Anh(chị) hãy làm rõ quan niệm nhân sinh mới mẻ trong bài thơ "Vội vàng" của Xuân Diệu

o0_aries_0o

New member
Xu
0
QUAN ĐIỂM NHÂN SINH MỚI MẺ TRONG BÀI THƠ VỘI VÀNG - XUÂN DIỆU

Các bạn ơi, giúp mình bài này với: Anh(chị) hãy làm rõ quan niệm nhân sinh mới mẻ trong bài thơ "Vội vàng" của Xuân Diệu.
Mình thực sự rất là dốt văn, đề dễ chút thì còn chém đôi chút được
chứ thầy ra đề này thì khó quá.

Cảm ơn mọi người trước nha!!!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Cụ thể như thế nào thì để các bạn giỏi văn giúp bạn nhưng mình nghĩ 1 trong nhưng quan điểm mới mẻ đó là quan điểm về thời gian .

"Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già"
...
 
Quan điểm nhân sinh mới mẻ và tiến bộ trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu.


Em tham khảo bài viết dưới đây:

Đề bài :Quan điểm nhân sinh mới mẻ và tiến bộ trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu.

Bài làm

Xuân Diệu là một trong những nhà thơ lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Nhắc đến Xuân Diệu ta không thể không nhắc tới tác phẩm “Vội vàng”. Đây là một thành công xuất sắc của Xuân Diệu cả về phương diện nghệ thuật lẫn nội dung. Với bài thơ “Vội vàng”, Xuân Diệu đã cho ta thấy quan niệm nhân sinh mới mẻ và tiến bộ chưa từng có trong văn học trung đại Việt Nam.

Mở đầu bài thơ là ước muốn táo bạo lạ lùng và niềm ngây ngất của tác giả trước mùa xuân cuộc đời. Ước muốn táo bạo lạ lùng của thi sĩ được diễn tả bằng thơ ngũ ngôn bình dị mà gần gũi:

Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.

Thơ ngũ ngôn xét về tiết tấu rất gần với lời nói hằng ngày. Có lẽ vì vậy Xuân Diệu đã dùng thể thơ này để thể hiện tuyên ngôn sống của mình. Một loạt các điệp ngữ “Tôi muốn”, “đừng”, “cho” cùng kết cấu lặp đi lặp lại đã tạo nên hơi thở dõng dạc, hùng hồn của bản tuyên ngôn. Ở đây, cái tôi trữ tình hiện lên đầy kiêu hãnh, tự hào, muốn chỉ huy cả nắng, gió. Động từ “buộc”, “tắt” được sử dụng rất tinh tế diễn tả ước muốn tham lam mà đáng yêu của Xuân Diệu. Ước muốn táo bạo, lạ lùng ấy có nguyên nhân sâu xa từ cái nhìn của nhà thơ về cuộc đời: Với ông, cuộc đời không phải là bể khổ mà là sắc thắm, hương nồng và ông muốn thu hết vào cõi lòng để tận hưởng. Vì quá yêu cuộc đời, ông trở nên ngây thơ như một đứa trẻ. Điệp tức “dừng” được lặp lại hai lần trong khổ thơ diễn tả sự níu kéo, van nài. Chỉ qua khổ thơ đầu, ta có thể thấy quan niệm nhân sinh mới mẻ của Xuân Diệu: ông muốn tận hưởng cuộc đời. Nhưng ngay sau đó, nhà thơ như bừng tỉnh khi chợt nhận ra rằng không cần “tắt nắng”, “buộc gió”, con người vẫn có thể tận hưởng được mùa xuân cuộc đời. Mùa xuân cuộc đời ở ngay trong hiện tại:

Của ong bướng này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si

Mọi vẻ đẹp của mùa xuân cuộc đời hiện ra ngay trước mắt người đọc. Vẫn nghệ thuật điệp cú pháp, điệp từ nhưng ở đây những câu thơ tám tiếng trải dài ra vừa tạo cảm giác mê đắm của tác giả tước mùa xuân cuộc đời vừa để liệt kê cỏ cây, chim chóc, ong bướm trong mùa xuân, thời kì đẹp đẽ nhất, rực rỡ nhất. Từ “ này đây” được điệp lại hai lần trong khổ thơ như chào mời, vẫy gọi mọi người đến tận hưởng vẻ đẹp của mùa xuân, cuộc đời. Trong cái nhìn trẻ trung của Xuân Diệu, cái trần gian hấp dẫn như một bữa tiệc lớn và ông hào phóng mời mọc mọi người. Ở đây ong bướng trong tuần tháng mật, khoảng thời gian ngọt ngào nhất, đẹp đẽ nhất; có hoa đồng nội với sắc màu thắm tươi nhất; có lá non đang ở độ non tơ nhất và chim muông đang ca những khúc ca hạnh phúc nhất. Đọc những câu thơ của Xuân Diệu ta cứ ngỡ mặt đất đã hóa thiên đường mà còn đẹp hơn cả thiên đường bởi thiên đường của chúa làm gì có tình yêu còn thiên đường trên mặt đất qua trái tim nồng nhiệt, đắm say của Xuân Diệu thì thấm đẫm một màu yêu. Ở đây hoa lá, chim chóc, ong bướm đều là của nhau, đều đắm say nhau như trong tuần tháng mật. Đối với Xuân Diệu, hạnh phúc ở quanh ta, ngay trước mặt ta, cớ chi phải mải miết kiếm tìm ở chốn bồng lai tiên cảnh. Điệp từ “này đây” trong khổ thơ còn là sự khẳng định vẻ đẹp nơi trần gian là có thật. Đây cũng là quan niệm nhân sinh mới mẻ chưa từng có trong văn học trung đại. Đối với ông, trong cõi trần gian, đẹp nhất là con người, đặc biệt là con người ở tuổi trẻ và tình yêu. Vì vậy, Xuân Diệu đã lấy con người làm chuẩn mực cho cái đẹp, làm thước đo của cái đẹp. Người xưa thường ví người đẹp với lá, với hoa còn Xuân Diệu ví thiên nhiên với người đẹp:

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.

Ánh nắng ban mai được ví như ánh mắt xinh tươi của người thiếu nữ, một so sánh thật đẹp, thật lãng mạn. Đặc biệt là phép so sánh:

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Tháng giêng là tháng mở đầu của mùa xuân, mùa xuân là mùa mở đầu cho một năm mới nên tháng giêng gợi vẻ thanh tân, mơn mởn, tràn trề sức sống. Tháng giêng là khái niệm chỉ thời gian trừu tượng nhưng đã được cụ thể hóa bằng tính từ chỉ vị giác ngon và phép so sánh “như một cặp môi gần”, cặp môi chín mọng, đợi chờ của người thiếu nữ. Từ “gần” gợi lên sự ấm áp, cái đẹp như kề bên, mời mọc, quyến rũ. Từ “ngon” gợi sự tận hưởng cái đẹp đến tuyệt đối. Phép so sánh “tháng giêng ngon như một cặp môi gần” không chỉ diễn tả một tháng giêng tươi đẹp mà còn cho ta thấy cái nhìn đê mê, đắm say của Xuân Diệu trước cuộc đời. Ai đó thấy cuộc đời là buồn đau, vô nghĩa, ai đó cầu xin được chết… với Xuân Diệu cuộc đời là niềm vui. Mỗi ngày mới là thần vui đến gõ cửa. Mỗi mùa xuân đến lại bắt đầu bằng tháng giêng với nụ hôn mời mọc. Chưa ai có cái nhìn về cuộc đời đắm say và hân hoan như Xuân Diệu. Đang ngây ngất tận hưởng vẻ đẹp của cuộc đời trong niềm vui hân hoan, phấn khởi thì cảm xúc bất ngờ chuyển đổi bởi nhà thơ nhận ra bước đi nghiệt ngã của thời gian:

Tôi sung sướng.
Nhưng vội vàng một nửa

Dấu chấm giữa dòng ngắt câu thơ thành hai phần, mạch cảm xúc bị đứt đoạn diễn tả cảm giác ngỡ ngàng, sững sờ của nhà thơ: đang ngây ngất tận hưởng vẻ đẹp của cuộc đời thì ông bỗng nhận ra cuộc đời sao mà ngắn ngủi, mong manh đến thế. Nhưng với một con người khao khát sống như Xuân Diệu, ông không chịu khuất phục trước bước đi của thời gian:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân

Nhà thơ không hoài xuân khi tuổi xuân đã tàn, đã hết mà ông hoài xuân khi tuổi xuân đang mơn mởn, tràn đầy.
Nhà thơ ý thức sâu sắc được cái hữu hạn của mùa xuân – tuổi trẻ trong dòng thời gian trôi chạy nên càng tiếc nuối, xót xa. Xuân DIệu có một cái nhìn mới mẻ về thời gian, kiếp người. Các nhà thơ xưa cho rằng cuộc sống tuần hoàn, hết ngày lại dêm, xuân qua hễ lại như một điệp khúc, con người là một phần nhỏ bé của vũ trụ, tuần hoàn cùng vũ trụ nên con người không sợ già, sợ chết, cứ sống ung dung, thanh thản:

Ai bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai

Đến thời Xuân Diệu, do sự bừng tỉnh của ý thức cá nhân nên ông đã có những quan niệm mới mẻ về thời gian và kiếp người. Với ông, thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại, mất thời gian là mất tuyệt đối:

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mùa xuân là danh từ chỉ thời gian trừu tượng nhưng đã được cụ thể hóa, vật chất hóa bằng các cụm từ: đương tới – đương qua, còn non – sẽ già. Sự trôi chảy của thời gian được diễn tả qua điệp từ “xuân” và các từ ngữ đối lập. Xuân đi qua sẽ mang theo thời gian và tuổi trẻ, không có gì bền vững trước thời gian:

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm với hoa thơm, quả ngọt, rộn ràng tiếng chim ca. Tuổi trẻ là khoảng thời gian đẹp đẽ nhất của đời người bởi tuổi trẻ gắn liền với tình yêu và hạnh phúc. Thời gian thì tuần hoàn còn tuổi trẻ thì không hai lần thắm lại. Trong cái bao la của vũ trụ, cái vô hạn của thời gian, sự có mặt của con người quá ư là ngắn ngủi nên nhà thơ ngậm ngùi, xót xa:

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời

Ý thức được sự hữu hạn của con người trong cái bất tận của hời gian nên mỗi ngày qua, nhà thơ lại bị giằng xé giữa niềm vui và nỗi đau: Vừa mới buổi sớm thần vui và đến gõ cửa mà buổi chiều đã rớm vị chia phôi, khắp sông núi đã than thầm tiễn biệt. Nhà thơ như nghe trong mỗi cơn gió, tiếng chim là khúc biệt li. Mỗi ngày qua là quĩ dời ngắn lại. Yêu đời và tiếc đời là hai mạch cảm xúc của Xuân Diệu với cuộc đời. Nếu như lòng ham sống đã khiến thi sĩ lo âu trước bước đi của thời gian thì cũng chính lòng ham sống ấy đã khiến Xuân Diệu tìm ra một lối thoát. Lối thoát ấy nằm gọn trong hai chữ “vội vàng”.Đoạn thơ cuối là khao khát sống vội vàng. Ám ảnh sống vội vàng đã thúc giục nhà thơ sống cao độ, mạnh mẽ ngay trong những giây phút của tuổi thanh xuân. Câu thơ cuối đoạn hai như một hiệu lệnh:

Mau đi thôi. Mùa chưa ngả chiều hôm

Giữa những câu thơ dài, câu thơ đầu đoạn ba lại là một câu thơ ngắn chỉ gồm ba chữ: “Ta muốn ôm” thắp ngay giữa bài thơ làm ta liên tưởng đến một vòng tay lớn như muốn quấn quýt, níu giữ cả đất trời. Cách xưng hô của Xuân Diệu cũng thay đổi từ “tôi” sang “ta”. Nhà thơ như muốn bứt ra khỏi giới hạn của cái tôi chật chội để trở thành cái ta rộng lớn sánh ngang cùng trời đất đầy kiêu hãnh, tự hào. Tiếp theo là những câu thơ dài với nhịp gấp gáp như giục giã những khát vọng cháy bỏng trong tâm hồn nhà thơ. Vẫn là ước muốn sống hòa nhập với cuộc đời, tận hưởng vẻ đẹp của cuộc đời nhưng ở đây đó không chỉ là ước muốn của cá nhân mà là của cả cộng đồng. Nếu như ở đoạn đầu bài thơ, điệp từ “này đây” như sự chào mời, vẫy gọi, khẳng định vẻ đẹp nơi trần gian là có thật thì ở đoạn cuối bài thơ, điệp từ “ta muốn” như sự hưởng ứng đầy hăm hở, nhiệt tình. Từ “ta muốn” lại kết hợp với những động từ chỉ trạng thái yêu đương trong quan hệ tăng tiến: ôm, riết, say, thâu, cắn diễn tả sự thụ hưởng ngày càng đê mê, say đắm. Trái tim nhà thơ như muốn mở căng ra để thu hết vào đó cả thiên nhiên, đất trời và như thế, ông trở thành một tình nhân cương tráng của cuộc đời. Với nhà thơ Xuân Diệu, cuộc đời không chỉ được định nghĩa bằng tốc độ mà còn định nghĩa bằng cường độ, một cường độ hừng hực chất Xuân Diệu. Trong cái nhìn xanh non, biếc rờn của nhà thơ, cuộc đời như một thiếu nữ trẻ trung với đôi môi, đôi má hồng xinh xắn mà nhà thơ không nén nổi lòng yêu:

Hỡi xuân hồng! Ta muốn cắn vào ngươi

Từ cắn được dùng hết sức táo bạo, mới mẻ diễn tả sự thụ hưởng đến tuyệt đối. Nhà thơ đã chiễm lĩnh được cái đẹp trong ngây ngất, đắm say.
Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới. Ông đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam nhiều tác phẩm hay, có giá trị. “Vội vàng” là một thành công đặc sắc trong toàn bộ sự nghiệp của ông. Qua tác phẩm, ta thấy được quan niệm nhân sinh mới mẻ và tiến bộ của Xuân Diệu do sự bừng tỉnh của cái tôi cá nhân. Với bài thơ “Vội vàng”, Xuân Diệu muốn gửi một thông điệp đến người đọc: Hãy sống vội vàng, sống hết mình trong những khoảnh khắc tuyệt đẹp nhưng lại mong manh của tuổi thanh xuân bởi thời gian trôi đi sẽ kéo theo mùa xuân và tuổi trẻ, cả những ước mơ, khát vọng. Không có gì bền vững trước thời gian vậy nên mỗi người hãy biết trân trọng những phút giây qúi giá của sự sống và ý thức được sự có mặt của mình trong cuộc đời tươi đẹp này.

Hồ Hương Lan - Hà Nội

 
Để làm nổi bật quan điểm nhân sinh mới mẻ mà Xuân Diệu gửi gắm vào bài thơ "Vội vàng", bạn cần so sánh với những bài thơ trước đó. Trước đó thơ ca Việt Nam là thơ ca truyền thống, những câu chữ, những hình ảnh đã được quy định sẵn, chẳng hạn nói đến mùa xuân là phải nói đến hoa đào hoa mai, nói đến mùa thu là phải nói đến hoa cúc...Tuy nhiên, bài "Vội vàng" mang một giọng thơ, một cách thể hiện, cách cảm...hoàn toàn mới mẻ, không hướng vào nghệ thuật như thơ ca truyền thống mà hướng vào cảm xúc con người. lấy con người làm trung tâm của vũ trụ...
 
Quan điểm nhân sinh mới mẻ và tiến bộ trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu.


Em tham khảo bài viết dưới đây:

Đề bài :Quan điểm nhân sinh mới mẻ và tiến bộ trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu.

Bài làm

Xuân Diệu là một trong những nhà thơ lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Nhắc đến Xuân Diệu ta không thể không nhắc tới tác phẩm “Vội vàng”. Đây là một thành công xuất sắc của Xuân Diệu cả về phương diện nghệ thuật lẫn nội dung. Với bài thơ “Vội vàng”, Xuân Diệu đã cho ta thấy quan niệm nhân sinh mới mẻ và tiến bộ chưa từng có trong văn học trung đại Việt Nam.

Mở đầu bài thơ là ước muốn táo bạo lạ lùng và niềm ngây ngất của tác giả trước mùa xuân cuộc đời. Ước muốn táo bạo lạ lùng của thi sĩ được diễn tả bằng thơ ngũ ngôn bình dị mà gần gũi:

Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.

Thơ ngũ ngôn xét về tiết tấu rất gần với lời nói hằng ngày. Có lẽ vì vậy Xuân Diệu đã dùng thể thơ này để thể hiện tuyên ngôn sống của mình. Một loạt các điệp ngữ “Tôi muốn”, “đừng”, “cho” cùng kết cấu lặp đi lặp lại đã tạo nên hơi thở dõng dạc, hùng hồn của bản tuyên ngôn. Ở đây, cái tôi trữ tình hiện lên đầy kiêu hãnh, tự hào, muốn chỉ huy cả nắng, gió. Động từ “buộc”, “tắt” được sử dụng rất tinh tế diễn tả ước muốn tham lam mà đáng yêu của Xuân Diệu. Ước muốn táo bạo, lạ lùng ấy có nguyên nhân sâu xa từ cái nhìn của nhà thơ về cuộc đời: Với ông, cuộc đời không phải là bể khổ mà là sắc thắm, hương nồng và ông muốn thu hết vào cõi lòng để tận hưởng. Vì quá yêu cuộc đời, ông trở nên ngây thơ như một đứa trẻ. Điệp tức “dừng” được lặp lại hai lần trong khổ thơ diễn tả sự níu kéo, van nài. Chỉ qua khổ thơ đầu, ta có thể thấy quan niệm nhân sinh mới mẻ của Xuân Diệu: ông muốn tận hưởng cuộc đời. Nhưng ngay sau đó, nhà thơ như bừng tỉnh khi chợt nhận ra rằng không cần “tắt nắng”, “buộc gió”, con người vẫn có thể tận hưởng được mùa xuân cuộc đời. Mùa xuân cuộc đời ở ngay trong hiện tại:

Của ong bướng này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si

Mọi vẻ đẹp của mùa xuân cuộc đời hiện ra ngay trước mắt người đọc. Vẫn nghệ thuật điệp cú pháp, điệp từ nhưng ở đây những câu thơ tám tiếng trải dài ra vừa tạo cảm giác mê đắm của tác giả tước mùa xuân cuộc đời vừa để liệt kê cỏ cây, chim chóc, ong bướm trong mùa xuân, thời kì đẹp đẽ nhất, rực rỡ nhất. Từ “ này đây” được điệp lại hai lần trong khổ thơ như chào mời, vẫy gọi mọi người đến tận hưởng vẻ đẹp của mùa xuân, cuộc đời. Trong cái nhìn trẻ trung của Xuân Diệu, cái trần gian hấp dẫn như một bữa tiệc lớn và ông hào phóng mời mọc mọi người. Ở đây ong bướng trong tuần tháng mật, khoảng thời gian ngọt ngào nhất, đẹp đẽ nhất; có hoa đồng nội với sắc màu thắm tươi nhất; có lá non đang ở độ non tơ nhất và chim muông đang ca những khúc ca hạnh phúc nhất. Đọc những câu thơ của Xuân Diệu ta cứ ngỡ mặt đất đã hóa thiên đường mà còn đẹp hơn cả thiên đường bởi thiên đường của chúa làm gì có tình yêu còn thiên đường trên mặt đất qua trái tim nồng nhiệt, đắm say của Xuân Diệu thì thấm đẫm một màu yêu. Ở đây hoa lá, chim chóc, ong bướm đều là của nhau, đều đắm say nhau như trong tuần tháng mật. Đối với Xuân Diệu, hạnh phúc ở quanh ta, ngay trước mặt ta, cớ chi phải mải miết kiếm tìm ở chốn bồng lai tiên cảnh. Điệp từ “này đây” trong khổ thơ còn là sự khẳng định vẻ đẹp nơi trần gian là có thật. Đây cũng là quan niệm nhân sinh mới mẻ chưa từng có trong văn học trung đại. Đối với ông, trong cõi trần gian, đẹp nhất là con người, đặc biệt là con người ở tuổi trẻ và tình yêu. Vì vậy, Xuân Diệu đã lấy con người làm chuẩn mực cho cái đẹp, làm thước đo của cái đẹp. Người xưa thường ví người đẹp với lá, với hoa còn Xuân Diệu ví thiên nhiên với người đẹp:

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.

Ánh nắng ban mai được ví như ánh mắt xinh tươi của người thiếu nữ, một so sánh thật đẹp, thật lãng mạn. Đặc biệt là phép so sánh:

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Tháng giêng là tháng mở đầu của mùa xuân, mùa xuân là mùa mở đầu cho một năm mới nên tháng giêng gợi vẻ thanh tân, mơn mởn, tràn trề sức sống. Tháng giêng là khái niệm chỉ thời gian trừu tượng nhưng đã được cụ thể hóa bằng tính từ chỉ vị giác ngon và phép so sánh “như một cặp môi gần”, cặp môi chín mọng, đợi chờ của người thiếu nữ. Từ “gần” gợi lên sự ấm áp, cái đẹp như kề bên, mời mọc, quyến rũ. Từ “ngon” gợi sự tận hưởng cái đẹp đến tuyệt đối. Phép so sánh “tháng giêng ngon như một cặp môi gần” không chỉ diễn tả một tháng giêng tươi đẹp mà còn cho ta thấy cái nhìn đê mê, đắm say của Xuân Diệu trước cuộc đời. Ai đó thấy cuộc đời là buồn đau, vô nghĩa, ai đó cầu xin được chết… với Xuân Diệu cuộc đời là niềm vui. Mỗi ngày mới là thần vui đến gõ cửa. Mỗi mùa xuân đến lại bắt đầu bằng tháng giêng với nụ hôn mời mọc. Chưa ai có cái nhìn về cuộc đời đắm say và hân hoan như Xuân Diệu. Đang ngây ngất tận hưởng vẻ đẹp của cuộc đời trong niềm vui hân hoan, phấn khởi thì cảm xúc bất ngờ chuyển đổi bởi nhà thơ nhận ra bước đi nghiệt ngã của thời gian:

Tôi sung sướng.
Nhưng vội vàng một nửa

Dấu chấm giữa dòng ngắt câu thơ thành hai phần, mạch cảm xúc bị đứt đoạn diễn tả cảm giác ngỡ ngàng, sững sờ của nhà thơ: đang ngây ngất tận hưởng vẻ đẹp của cuộc đời thì ông bỗng nhận ra cuộc đời sao mà ngắn ngủi, mong manh đến thế. Nhưng với một con người khao khát sống như Xuân Diệu, ông không chịu khuất phục trước bước đi của thời gian:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân

Nhà thơ không hoài xuân khi tuổi xuân đã tàn, đã hết mà ông hoài xuân khi tuổi xuân đang mơn mởn, tràn đầy.
Nhà thơ ý thức sâu sắc được cái hữu hạn của mùa xuân – tuổi trẻ trong dòng thời gian trôi chạy nên càng tiếc nuối, xót xa. Xuân DIệu có một cái nhìn mới mẻ về thời gian, kiếp người. Các nhà thơ xưa cho rằng cuộc sống tuần hoàn, hết ngày lại dêm, xuân qua hễ lại như một điệp khúc, con người là một phần nhỏ bé của vũ trụ, tuần hoàn cùng vũ trụ nên con người không sợ già, sợ chết, cứ sống ung dung, thanh thản:

Ai bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai

Đến thời Xuân Diệu, do sự bừng tỉnh của ý thức cá nhân nên ông đã có những quan niệm mới mẻ về thời gian và kiếp người. Với ông, thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại, mất thời gian là mất tuyệt đối:

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mùa xuân là danh từ chỉ thời gian trừu tượng nhưng đã được cụ thể hóa, vật chất hóa bằng các cụm từ: đương tới – đương qua, còn non – sẽ già. Sự trôi chảy của thời gian được diễn tả qua điệp từ “xuân” và các từ ngữ đối lập. Xuân đi qua sẽ mang theo thời gian và tuổi trẻ, không có gì bền vững trước thời gian:

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm với hoa thơm, quả ngọt, rộn ràng tiếng chim ca. Tuổi trẻ là khoảng thời gian đẹp đẽ nhất của đời người bởi tuổi trẻ gắn liền với tình yêu và hạnh phúc. Thời gian thì tuần hoàn còn tuổi trẻ thì không hai lần thắm lại. Trong cái bao la của vũ trụ, cái vô hạn của thời gian, sự có mặt của con người quá ư là ngắn ngủi nên nhà thơ ngậm ngùi, xót xa:

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời

Ý thức được sự hữu hạn của con người trong cái bất tận của hời gian nên mỗi ngày qua, nhà thơ lại bị giằng xé giữa niềm vui và nỗi đau: Vừa mới buổi sớm thần vui và đến gõ cửa mà buổi chiều đã rớm vị chia phôi, khắp sông núi đã than thầm tiễn biệt. Nhà thơ như nghe trong mỗi cơn gió, tiếng chim là khúc biệt li. Mỗi ngày qua là quĩ dời ngắn lại. Yêu đời và tiếc đời là hai mạch cảm xúc của Xuân Diệu với cuộc đời. Nếu như lòng ham sống đã khiến thi sĩ lo âu trước bước đi của thời gian thì cũng chính lòng ham sống ấy đã khiến Xuân Diệu tìm ra một lối thoát. Lối thoát ấy nằm gọn trong hai chữ “vội vàng”.Đoạn thơ cuối là khao khát sống vội vàng. Ám ảnh sống vội vàng đã thúc giục nhà thơ sống cao độ, mạnh mẽ ngay trong những giây phút của tuổi thanh xuân. Câu thơ cuối đoạn hai như một hiệu lệnh:

Mau đi thôi. Mùa chưa ngả chiều hôm

Giữa những câu thơ dài, câu thơ đầu đoạn ba lại là một câu thơ ngắn chỉ gồm ba chữ: “Ta muốn ôm” thắp ngay giữa bài thơ làm ta liên tưởng đến một vòng tay lớn như muốn quấn quýt, níu giữ cả đất trời. Cách xưng hô của Xuân Diệu cũng thay đổi từ “tôi” sang “ta”. Nhà thơ như muốn bứt ra khỏi giới hạn của cái tôi chật chội để trở thành cái ta rộng lớn sánh ngang cùng trời đất đầy kiêu hãnh, tự hào. Tiếp theo là những câu thơ dài với nhịp gấp gáp như giục giã những khát vọng cháy bỏng trong tâm hồn nhà thơ. Vẫn là ước muốn sống hòa nhập với cuộc đời, tận hưởng vẻ đẹp của cuộc đời nhưng ở đây đó không chỉ là ước muốn của cá nhân mà là của cả cộng đồng. Nếu như ở đoạn đầu bài thơ, điệp từ “này đây” như sự chào mời, vẫy gọi, khẳng định vẻ đẹp nơi trần gian là có thật thì ở đoạn cuối bài thơ, điệp từ “ta muốn” như sự hưởng ứng đầy hăm hở, nhiệt tình. Từ “ta muốn” lại kết hợp với những động từ chỉ trạng thái yêu đương trong quan hệ tăng tiến: ôm, riết, say, thâu, cắn diễn tả sự thụ hưởng ngày càng đê mê, say đắm. Trái tim nhà thơ như muốn mở căng ra để thu hết vào đó cả thiên nhiên, đất trời và như thế, ông trở thành một tình nhân cương tráng của cuộc đời. Với nhà thơ Xuân Diệu, cuộc đời không chỉ được định nghĩa bằng tốc độ mà còn định nghĩa bằng cường độ, một cường độ hừng hực chất Xuân Diệu. Trong cái nhìn xanh non, biếc rờn của nhà thơ, cuộc đời như một thiếu nữ trẻ trung với đôi môi, đôi má hồng xinh xắn mà nhà thơ không nén nổi lòng yêu:

Hỡi xuân hồng! Ta muốn cắn vào ngươi

Từ cắn được dùng hết sức táo bạo, mới mẻ diễn tả sự thụ hưởng đến tuyệt đối. Nhà thơ đã chiễm lĩnh được cái đẹp trong ngây ngất, đắm say.
Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới. Ông đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam nhiều tác phẩm hay, có giá trị. “Vội vàng” là một thành công đặc sắc trong toàn bộ sự nghiệp của ông. Qua tác phẩm, ta thấy được quan niệm nhân sinh mới mẻ và tiến bộ của Xuân Diệu do sự bừng tỉnh của cái tôi cá nhân. Với bài thơ “Vội vàng”, Xuân Diệu muốn gửi một thông điệp đến người đọc: Hãy sống vội vàng, sống hết mình trong những khoảnh khắc tuyệt đẹp nhưng lại mong manh của tuổi thanh xuân bởi thời gian trôi đi sẽ kéo theo mùa xuân và tuổi trẻ, cả những ước mơ, khát vọng. Không có gì bền vững trước thời gian vậy nên mỗi người hãy biết trân trọng những phút giây qúi giá của sự sống và ý thức được sự có mặt của mình trong cuộc đời tươi đẹp này.

Hồ Hương Lan - Hà Nội

nút like đâu nhỉ. hihi. cảm ơn Thandieu2 và tất cả mọi người nha :)
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top