần, như vậy mới có được hành động như mong muốn.
Có rất nhiều phương pháp để có thể đạt được phản ứng như mong muốn, trong đó có một phương pháp là "Nâng cao tính phủ quyết", ngoài ra phương pháp khác nữa cũng có tính khích lệ trẻ, còn gọi là "tích cực tăng cường". Bạn có thể căn cứ vào những tình huống cụ thể của trẻ mà định liệu.
Các bậc cha mẹ nên biết cách tốt nahats để có được thành công nhất trong việc giáo dục trẻ đó là nắm được những thứ quan trọng nhất đối với trẻ. Tranh luận dài hơi và uy hiếp đơn thuần chỉ có thể có tác dụng rất nhỏ đối với trẻ, thậm chí chẳng có tác dụng gì. Kết luận này được rút ra sau quá trình kiểm chứng trong rất nhiều gia đình. Trong những gia đình này, trẻ đẩy cha mẹ đến giới hạn chịu đựng tột cùng, trong khi trước mặt, chúng chỉ giông như một thiên sứ dễ thương. Một bà mẹ tức giận nói: "Nguyên Khắc, nhât nhất đều nghe cha của nó, nhưng chẳng để tâm tới lời tôi nói chút nào". Kỳ thực, Nguyên Khắc chẳng hề ngốc! Không khó để tưởng tượng vì bố của cậu bé được khẳng định là người có nguyên tắc.
3. Với trẻ la hét hoặc chửi mắng sẽ trở thành một thói quen, nhưng loại thói quen này không có tác dụng gì.
Các bậc cha mẹ thân mến! Các vị đã từng mắng trẻ "đây là lần sau cùng, bố cảnh cáo con lần cuối" chưa? Đó là những thói quen của bố mẹ khi nóng giận đó là hành động chẳng hề phát huy tác dụng. Nó làm cho các bậc cha mẹ lao tâm kiệt sức, làm việc kém hiệu quả. Chỉ dựa vào kèn thì không thể lái được xe hơi, chỉ dựa vào sự la mắng cũng không thể xoay chuyển được đứa trẻ. Quan trọng là, sự uy hiếp và mắng mỏ chỉ làm phá hỏng mối liên hệ tình thân với con cái. Con cái dần dần chống đối, mỗi lần chống đối đều làm cho thần kinh của cả bố mẹ và con cái trở nên căng thẳng. hậu quả nghiêm trọng là bố mẹ nhân vì một nguyên nhân tinh thần nào đó (ví dụ công việc không thuận lợi vợ chồng cãi nhau), thường không thể kiềm chế được tình cảm, làm phá vỡ các quy tắc bình thường, tiến hành phạt trẻ một cách quá nghiêm khắc. Lúc đó, xung đột leo thang, cuộc sống yên bình của gia đình bị phá vỡ hoàn toàn.
Chúng ta hãy xem lại trường hợp của Kỳ Kỳ. Bạn nói, mỗi ngày Kỳ Kỳ đều biểu diễn những cảnh tượng y hệt nhau như vậy, nó có cảm giác hạnh phúc không? Mệnh lệnh là sự uy hiếp đơn thuần hằng ngày cứ như ở bên tai: "Sao con chẳng thể thay đổi những tật xấu hả Kỳ Kỳ?", "Mẹ phải dùng biện pháp gì với con đây hả?", "Nếu một lần con biết sợ, thì con đã có thể tự mình đi tắm rửa và đi ngủ sớm rồi"...Kỳ Kỳ đã quen bị la mắng như thế.
Ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. "may mắn" là nó chỉ có khả năng nghe những cái mà nó muốn nghe thôi, còn những cái khác chỉ nghe rồi tai nọ lọt qua tai kia mà lọt ra ngoài, nó giống như người sống cạnh đường sắt, chỉ nghe được âm thanh của tiếng xe lửa, Kỳ Kỳ đã học được cách loại bỏ những âm thanh vô nghĩa ấy quanh mình.
Vậy thì, rốt cuộc bố mẹ nên làm thế nào đây? Sau đây chúng tôi sẽ đề xuất một số phương pháp để thay đổi tình tiết của "cuộc chiến" này. Thứ nhất, mẹ nên cảnh báo trước cho Kỳ Kỳ rằng nó vẫn còn 5 phút để chơi. Kỳ thực, bất luận con trẻ hay người lớn, đều không ai muốn hành vi của mình đột nhiên bị khống chế lại. Cho nên, bạn có thể dùng đồng hồ báo hoặc công cụ gì đó để trợ giúp.
Sau năm phút đồng hồ mới bắt đầu báo hiệu, người mẹ nên bình tĩnh nhắc nhở Kỳ Kỳ đi tắm. Nếu nó không đi tắm ngay, cha mẹ mới nên có hành động. Nhưng hành động này có thể là khuyến khích hoặc phạt hơi đau một chút. Sự đau đớn nho nhỏ này là tín hiệu có tính phủ định, tương tự có thể cho trẻ một vài khích lệ khác. Ví dụ bây giờ bạn không biết thế nào là "sự đau đớn nho nhỏ", tôi đề nghị bạn nên thử: có một vùng da, sau cổ (trong giải phẫu y học gọi là vùng tứ giác không đều). Khi có sự va chạm ở đây, não bộ sẽ mơ hồ nhận biết được rằng "đây là nguy hiểm, phải né tránh". Đương nhiên, sự đau đớn chỉ là tạm thời thôi, không dẫn đến bất kỳ phương hại nào, nhưng đối với các bậc bố mẹ mà nói. khi con cái chóng lại mệnh lệnh, họ sẽ áp dụng các phương pháp cần thiết để có được hiệu quả.
Nếu như Kỳ Kỳ biết rằng, nó tiếp tục như vậy sẽ bị phạt hoặc bị ăn roi, thì nó sẽ nhanh chóng làm theo ngay.
sự gia hạn thời gian thật sự có hiệu quả. Cha mẹ không cần phải ra lệnh một cách mơ hồ cho con cái, ví dụ như: "Bối Bối, đã gần đến lúc chúng ta ra khỏi nhà rồi, con chỉ có thể chơi thêm một chút nữa thôi". Lúc đó trẻ con sẽ mơ hồ nhận thức "gần đến lúc" là rất lâu. Nhưng rồi mẹ lại nói: "Chúng ta đi thôi nào", trẻ sẽ cảm thấy thật không công bằng.
Trẻ thấy "gần đến lúc" vẫn còn sớm mà. Nếu mẹ nói: sau 10 phút nữa chúng ta sẽ đi, cho con 10 phút để thu dọn đồ chơi. Sau khi hẹn giờ, đợi đến lúc đồng hồ reo, nhắc cho trẻ biết: đủ 10 phút rồi, chúng ta đi nào. Dần dần đứa trẻ sẽ hiểu ra, nó biết rằng, trong 10 phút có thể cho xe lửa chạy được hai vòng. Sau khi xe lửa kết thúc hai vòng chạy, nó đã chuẩn bị tâm lý để đi rồi. Lúc này mẹ gọi, nó cảm thấy rất vui vẻ. Như vậy có thể đạt đến mục đích "bố mẹ tĩnh tâm, con cái hạnh phúc" rồi.
Nói là làm, làm thì phải đạt hiệu quả, câu nói cổ xưa này xem ra thích hợp với bố mẹ và con cái con cái, vô cùng, cả hai bên đếu có sự tôn trọng nhau. Nếu như cha mẹ không tôn trọng con cái, họ cũng chẳng thể yêu cầu chúng tôn trọng lại mình được. Cha mẹ nên là người bạn, với sự tự tôn của con cái, không được xem thường hoặc la mắng chúng. Lúc phạt tội con, thường nên tránh ánh mắt tò mò hoặc cười nhạo của người khác. Không nên cười nhạo con trẻ, nếu như những lời nói đó làm con trẻ khó chịu.
Theo sách Những thói quen dạy con hiệu quả - Trần Ức*