• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Đánh giá vai trò của phong trào tây sơn trong lịch sử dân tộc

Trang Dimple

New member
Xu
38
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA PHONG TRÀO TÂY SƠN TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC

Phong trào nông dân Tây Sơn là đỉnh cao của lịch sử chiến tranh nông dân Việt Nam trong thời trung đại

Trong suốt thời kỳ lịch sử trung đại Việt Nam, mỗi khi các triều đại phong kiến suy vong, mâu thuẫn giai cấp phát triển gay gắt thì giai cấp nông dân luôn đứng dậy đấu tranh chống lại giai cấp địa chủ phong kiến bóc lột. Tuy nhiên, hầu hết các phong trào đều đi đến thất bại vì nó diễn ra trong phạm trù phong kiến. Vào triều Lý có các cuộc khởi nghĩa của Thân Lợi (1140), Phạm Du (1205), Đoàn Thượng (1212), Nguyễn Nộm (1218). Vào triều Trần có các cuộc khởi nghĩa của Ngô Bẹ (1344), Phạm Sư Ôn, Nguyễn Thanh, Nguyễn Cự… Vào thới Lê có các phong trào của Trần Tuân, Phùng Chương, Trịnh Ân, Lê Ất (1515), Ngô Văn Tổng, Phan Huy Nhạc (1516), Trần Cao (1510). Từ cuối thế kỷ XVII phong trào nông dân lại bùng lên mạnh mẽ, nhất là vào thế kỷ XVIII nó làm rung chuyển cả chế độ phong kiến đương thời.

Xét về mặt thời gian thì các phong trào này diễn ra liên tục, xét về mặt không gian thì nó rộng lớn nhưng đều đi dến thất bại.

Phong trào nông dân Tây Sơn là phong trào diễn ra một cách rộng khắp diễn ra trong suốt khoảng thời gian 18 năm (1771-1789) đã lần lượt lật nhào các thế lực phong kiến phản động, lập nên một triều đại phong kiến kiểu mới tiến bộ hơn.

Phong trào nông dân Tây Sơn là một cuộc đấu tranh rộng khắp toàn quốc. Từ một địa bàn hẹp, phong trào đã lan ra khắp Đàng Trong và phát triển khắp Đàng Ngoài. Từ một cuộc đấu tranh nông dân đã phát triển thành một cuộc đấu tranh của toàn dân tộc.

Phong trào đã thu hút được một lực lượng đông đảo, từ nông dân nghèo khổ đến cả giai cấp địa chủ phong kiến, từ người miền xuôi đến miền ngược, từ người Kinh đến các đồng bào dân tộc thiểu số. cả một bộ phận đông đảo thợ thủ công và thương nhân người Việt cũng như người Hoa, tạo thành một mặt trận dân tộc rộng lớn.

Phong trào nông dân Tây Sơn đã khắc phục được những nhược điểm của phong trào nông dân trước đó để tạo nên một sức mạnh to lớn đủ sức hoàn thành nhiệm vụ dân tộc và giai cấp.

Phong trào đã hoàn thành đã đáp ứng được yêu cầu của lịch sử và phần nào đó là nguyện vọng của quần chúng nông dân, giải phóng giai cấp nông dân ra khỏi ách thống trị của các tập đoàn phong kiến phản động, thúc đẩy lịch sử đi lên.

Phong trào nông dân Tây Sơn là một phong trào nông dân độc đáo

Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do ba anh emTaay Sơn lãnh đạo có thể coi là một phong trào nông dân độc đáo trong lịch sử Việt Nam. Độc dáo ở chỗ phong trào là phong trào nông dân bậc nhất và cũng là cuộc chiến tranh nông dân duy nhất đã tiến tới giành được chính quyền trong cả nước về tay nông dân. Độc đáo ở chỗ phong trào nông dân Tây Sơn vừa là phong trào nông dân chống áp bức phong kiến vừa là phong trào giải phóng dân tộc đánh thắng mọi kể thù nước ngoài xâm lược.

Phong trào Tây Sơn đã làm cho hệ tư tưởng phong kiến tan rã, có tác dụng thúc đẩy quá trình sụp đổ của chế độ phong kiến. Hệ tư tưởng Nho giáo bị suy yếu nghiêm trọng góp phần mở rộng và làm phong phú thêm các loại hình văn hóa truyền thống của nông dân, tạo ra ý thức dân chủ tự phát nhất định của phong trào. Hình tượng vua Lê chúa Trịnh không còn thiêng liên như trước nữa, không còn đại diện cho quyền lợi của dân tộc mà đã bị sụp đổ.

Phong trào nông dân Tây Sơn đã lật đổ hai tập đoàn phong kiến Đàng Trong và Đàng Ngoài, xóa bỏ hai trở lực cho sự phát triển của dân tộc. điều này mang ý nghĩa chống phong kiến và và thúc đẩy xã hội đi lên. Vương triều Tây Sơn được thành lập là một sản phẩm của phong trào nông dân to lớn với nhữn chính sách tiến bộ mở ra một triển vọng mới cho sự phát triển đất nước.

Sự tồn tại một thực tế là hai lực lượng phong kiến chia đôi đất nước đã làm ảnh hưởng tai hại đến sự phát triển của lịch sử dân tộc. dù tập đoàn này cũng đã từng muốn xóa bỏ sự chia cắt và thống nhất quyền lực nhưng không thể thực hiện nổi.

Phong trào Tây Sơn không những đã gạt bỏ hai thế lực phong kiến mà còn xóa bỏ gianh giới chia cắt đát nước để thống nhất đất nước về cơ bản.

Phong trào nông dân Tây Sơn đã đập tan hai lực lượng xâm lượng là Xiêm Và Thanh để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc là sáng tạo của phong trào nông dân. Sự thắng lợi của phong trào Tây Sơn đã thể hiện sức mạnh to lớn của nông dân và của dân tộc. Trong sự thành công của phong trào Tây Sơn có sự đóng góp to lớn của các lãnh tụ: Nguyễn Nhạc là người khởi xưởng và tổ chức đầu tiên, nhưng linh hồn chính của phong trào là Quang Trung một thiên tài quân sự, chính trị, một anh hùng dân tộc.

Phong trào nông dân Tây Sơn là một phong trào nông dân vĩ đại

Phong trào nông dân Tây Sơn là một phong trào nông dân chống phong kiến lớn mạnh nhất, vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam. Vĩ đại ở chỗ trong thời gian chưa đủ 20 năm, phong trào đã liên tiếp đánh bại cả ba tập đoàn phong kiến đã nắm quyền thống trị đất nước từ lâu đời, nhà Trịnh, nhà Nguyễn trên 200 năm, nhà Lê gần 400 năm. Đánh những đòn quyết định vào vận mệnh của chế độ phong kiến mà gốc rễ đã ăn sâu vào xã hội Việt Nam từ trên 1000 năm lịch sử.làm cho chế độ Việt Nam lung lay đến tận gốc rễ và chờ ngày sụp đổ.

Phong trào nông dân còn vĩ đại ở chỗ nó giành được chủ quyền về tay nông dân trong cả nước trong suốt mấy chục năm trời, một việc mà các phong trào nông dân khác không làm được.

Đứng về mặt hoàn thành những nhiệm vụ lớn lao của thời đại lịch sử lúc ấy là chống ngoại xâm và thống nhất đất nước mà nhận xét chún ta cũng phải khẳng định rằng phong trào Tây Sơn đã có những công lao vô cuàng to lớn đối với dân tộc, Tổ quốc. với chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút đầu năm 1785, phong trào nông dân Tây Sơn đã làm tiêu tan mưu đồ của phong kiến Xiêm muốn chiếm đoạt lãnh thổ Miền Nam, và với chiến thắng 20 vạn quân Thanh đầu năm 1785, phong trào nông dân Tây Sơn đã vĩnh viễn chấm dứt nạn xâm lược của các tập đoàn phong kiến Phương Bắc không ngừng đe dọa nề độc lập của dân tộc Việt Nam trong suốt mấy nghìn năm trước.

Nước nhà từ những cuộc Lê- Mạc phân tranh đến Trịnh- Nguyễn phân tranh đã trải qua gần 30 năm chia cắt. chỉ với chiến thắng lừng lẫy của phong trào Tây Sơn rừ suốt từ Nam ra Bắc, đất nước ta được thống nhất, ranh giới chia cắt mới được xóa bỏ. Công lao của phong trào Tây Sơn đối với nền thống nhất đất nước ở cuối thể kỷ XVIII thật là to lớn. với những sự nghiệp vĩ đại ấy phong trào nông dân Tây Sơn đa giữ một vị trí vô cùng vẻ vang trong lịch sử cách mạng của người nông dân Việt Nam. Cũng có thể nói rằng, trên thế giới ít có một phong trào nông dân có thể đồng thời làm được cả ba nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và thống nhất đát nước như phong trào nông dân Tây Sơn ở Việt Nam cuối thế kỷ XVIII.


Thế kỷ XVI – XVIII là giai đoạn diễn ra nhiều biến đổi trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội trong lịch sử dân tộc. Sự tha hóa của bộ mày nhà nước đã làm cho tình hình xã hội thêm rối ren. Các thế lực địa phương nổi lên. Đất nước bước vào thời kỳ loạn lạc. Như một quy luạt tất yếu của lịch sử “ có áp bức có đấu tranh”, “ tức nước vỡ bờ”,các phong trào của nông dân lao động lại bùng lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tuy vậy, các phong trào nông dân thời kỳ này đếu đi đến ngoc cụt và bế tắc.
Mặc dù cùng chung số phận với phong trào nông dân thời kỳ này, phong trào nông dân Tây sơn cuối cùng đã không thể giành được thắng lợi cuối cùng, không giữ được thành quả trong suốt 18 năm miệt mài đấu tranh. Nhưng phong trào nông dân Tây Sơn đã làm được những điếu phi thường, khiến người dân trong nước thán phục, kẻ thù khiếp sợ, và hậu thế nghiêng mình khâm phục.
Phong trào nông dân một lần nữa viết tiếp trang sử anh hùng vể vang tiếp nối ngọn lửa nồng nàn yêu nước và chí đánh thắng giắc ngoại xâm của dân tộc Việt. và mãi là trang sử chói sáng qua moi giai đoạn lịch sử, là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam trong hành trang tiến vào thế kỷ mới.


nguồn : diendankienthuc.net*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Những giả thiết về cái chết bí ẩn của Quang Trung

Ngày 29/7 năm Nhâm Tý 1792 (tức 16/09/1792) hoàng đế Quang Trung đột ngột qua đời, hưởng dương 40 tuổi. Sự ra đi của Nguyễn Huệ là một tổn thất không thể bù đắp và là điều không may cho nhà Tây Sơn. Cơ nghiệp ông để lại không được người thừa kế xứng đáng nên đã nhanh chóng mất về tay Nguyễn Ánh.
Sau khi Hoàng đế Quang Trung băng hà, đã có rất nhiều giả thuyết được đặt ra, nhưng giả thuyết được truyền lại nhiều nhất là, một buổi chiều thu năm 1792, Hoàng đế Quang Trung đang ngồi làm việc, bỗng hoa mắt, tối sầm mặt mũi, mê man bất tỉnh, người xưa gọi là chứng huyễn vận, còn ngày nay y học gọi là tai biến mạch máu não rồi qua đời.


Có một giả thiết khác, theo sách Hoàng Lê nhất thống chí ghi lại thì khi vua Quang Trung làm sứ giả sang Bắc Kinh (Trung Quốc) gặp vua Càn Long, được vua Càn Long tặng cho chiếc áo, có thêu 7 chữ: Xa tâm chiết trục, đa điền thử. Nghĩa là: Bụng xe gãy trục, nhiều chuột đồng. Theo phép chiết tự, chữ “xa” và chữ “tâm” ghép lại thành chữ “Huệ” là tên của Nguyễn Huệ; “chuột” nghĩa là năm Tý (Nhâm Tý 1792). Ý của dòng chữ trên áo là Nguyễn Huệ sẽ chết vào năm Tý.

Liệu có bàn tay ám hại ngầm của Thanh triều hay không? Điều đó khó mà biết được. Nhất là sau trận chiến năm 1789, hai nước lại giao hảo nhờ tài ngoại giao khôn khéo của Ngô Thì Nhậm. Càn Long đối với vua Quang Trung rất mềm mỏng. Việc xin bỏ lệ cống người vàng từ nhà Minh được ưng thuận. Rồi trước khi Quang Trung mất đã xin hỏi cưới công chúa nhà Thanh, lại đòi đất Lưỡng Quảng. Việc cưới công chúa là việc nhỏ nhưng đòi đất là việc lớn, thế mà Càn Long đồng ý ngay?

Tuy nhiên giả thiết nhà Thanh tẩm thuốc độc vào chiếc áo rồi Quang Trung mặc vào lâu ngày bị chất độc ngấm gây bệnh rồi chết xem ra không thuyết phục. Bởi lẽ, là những cựu thù, những món quà tặng nhau người ta còn đang xem xét tỉ mỉ không thể dễ dàng sử dụng. Thêm nữa chiếc áo lại có dấu hiệu khả nghi là thêu 7 chữ như đã nói thì lại càng khiến người ta cảnh giác. Việc hai chữ Xa và Tâm ghép lại thành chữ Huệ thì không lý gì các Nho thần của Hoàng đế Quang Trung lại không thể luận ra.

Ngoài hai giả thiết nói về cái chết của Quang Trung nói trên thì sách Ngụy Tây liệt truyện, một tài liệu chính sử của Sử quán triều Nguyễn ghi giải thích cái chết của Hoàng đế Quang Trung như sau: “Một hôm, về chiều, Quang Trung đang ngồi bỗng thấy xây xẩm, tối tăm, một ông già đầu bạc từ trên trời xuống, mặc áo trắng, cầm gậy sắt, mắng rằng: “Ông cha người sống ở đất của Chúa, đời đời làm dân Chúa Nguyễn, sao phạm đến lăng tẩm...”. Rồi lấy gậy đánh vào trán, Quang Trung mê man ngã xuống, bất tỉnh nhân sự lâu lắm... Từ đó, bệnh chuyển nặng...”.

Còn theo tử vi phương Đông thì hoàng đế Quang Trung có sao Thất Sát miếu địa thư mệnh, mà mệnh của ông lại ở cung thân, thuộc Kim, các sao chiếu mệnh của ông thuộc Thất Sát, Tham Lang, Phá Quân. Tức là thuộc cánh sát phá liêm tham, nghĩa là cốt cách của một võ tướng. Cộng với hoàn cảnh xuất thân ở Bình Định là nơi đất võ, nên ông nghiễm nhiên từ nhỏ đã có cốt cách của con nhà võ.

Hoàng đế Quang Trung là con người có rất nhiều tham vọng bởi cung tài của ông có sao Tham Lang vượng địa, mà cung tài của ông lại ở cung Thìn (Thổ), một trong bốn cung tứ mộ (Thìn- Tuất- Sửu- Mùi), nên sau này ông đã tự xưng là hoàng đế. Tuy nhiên, cung Phúc Đức của Quang Trung có sao Đà La Hóa Ky, lại gặp sao Tuần án ngữ, nên tuổi thọ của ông không dài, vì thế năm Nhâm Tý 1792 thuộc Mộc, khắc với bản mệnh của ông là Thổ, nên ông đã không qua khỏi được năm đại hạn này. Tất nhiên đây cũng chỉ là những giả thiết nhưng cuối cùng theo quan niệm của người phương Đông, mọi việc không tránh được số, hoàng đế Quang Trung cũng kết thúc cuộc đời theo lá số tử vi của ông, nhân mệnh cũng không thắng được thiên định.

Cuộc đời của hoàng đế Quang Trung được một số sử gia đánh giá là đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất của triều đại Tây Sơn. Tuy chỉ sống đến 40 tuổi, nhưng ông đã lập được nhiều chiến công hiển hách sau hơn 20 năm liên tục chinh chiến, ông chưa từng phải nếm mùi vị thất bại lần nào....
 
Cuộc đời và sự nghiệp
Nguyễn Huệ là con trai của ông bà Hồ Phi Phúc, Nguyễn Thị Đồng, quê ở thôn Kiên Mỹ, ấp Kiên Thạnh, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn, thường gọi là ấp Tây Sơn (nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Hồ Phi Phúc đi theo chúa Nguyễn vào Nam Trung Bộ, lập cơ nghiệp mới ở ấp Tây Sơn, huyện An Khê, đổi sang họ Nguyễn. Gia đình này có ba con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ, trong đó Nguyễn Huệ là em út. Lúc nhỏ ông có tên là Hồ Thơm, tức chú Ba Thơm. Cái tên Huệ là do thầy giáo Hiến đặt cho. Thầy giáo vốn là người Huế, vào dạy học ở đất An Thái, phát hiện ra tài năng của mấy cậu bé này, thường khuyến khích lớp trẻ bằng một câu sấm - không rõ ông lấy từ đâu: “Tây khởi nghĩa, Bắc thu công” (nổi lên ở Tây Sơn sẽ lập công lớn ở miền Bắc).

quang-trung-statue-03jpg-bb-bab77nes20150123201147.4785180.jpg


Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ 1789-1792

Các tài liệu xưa đều cho biết Nguyễn Nhạc xuất thân chỉ là một viên biện lại, thường gọi là biện Nhạc, có nghề buôn trầu. Bất bình với sự chuyên quyền của Trương Phúc Loan và chúa Nguyễn ở đàng trong, ông đã cùng các em nổi dậy, cướp được Quy Nhơn, rồi dựng nên cơ nghiệp nhà Tây Sơn. Năm 1776, Nguyễn Nhạc xưng là Tây Sơn vương, cho Nguyễn Huệ làm phụ chính, lúc này Nguyễn Huệ mới 24 tuổi. Hai năm sau (1778) Nguyễn Nhạc lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Thái Đức, Nguyễn Huệ nhận chức vị là Long Nhương tướng quân.

Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong suốt hơn 20 năm chinh chiến, Nguyễn Huệ chưa hề chùn bước trước bất cứ khó khăn nào. Ông tin tưởng vào quần chúng biết trọng dụng nhân tài, có niềm tin tuyệt vời vào khả năng của mình. Vậy nên ông được gọi là vị tướng bất khả chiến bại

Ông đã 4 lần vào đánh Gia Định, bắt Nguyễn Ánh (sau này là vua Gia Long) phải mấy phen chạy trốn ra biển. Năm 1784, Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm. Nguyễn Huệ dùng kế phục binh đã chiến thắng một trận rất vẻ vang tại Xoài Mút, tiêu diệt hai vạn quân Xiêm và 300 chiến thuyền. Năm 1786, ông dùng Nguyễn Hữu Chỉnh đưa đường ra Bắc, liên tiếp thắng lợi ở Thuận Hóa rồi Quảng Trị, Quảng Bình. Tiếp đó kéo quân ra Bắc giương cao ngọn cờ “Phù Lê diệt Trịnh”, chiếm Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn Nam, tiến thẳng ra Thăng Long... Các tướng của chúa Trịnh hoàn toàn đại bại. Chúa Trịnh Khải cuối cùng đã thiệt mạng.

Ngày 21-7-1786 Nguyễn Huệ và đại quân tiến vào Thăng Long. Ngày 31-7-1786 Nguyễn Huệ cùng các tướng sĩ Tây Sơn và các quan văn võ Bắc Hà vào triều chúc mừng vua Lê Hiển Tông. Sau đó vua Lê Hiển Tông đã sắc phong Nguyễn Huệ làm “Nguyên soái phù dực chính dực vũ Uy quốc công và gả công chúa Ngọc Hân cho. Khi ấy, binh quyền Bắc Hà hoàn toàn trong tay Nguyễn Huệ người lãnh tụ kiệt xuất của phong trào Tây Sơn.

Tiếp đó ông phải theo Nguyễn Nhạc rút quân về Nam, đóng tại Thuận Hóa, được phong làm Bắc Bình Vương. Nguyễn Huệ rút đi, miền Bắc lại rơi vào cảnh loạn lạc. Vua Lê Chiêu Thống nhờ Nguyễn Hữu Chỉnh dẹp tay chân của họ Trịnh, ỷ được vua sủng ái Nguyễn Hữu Chỉnh lại có ý chuyên quyền. Từ Huế, Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra diệt được Chỉnh, rồi thấy Nhậm có ý khác, ông lại giết Vũ Văn Nhậm, giao cho Ngô Văn Sở quản lĩnh Thăng Long. Trước tình hình đó, vua quan nhà Lê, chạy sang Tàu cầu cứu rước mấy chục vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu, vào chiếm Thăng Long, lấy danh nghĩa là giúp nhà Lê, nhưng sự thực là mưu toan thôn tính nước ta. Lập tức, Nguyễn Huệ chọn ngày, lập đàn tế trời đất, thần sông, thần nước tại núi Bân Sơn (Huế) , rồi lên ngôi hoàng đế, đặt hiệu là Quang Trung, đem quân ra Bắc. Ông tuyên bố: Chỉ trong 10 ngày sẽ quét sạch quân xâm lược và hẹn trước sẽ cùng quân sĩ ăn tết với nhân dân Thăng Long vào ngày 7 tháng giêng.

Nhưng mới đến ngày 5, ông đã thu được hoàn toàn thắng lợi, đánh trận Ngọc Hồi, giết Hứa Thể Hanh, đánh thắng Đống Đa, bắt Sầm Nghi Đống phải tự tử, đuổi Tôn Sĩ Nghị phải vứt bỏ cả ấn tín chạy về nước. Bọn vua quan bán nước Lê Chiêu Thống cũng phải chạy theo lũ tàn binh, sang đất Trung Hoa nương náu. Sau chiến thắng đó, Quang Trung Nguyễn Huệ thực hiện những biện pháp ngoại giao tích cực, để giữ gìn hòa bình, được vua Càn Long nhà Thanh chấp nhận. Vua Thanh phải phong vương cho ông và mời ông sang thăm và hoàn toàn chấm dứt ý đồ xâm lược. Việc giao hảo với nhà Thanh trong giai đoạn này cũng là những trang sử đẹp, làm vẻ vang cho triều đại Quang Trung.


Dẹp yên Bắc Hà, Quang Trung lo toan việc nội trị. Đất nước do ông cai quản lần này trải rộng từ Thuận Hóa trở ra, chấm dứt nạn phân tranh từ thời kỳ Lê-Mạc và Trịnh-Nguyễn. Vùng miền Nam Trung Bộ do Nguyễn Nhạc thống lĩnh, vùng Nam Bộ ở dưới quyền của Nguyễn Lữ. Song những vị cầm đầu đều không có khả năng giữ vững chính quyền. Nhất là ở miền Nam, Nguyễn Lữ không chống nổi Nguyễn Ánh. Do đó, Quang Trung đã sắp đặt một kế hoạch tiến quân vào Nam để giúp việc bình định vùng đất này, tiêu diệt thế lực của họ Nguyễn. ở phía Bắc ông cũng có ý phải khôi phục lại những vùng đất mà trước đây bị các triều đình Minh, Thanh chiếm cứ. Ông đã soạn sửa việc cầu hôn công chúa nhà Thanh và đòi lại vùng Lưỡng Quảng. Nhưng các dự định ấy chưa thực hiện được, thì ông bất ngờ qua đời vào đêm 29 tháng 7 năm Nhâm Tí (1792).

Nguyễn Huệ nhà chiến lược và là nhà quân sự thiên tài văn võ kiêm toàn đã có công lao lớn trong việc đặt cơ sở lập lại nền thống nhất nước nhà ở cuối thế kỷ 18. Nước nhà được thống nhất trên một phạm vi rộng.
 
Quang Trung lên ngôi Hoàng đế
Theo sách Đại Nam thực lục của nhà Nguyễn: Tháng 11 năm 1788, Nguyễn Văn Huệ tự lập làm vua, xưng hiệu là Quang Trung năm thứ 1. Chính lệnh của Tây Sơn đều từ Huệ mà ra, Nhạc chỉ giữ đất Quy Nhơn, Phú Yên mà thôi.Theo sách của hai tác giả Nguyễn Lương Bích, Phạm Ngọc Phụng: Cuối năm 1788, Nguyễn Nhạc tuổi cao lắm bệnh, bất lực không thể cứu ứng Nam Bộ, nên ông chủ động xin nhường ngôi hoàng đế, tự giáng xuống là Tây Sơn vương, nhường hết đất đai và binh quyền cho Nguyễn Huệ (chỉ xin giữ lại thành Quy Nhơn để lo thờ cúng) và thỉnh cầu ông vào cứu. Nguyễn Lữ thì đã bệnh mất, như vậy toàn bộ nhà Tây Sơn đã được thống nhất dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ.

Để chuẩn bị cho chiến dịch Nam tiến nhằm tiêu diệt nốt thế lực của Nguyễn Ánh và thống nhất đất nước, Nguyễn Huệ tổng động viên binh lính ở Thuận Hoá, ngày đêm tập luyện. Tuy nhiên, khi ông chưa kịp tiến vào Nam thì lại nghe tin nhà Thanh nghe lời Lê Chiêu Thống cầu viện, sai Tôn Sĩ Nghị mang chừng 29 vạn quân và dân công sang đánh vào Đại Việt

Đền Quán Cháo ở phòng tuyến Tam Điệp nơi gắn với câu chuyện người con gái dâng cháo cho nghĩa quân Tây Sơn
Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, cầu viện hoàng đế nhà Thanh là Càn Long. Cuối năm 1788, Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 20 vạn quân Thanh hộ tống Lê Chiêu Thống về Đại Việt với danh nghĩa "phù Lê", vào chiếm đóng Thăng Long. Khi nghe tin quân Thanh giúp Lê Chiêu Thống sang đánh Tây Sơn, Nguyễn Ánh ở phía nam cũng sai tùy tướng mang thư và chở 50 vạn cân gạo ra giúp cho quân Thanh, nhưng thuyền đi giữa đường bị đắm hết

Quân Tây Sơn do Đại tư mã Ngô Văn Sở, theo mưu kế của Ngô Thì Nhậm,[72] Phan Huy Ích và các mưu thần khác, chủ động rút quân về đóng ở Tam Điệp - Biện Sơn cố thủ chờ lệnh.

Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Để lấy danh nghĩa chính thống, Nguyễn Huệ quyết định lên ngôi Hoàng đế. Nguyễn Huệ tức tốc cho lập đàn Nam Giao ở núi Bân (cạnh núi Ngự Bình) làm lễ tế trời đất, tuyên bố lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung (nghĩa là ánh sáng ở trung tâm), nhằm vào ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22/12/1788). Chiếu lên ngôi của vua Quang Trung viết

Nước Việt ta từ đời Đinh, Lê, Lý, Trần gây dựng ra nước cho đến ngày nay, thánh minh dấy lên không phải là một họ, nhưng thịnh suy, dài ngắn, vận mệnh do trời, không phải sức người tạo ra được. Trước đây nhà Lê mất chính quyền, họ Trịnh và cựu Nguyễn chia bờ cõi. Hơn hai trăm năm nay, kỷ cương rối loạn, vua Lê chỉ là hư vị, cường thần tự ý vun trồng, giềng mối của trời đất một phen rơi xuống không nâng lên được, chưa có lúc nào hư hỏng quá như lúc này vậy. Vả lại mấy năm gần dây, nam bắc gây việc binh đao, nhân dân rơi vào chốn bùn than
Trẫm hai lần gây dựng họ Lê, thế mà tự quân họ Lê không biết giữ xã tắc, bỏ nước đi bôn vong, sĩ dân Bắc Hà không hướng về họ Lê, chỉ trông mong vào trẫm, về phần đại huynh (Nguyễn Nhạc) có ý mỏi mệt, tình nguyện giữ một phủ Quy Nhơn, tự nhún xưng là Tây Vương, mấy nghìn dặm đất về phương nam thuộc hết về trẫm. Trẫm tự nghĩ tài đức không bằng người xưa, mà đất đai thì rộng, nhân dân thì nhiều, ngẫm nghĩ cách thống trị, lo ngay ngáy như dây cương mục chỉ huy sáu ngựa.
Nay xem khí thần rất hệ trọng, ngôi trời thật khó khăn, trẫm chỉ lo không kham nổi, nhưng ức triệu người trong bốn bể đều xúm quanh cả vào thân trẫm, đó là ý trời đã định, không phải do người làm ra. Trẫm nay ứng mệnh trời, thuận lòng người không thể khăng khăng cố giữ sự khiêm nhường. Trẫm chọn ngày 22 tháng 11 năm nay lên ngôi thiên tử, đặt niên hiệu là Quang Trung năm đầu, truyền bảo cho trăm họ muôn dân phải tuân theo giáo lệnh của nhà vua. Nhân nghĩa, trung chính là đạo lớn của người, trẫm nay cùng dân đổi mới, vâng theo mưu mô sáng suốt của vua thánh đời trước, lấy giáo hóa trị thiên hạ.

Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử đăng bài Hịch đánh Thanh, tên bài hịch là "Lời hiếu dụ tướng sỹ"được vua Quang Trung đọc tại lễ lên ngôi:

Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”
Dịch nghĩa:
Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó bánh xe không quay lại
Đánh cho nó manh giáp không trở về
Đánh cho sử biết nước Nam anh hùng có chủ
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top