• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Anh/chị trình bày sự thay đổi cơ bản trong cơ chế quản lý ngoại thương

  • Thread starter HuyNam
  • Ngày gửi
H

HuyNam

Guest
Anh/chị trình bày sự thay đổi cơ bản trong cơ chế quản lý ngoại thương VN từ “Nhà nước độc quyền ngoại thương” tới “Nhà nước thống nhất các hoạt động quản lý ngoại thương trong giai đoạn hiện nay”

TRẢ LỜI:

Sự thay đổi này được thể hiện rõ ở các giai đoạn:

Giai đoạn 1955 – 1975/1980:

Nhà nước nắm độc quyền về ngoại thương và mọi quan hệ kinh tế đối ngoại khác với nước ngoài
Mọi hoạt động ngoại thương đều được kế hoạch hóa với một hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chặt chẽ và được chỉ đạo tập trung từ trung ương

Các hoạt động ngoại thương đều được giao cho các tổ chức kinh tế nhà nước

Các quan hệ thương mại giữa nước ta với các nước XHCN khác đều mang tính chất nhà nước

Các tổ chức kinh doanh ngoại thương và các tổ chức kinh tế của nhà nước phải thực hiện theo cam kết của chính phủ VN
Cơ chế quản lý tập trung bao cấp ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động ngoại thương đặc biệt là xuất khẩu và phát triển hàng hóa xuất khẩu

Giai đoạn 1980 – 1986:

- Nhà nước ra nghị quyết bắt đầu cho quá trình sửa đổi cơ chế quản lý ngoại thương

- Sửa đổi công tác kế hoạch hóa xuất khẩu theo hướng thu hẹp các chỉ tiêu pháp lệnh đối với xuất khẩu

- Mở rộng quyền ngoại thương đối với các địa phương thông qua các tồ chức ngoại thương địa phương

-Mở rộng quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp thuộc các bộ

- Hình thành chế độ tự cân đối ngoại tệ đối với các địa phương

Giai đoạn 1986 – 1998:

- Ở giai đoạn này có nhiều biến động lớn dẫn đến sự thay đổi cơ cấu quản lý ngoại thương của nhà nước ta

- Đại hội VI của Đảng khẳng định: Kiên quyết xóa bỏ cơ chế quản lý kiểu tập trung, quan liêu bao cấp, hình thành đồng bộ cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh XHCN

Nghị định 64 về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu là 1 bước đột phá mới trong chuyển đổi cơ chế nhà nước độc quyền ngoại thương:

Các doanh nghiệp nhà nước thuộc các ngành và địa phương được phép xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm do cơ sở sản xuất ra
Phạm vi kinh doanh xuất nhập khẩu được mở rộng

Miễn giảm thuế cho hàng xuất khẩu

Hiến pháp 1992: Nhà nước thống nhất và mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển các hình thức quan hệ kinh tế ở mọi quốc gia, mọi tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lấp chủ quyền và cùng có lợi, bảo vệ thúc đẩy sản xuất trong nước
Từ 1998, chính phủ ban hành nhiều nghị quyết bãi bỏ các giấy phép không cần thiết, cho phép các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật, xóa bỏ hoàn toàn chế độ giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, quyền kinh doanh và quyền tự chủ của doanh nghiệp được tôn trọng

Như vậy cho đến 1998, nguyên tắc “nhà nước độc quyền ngoại thương” đã thực sự bị loại bỏ thay vào đó là “nhà nước thống nhất quản lý các hoạt động ngoại thương”
 

HuyNam_Ueh

New member
Xu
0
Anh/chị hãy nêu vai trò, nhiệm vụ, phương hướng và những chính sách biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu của nước ta trong giai đoạn hiện nay?
TRẢ LỜI:

Vai trò:

- Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ CNH đất nước

- Đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển

- Tác động đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân

- Là cơ sở mở rộng, thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại

Nhiệm vụ:

- Khai thác hiệu quả nguồn lực của đất nước nhưng đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ môi trường

- Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu để tăng nhanh khối lượng và kim ngạch xuất khẩu

- Tạo ra những mặt hàng, nhóm hàng xuất khẩu chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường thế giới

Phương hướng: Căn cứ vào nguồn lực quốc gia, nhu cầu của thị trường nước ngoài, hiệu quả kt

- Huy đông mọi nguồn lực sẵn có để đẩy mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, thu ngoại tệ

- Trong một giai đoạn nhất định thực hiện gia công sản xuất

- Giảm dần xuất nguyên liệu thô

- Tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu hoặc có hàm lượng công nghệ cao

- Một số mặt hàng gia công chuyển dần sang mua đứt nguyên liệu bán thành phẩm

Biện pháp chính sách:

- Nhóm biện pháp lien quan đến tạo thuận lợi chung cho hoạt đông sản xuất kinh doanh xuất khẩu: quyền xuất nhập khẩu, hoàn thuế VAT khi xuất khẩu, thuận lợi trong thủ tục kinh doanh xuất nhập khẩu, thuận lợi về địa điểm sản xuất

- Nhòm biện pháp về tài chính: hỗ trợ vốn sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu; miễn thuế nhập khẩu, VAT khi đầu tư mới; vay vốn với lãi suất ưu đãi...

- Nhóm các biện pháp liên quan đến thể chế: giảm bớt thủ tục hành chính

- Nhóm các biện pháp hỗ trợ xúc tiến thương mại
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top