- Xu
- 458
Người chiến sĩ ngã xuống nơi xứ lạ heo hút, không một nén nhang, không quan tài và ngay đến cả manh chiếu bó thân cũng không có. Họ ra đi với những kỉ vật đã gắn bó với mình suốt dọc đường hành quân, với tấm áo bạc màu đã cùng họ dầm sương dãi nắng. Những con người ấy khi sống đã phải chịu vô vàng gian khổ, lúc mất đi vẫn trong cảnh cực kỳ thiếu thốn. Nhưng Quang Dũng nói đến sự thiếu thốn mà không để lại cho ta ấn tượng nhiều về sự thiếu thốn khi tác giả nói “ áo bào” rồi “ anh về đất”
Bình giảng bốn câu thơ sau đây trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Bài làm:
Chúng ta có thể lầm trong hai năm chứ lầm luôn trong bảy tám năm hay lâu hơn nữa, là chuyện thảng hoặc mới có ( Thi nhân Việt Nam – Hoài Thanh).
Chuyện thảng hoặc không may mắn ấy đã xảy ra với Quang Dũng. Bao tình cảm dành cho đơn vị cũ – đoàn quân Tây Tiến với những chàng trai Hà Nội mặc áo lính, rời đô thành tới chiến đấu ở miền Tây Bắc xa xôi của Tổ quốc và nước bạn Lào, Quang Dũng gửi gắm vào bài thơ Tây Tiến viết tại Phù Lưu Chanh năm 1948. Vậy mà bao năm trời, đóa hoa thơ của thi nhân tài hoa ấy bị loại khỏi khu vườn thi ca dân tộc. Điều kỳ lạ là chính Hoài Thanh lại là người đi đầu trong sự lầm lẫn ấy. Nhưng cũng chính tác giả Thi nhân Việt Nam đã khẳng định: “ Tôi tin rằng linh hồn chung của cả một lớp người đủ phức tạp để cảm thông với hầu hết thơ văn có giá trị”. Người ta có thể nhầm trong năm bảy năm hoặc lâu hơn nhưng rồi người ta cũng nhận ra giá trị đích thực của Tây Tiến. Những dòng thơ xưa bị coi là bi lụy giờ được đánh giá lại dưới cái tên đúng hơn, bi tráng. Và đoạn thơ dưới đây là một trong những minh chứng rõ ràng nhất.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Trong suốt dọc dài kháng chiến, Tây Tiến cũng như bao đoàn quân khác của dân tộc phải chịu những hy sinh và tổn thất nặng nề. Những hy sinh tổn thất ấy là gấp bội trong ngày đầu kháng chiến. Nhưng thơ văn một thời nhìn chung đã tránh nói đến mất mát đau thương. Đó phải chăng là điều cần thiết mà cũng hạn chế của thời đại. Quang Dũng đã vượt qua hạn chế ấy và phải chăng bởi vậy mà có lúc con người ấy không được hiểu. Trong tám câu thơ khắc họa hình ảnh đoàn quân Tây Tiến, nhà thơ đã dành đến một nửa để nói về một Tây Tiến trong sự hy sinh ngay sau những dòng thơ thật hay về người lính trong chiến đấu. Nhưng khổ thơ không phải là bài ca rên xiết, buồn đau làm mềm lòng người, đó là khúc tưởng niệm, bản hùng ca bi tráng về những người chiến sĩ bỏ mình vì đất nước.
Sự hy sinh của họ đã được tác giả họa hình tạo nên một ấn tượng mạnh mẽ:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Nếu rải rác gợi lên những nấm mộ trải dọc suốt đường hành quân, cái chết luôn rình rập bất cứ lúc nào thì ba chữ “ mồ viễn xứ” càng gây thêm cảm giác xót đau, mất mát. “ Lá rụng về cội…” Theo quan niệm Á Đông con người sống có thể như cánh gió lang thanh phiêu bạt bất cứ nơi đâu, nhưng lúc chết phải được chon ở quê nhà. Chính vì vậy, không gì gây cảm giác đau thương bằng cái chết xa nhà. Thêm vào đó, người lính Tây Tiến lúc sống có nhau, đồng đội cùng nhau vượt qua gian khổ, vậy mà khi ngã xuống, họ phải xa nhau. Những nấm mộ nằm dọc đường hành quân lẻ loi, chơ vơ nơi xứ lạ, không một nén nhang, không người thân chăm sóc. Nhưng Quang Dũng đã khéo léo đi vững trên đường mong manh ngăn cách đôi bờ bi tráng và bi lụy. Cảm giác mất mát gắn liền với không khí trang trọng lúc tưởng niệm. Nó không cho phép con người ta ngã gục. Bốn thanh trắc trong bốn chữ “ rải rác” “ viễn xứ” bao lấy đầu và cuối câu thơ khiến giọng thơ trở nên cứng cỏi. Hai từ Hán Việt “ biên cương” và “ viễn xứ” liên tiếp trong câu thơ bảy chữ khiến cho câu thơ đau thương mà vẫn trang trọng. Cảm xúc ấy càng được tô đậm hơn ở câu thơ liền sau.
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Ta dường như bắt gặp ở đây chất giọng Kinh Kha về tráng chí một đi không trở lại. Tráng sĩ một đi chẳng trở về hay chí làm trao không hiếm trong thơ cổ nước ta:
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao
( Chinh phụ ngâm).
Tìm một điểm nương vào thơ cổ, Quang Dũng đã tạo ra một vẻ đẹp cổ điển và bi tráng cho câu thơ. Ta tưởng như nghe lại lời thề dưới trăng của bao tráng sĩ từ ngàn xưa đồng vọng. Hiện tại và quá khứ đan xen nhau vấn vít vào nhau. Câu thơ thứ hai đỡ câu thơ đầu trong khổ thơ làm cho ý thơ không lả xuống. Cũng nhờ đó, sự hy sinh mất mát ở câu thơ trên không gây cảm giác bi lụy. Những người lính ấy hiểu rõ hơn ai hết những gì có thể chờ đợi họ nhưng sẵn sàng tự nguyện hiến dâng tất cả tuổi thanh xuân cho Tổ quốc, họ ý thức rõ hành động của mình. Làm sao có thể gọi đó là “ buồn rớt”? Không ta chỉ thấy ở đây một tình yêu Tổ quốc thiết tha, dũng khí lớn lao của đoàn quân Tây Tiến. Quang Dũng không dùng những vần thơ nồng nàn tha thiết như Chế Lan Viên.
Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông.
Mà tấm lòng ấy cứ lồ lộ ra sau câu thơ đầy hùng tráng tâm chí và vẻ ngang tang của tuổi trẻ.
Nếu hai câu thơ trước thiên về tình cảm của những người con với đất mẹ thì ở hai câu thơ sau, ta nhận ra nhiều hơn tình cảm đồng đội của những người đang sống dành cho người đã ra đi.
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Người chiến sĩ ngã xuống nơi xứ lạ heo hút, không một nét nhang, không quan tài và ngay đến cả manh chiếu bó thân cũng không có. Họ ra đi với những kỉ vật đã gắn bó với mình suốt dọc đường hành quân, với tấm áo bạc màu đã cùng họ dầm sương dãi nắng. Những con người ấy khi sống đã phải chịu vô vàng gian khổ, lúc mất đi vẫn trong cảnh cực kỳ thiếu thốn. Nhưng Quang Dũng nói đến sự thiếu thốn mà không để lại cho ta ấn tượng nhiều về sự thiếu thốn khi tác giả nói “ áo bào” rồi “ anh về đất”. Manh áo của người lính không được diễn tả thuần hiện thực như Chính Hữu, mà với bút pháp lãng mạn Quang Dũng đã nâng tấm áo mang đầy mưa nắng ấy thầy “ áo bào”. Hình ảnh “ áo bào” gợi cho ta nhớ những câu thơ cổ đến “ bức chiến bào”. Sự thiến thốn nhòa đi nhường chỗ nhiều hơn cho không khí trang trọng cổ xưa, sự hy sinh của người lính Tây Tiến đã gặp sự hy sinh của bao tráng sĩ thuở nào. Chính vì vậy, có gì gợi tới “ Cái chết nhẹ tựa long hồng”. Đặc biệt với ba chữ “ anh về đất”, tác giả đã hình tượng hóa cái chết như sự trở về với đất mẹ như đứa con trở về lòng mẹ sau bao năm xa cách. Nhờ thế, dù lần thứ hai liên tiếp trong bốn câu thơ, tác giả đã nói đến sự hy sinh mà vẫn không để lại ấn tượng nặng nề về tổn thất, những ấn tượng có thể bóp chết ý chí chiến đấu. Mất mát càng tăng lên bao nhiêu thì sự hùng tráng của khổ thơ cũng tăng lên bấy nhiêu. Đến tiếng gầm của dòng sông Mã thì bản hùng ca bi tráng khép lại trong những âm thanh cao nhất, dữ dội nhất mà cũng âm vang nhất. Thiếu những nghi thức về vật chất, Quang Dũng đã bù lại bắng những nghi thức về tinh thần. Niềm đau của lòng người đã lan tỏa ra thấm đẫm vào sông núi, trời đất. Cảm giác mất mát nào phải chỉ có trong lòng những người đồng đội mà còn có trong cả lòng sông Mã, con sông đã cùng Tây Tiến đi suốt dọc dài đường hành quân, con sông bỗng cảm thấy mình lẻ bạn. Nhưng sông Mã không than thở không rên xiết mà nó gầm lên với tất cả sức mạnh của núi rừng linh thiêng. Nội lực câu thơ dồn vào chữ “ gầm”. Tiếng gầm ấy là khúc ai điếu dữ dội của núi rừng, của đất nước tưởng niệm những người lính ngã xuống. Và như thế, Quang Dũng với tất cả hiệu lực của ngòi bút lãng mạn tô đậm cái phi thường đã nâng sự hy sinh của người lính Tây Tiến lên ngang tầm non sông như một sự an ủi cho hương hồn những người liệt sĩ. Ta bắt gặp ở đây chút không khí của sử thi, cái thời mà oai linh rừng núi cũng tấu lên khúc trường ca dữ dội trước cái chết của những người anh hùng.
Nằm trong phần thơ dựng lại hình tượng người chiến sĩ Tây Tiến, bốn câu thơ này nói về sự hy sinh và ý chí của đồng đội đã ra đi, đã ngã xuống. Đoạn thơ thấm chất bi nhưng cũng đậm chất tráng. Bi tráng là nét đặc sắc của ngòi bút Quang Dũng đã chứng minh một chân lý không dễ nhận ra: đó là con người ta có thể nhìn vào và nói lên mất mát, chỉ cần ta biết làm chủ cảm xúc của mình, mất mát không bao giờ là tuyệt vọng. Và phải chăng, Quang Dũng còn muốn ngầm hứa với những người chiến sĩ rằng còn dòng sông Mã, còn núi rừng Tây Bắc còn đất Việt Nam thì mãi còn các anh – những con người đã chẳng tiếc đời xanh vì Tổ quốc.
Võ Hắng Nga ( Trường PTTH chuyên Amsterdam – Hà Nội)*
Bình giảng bốn câu thơ sau đây trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Bài làm:
Chúng ta có thể lầm trong hai năm chứ lầm luôn trong bảy tám năm hay lâu hơn nữa, là chuyện thảng hoặc mới có ( Thi nhân Việt Nam – Hoài Thanh).
Chuyện thảng hoặc không may mắn ấy đã xảy ra với Quang Dũng. Bao tình cảm dành cho đơn vị cũ – đoàn quân Tây Tiến với những chàng trai Hà Nội mặc áo lính, rời đô thành tới chiến đấu ở miền Tây Bắc xa xôi của Tổ quốc và nước bạn Lào, Quang Dũng gửi gắm vào bài thơ Tây Tiến viết tại Phù Lưu Chanh năm 1948. Vậy mà bao năm trời, đóa hoa thơ của thi nhân tài hoa ấy bị loại khỏi khu vườn thi ca dân tộc. Điều kỳ lạ là chính Hoài Thanh lại là người đi đầu trong sự lầm lẫn ấy. Nhưng cũng chính tác giả Thi nhân Việt Nam đã khẳng định: “ Tôi tin rằng linh hồn chung của cả một lớp người đủ phức tạp để cảm thông với hầu hết thơ văn có giá trị”. Người ta có thể nhầm trong năm bảy năm hoặc lâu hơn nhưng rồi người ta cũng nhận ra giá trị đích thực của Tây Tiến. Những dòng thơ xưa bị coi là bi lụy giờ được đánh giá lại dưới cái tên đúng hơn, bi tráng. Và đoạn thơ dưới đây là một trong những minh chứng rõ ràng nhất.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Trong suốt dọc dài kháng chiến, Tây Tiến cũng như bao đoàn quân khác của dân tộc phải chịu những hy sinh và tổn thất nặng nề. Những hy sinh tổn thất ấy là gấp bội trong ngày đầu kháng chiến. Nhưng thơ văn một thời nhìn chung đã tránh nói đến mất mát đau thương. Đó phải chăng là điều cần thiết mà cũng hạn chế của thời đại. Quang Dũng đã vượt qua hạn chế ấy và phải chăng bởi vậy mà có lúc con người ấy không được hiểu. Trong tám câu thơ khắc họa hình ảnh đoàn quân Tây Tiến, nhà thơ đã dành đến một nửa để nói về một Tây Tiến trong sự hy sinh ngay sau những dòng thơ thật hay về người lính trong chiến đấu. Nhưng khổ thơ không phải là bài ca rên xiết, buồn đau làm mềm lòng người, đó là khúc tưởng niệm, bản hùng ca bi tráng về những người chiến sĩ bỏ mình vì đất nước.
Sự hy sinh của họ đã được tác giả họa hình tạo nên một ấn tượng mạnh mẽ:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Nếu rải rác gợi lên những nấm mộ trải dọc suốt đường hành quân, cái chết luôn rình rập bất cứ lúc nào thì ba chữ “ mồ viễn xứ” càng gây thêm cảm giác xót đau, mất mát. “ Lá rụng về cội…” Theo quan niệm Á Đông con người sống có thể như cánh gió lang thanh phiêu bạt bất cứ nơi đâu, nhưng lúc chết phải được chon ở quê nhà. Chính vì vậy, không gì gây cảm giác đau thương bằng cái chết xa nhà. Thêm vào đó, người lính Tây Tiến lúc sống có nhau, đồng đội cùng nhau vượt qua gian khổ, vậy mà khi ngã xuống, họ phải xa nhau. Những nấm mộ nằm dọc đường hành quân lẻ loi, chơ vơ nơi xứ lạ, không một nén nhang, không người thân chăm sóc. Nhưng Quang Dũng đã khéo léo đi vững trên đường mong manh ngăn cách đôi bờ bi tráng và bi lụy. Cảm giác mất mát gắn liền với không khí trang trọng lúc tưởng niệm. Nó không cho phép con người ta ngã gục. Bốn thanh trắc trong bốn chữ “ rải rác” “ viễn xứ” bao lấy đầu và cuối câu thơ khiến giọng thơ trở nên cứng cỏi. Hai từ Hán Việt “ biên cương” và “ viễn xứ” liên tiếp trong câu thơ bảy chữ khiến cho câu thơ đau thương mà vẫn trang trọng. Cảm xúc ấy càng được tô đậm hơn ở câu thơ liền sau.
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Ta dường như bắt gặp ở đây chất giọng Kinh Kha về tráng chí một đi không trở lại. Tráng sĩ một đi chẳng trở về hay chí làm trao không hiếm trong thơ cổ nước ta:
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao
( Chinh phụ ngâm).
Tìm một điểm nương vào thơ cổ, Quang Dũng đã tạo ra một vẻ đẹp cổ điển và bi tráng cho câu thơ. Ta tưởng như nghe lại lời thề dưới trăng của bao tráng sĩ từ ngàn xưa đồng vọng. Hiện tại và quá khứ đan xen nhau vấn vít vào nhau. Câu thơ thứ hai đỡ câu thơ đầu trong khổ thơ làm cho ý thơ không lả xuống. Cũng nhờ đó, sự hy sinh mất mát ở câu thơ trên không gây cảm giác bi lụy. Những người lính ấy hiểu rõ hơn ai hết những gì có thể chờ đợi họ nhưng sẵn sàng tự nguyện hiến dâng tất cả tuổi thanh xuân cho Tổ quốc, họ ý thức rõ hành động của mình. Làm sao có thể gọi đó là “ buồn rớt”? Không ta chỉ thấy ở đây một tình yêu Tổ quốc thiết tha, dũng khí lớn lao của đoàn quân Tây Tiến. Quang Dũng không dùng những vần thơ nồng nàn tha thiết như Chế Lan Viên.
Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông.
Mà tấm lòng ấy cứ lồ lộ ra sau câu thơ đầy hùng tráng tâm chí và vẻ ngang tang của tuổi trẻ.
Nếu hai câu thơ trước thiên về tình cảm của những người con với đất mẹ thì ở hai câu thơ sau, ta nhận ra nhiều hơn tình cảm đồng đội của những người đang sống dành cho người đã ra đi.
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Người chiến sĩ ngã xuống nơi xứ lạ heo hút, không một nét nhang, không quan tài và ngay đến cả manh chiếu bó thân cũng không có. Họ ra đi với những kỉ vật đã gắn bó với mình suốt dọc đường hành quân, với tấm áo bạc màu đã cùng họ dầm sương dãi nắng. Những con người ấy khi sống đã phải chịu vô vàng gian khổ, lúc mất đi vẫn trong cảnh cực kỳ thiếu thốn. Nhưng Quang Dũng nói đến sự thiếu thốn mà không để lại cho ta ấn tượng nhiều về sự thiếu thốn khi tác giả nói “ áo bào” rồi “ anh về đất”. Manh áo của người lính không được diễn tả thuần hiện thực như Chính Hữu, mà với bút pháp lãng mạn Quang Dũng đã nâng tấm áo mang đầy mưa nắng ấy thầy “ áo bào”. Hình ảnh “ áo bào” gợi cho ta nhớ những câu thơ cổ đến “ bức chiến bào”. Sự thiến thốn nhòa đi nhường chỗ nhiều hơn cho không khí trang trọng cổ xưa, sự hy sinh của người lính Tây Tiến đã gặp sự hy sinh của bao tráng sĩ thuở nào. Chính vì vậy, có gì gợi tới “ Cái chết nhẹ tựa long hồng”. Đặc biệt với ba chữ “ anh về đất”, tác giả đã hình tượng hóa cái chết như sự trở về với đất mẹ như đứa con trở về lòng mẹ sau bao năm xa cách. Nhờ thế, dù lần thứ hai liên tiếp trong bốn câu thơ, tác giả đã nói đến sự hy sinh mà vẫn không để lại ấn tượng nặng nề về tổn thất, những ấn tượng có thể bóp chết ý chí chiến đấu. Mất mát càng tăng lên bao nhiêu thì sự hùng tráng của khổ thơ cũng tăng lên bấy nhiêu. Đến tiếng gầm của dòng sông Mã thì bản hùng ca bi tráng khép lại trong những âm thanh cao nhất, dữ dội nhất mà cũng âm vang nhất. Thiếu những nghi thức về vật chất, Quang Dũng đã bù lại bắng những nghi thức về tinh thần. Niềm đau của lòng người đã lan tỏa ra thấm đẫm vào sông núi, trời đất. Cảm giác mất mát nào phải chỉ có trong lòng những người đồng đội mà còn có trong cả lòng sông Mã, con sông đã cùng Tây Tiến đi suốt dọc dài đường hành quân, con sông bỗng cảm thấy mình lẻ bạn. Nhưng sông Mã không than thở không rên xiết mà nó gầm lên với tất cả sức mạnh của núi rừng linh thiêng. Nội lực câu thơ dồn vào chữ “ gầm”. Tiếng gầm ấy là khúc ai điếu dữ dội của núi rừng, của đất nước tưởng niệm những người lính ngã xuống. Và như thế, Quang Dũng với tất cả hiệu lực của ngòi bút lãng mạn tô đậm cái phi thường đã nâng sự hy sinh của người lính Tây Tiến lên ngang tầm non sông như một sự an ủi cho hương hồn những người liệt sĩ. Ta bắt gặp ở đây chút không khí của sử thi, cái thời mà oai linh rừng núi cũng tấu lên khúc trường ca dữ dội trước cái chết của những người anh hùng.
Nằm trong phần thơ dựng lại hình tượng người chiến sĩ Tây Tiến, bốn câu thơ này nói về sự hy sinh và ý chí của đồng đội đã ra đi, đã ngã xuống. Đoạn thơ thấm chất bi nhưng cũng đậm chất tráng. Bi tráng là nét đặc sắc của ngòi bút Quang Dũng đã chứng minh một chân lý không dễ nhận ra: đó là con người ta có thể nhìn vào và nói lên mất mát, chỉ cần ta biết làm chủ cảm xúc của mình, mất mát không bao giờ là tuyệt vọng. Và phải chăng, Quang Dũng còn muốn ngầm hứa với những người chiến sĩ rằng còn dòng sông Mã, còn núi rừng Tây Bắc còn đất Việt Nam thì mãi còn các anh – những con người đã chẳng tiếc đời xanh vì Tổ quốc.
Võ Hắng Nga ( Trường PTTH chuyên Amsterdam – Hà Nội)*
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: