Đảng cộng sản Việt Nam

ngan trang

New member
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

Hoàn cảnh ra đời

Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu cộng sản Việt Nam ngày 3 tháng 2 năm 1930 tại Hồng Kông, trên cơ sở thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương
  • Đông Dương Cộng sản Đảng
  • An Nam Cộng sản Đảng
  • Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội
Thành viên từ một nhóm thứ ba tên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không kịp có mặt). Hội nghị hợp nhất này diễn ra tại căn nhà của một công nhân ở bán đảo Cửu Long (Kowloon) thuộc Hồng Kông từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, đúng vào dịp Tết năm Canh Ngọ. Tham dự Hội nghị có 2 đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng (Trịnh Đình CửuNguyễn Đức Cảnh), 2 đại biểu An Nam Cộng sản Đảng (Nguyên ThiệuChâu Vǎn Liêm) và 2 đại biểu ở nước ngoài (có Nguyễn Ái Quốc, đại biểu của Quốc tế Cộng sản). Hội nghị quyết định thành lập một tổ chức cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua một số văn kiện quan trọng như: Chính cương vắn tắt, Sách lược, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng. Ngày 24 tháng 2 năm 1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, họp tại Hồng Kông tháng 10 năm 1930, tên của đảng này đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương theo yêu cầu của Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản) và Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên.
Những hoạt động đầu tiên

Vừa ra đời, Đảng đã lãnh đạo phong trào nổi dậy 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô-viết Nghệ Tĩnh. Phong trào này bị thất bại và Đảng Cộng sản Đông Dương bị tổn thất nặng nề vì khủng bố trắng của Pháp.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ I được bí mật tổ chức tại Ma Cao vào năm 1935 nhằm củng cố lại tổ chức đảng, thông qua các điều lệ, bầu Ban chấp hành Trung ương gồm 13 ủy viên.
Đồng thời, một đại hội của Cộng sản Quốc tế thứ ba tại Moskva đã thông qua chính sách dùng mặt trận dân tộc chống phát xít và chỉ đạo những phong trào cộng sản trên thế giới hợp tác với những lực lượng chống phát xít bất kể đường lối của những lực lượng này có theo chủ nghĩa xã hội hay không để bảo vệ hòa bình chứ chưa đặt nhiệm vụ trước mắt là lật đổ chủ nghĩa tư bản. Việc này đòi hỏi Đảng Cộng sản Đông Dương phải xem các chính đảng dân tộc tại Đông Dương là đồng minh. Đảng đã tạm bỏ khẩu hiệu "đánh đổ đế quốc Pháp" và "tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày" mà lập Mặt trận Nhân dân Phản đế Đông Dương.
Khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương lại đàn áp mạnh tay, Đảng đã chuyển hướng, coi giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu và lập ra Mặt trận Việt Minh. Thông qua mặt trận này, Đảng đã lãnh đạo nhân dân giành chính quyền tại Việt Nam, được biết đến với tên gọi Cách mạng tháng Tám.
Ngày 11 tháng 11 năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán để giấu sự liên hệ cộng sản, núp dưới tên gọi Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương và những hoạt động của đảng này được trộn chung với những hoạt động của Việt Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội III.Đảng này được lập lại với tên gọi Đảng Lao Động Việt Nam vào năm 1951 tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II tại Tuyên Quang. Đại hội này được diễn ra trong vùng lãnh thổ miền bắc Việt Nam do Việt Minh kiểm soát trong lúc diễn ra Chiến tranh Đông Dương lần thứ I. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III được tổ chức tại Hà Nội vào năm 1960 chính thức hoá công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa tại miền Bắc, tức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó và đồng thời tiến hành cách mạng tại miền Nam. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, được tổ chức vào năm 1976 sau khi chấm dứt Chiến tranh Việt Nam, đảng này được đổi tên lại thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
 
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, bước ngoặt quyết định của cách mạng Việt Nam.

Từ năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, từng bước thiết lập chế độ thống trị tàn bạo, phản động của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta.
-Về chính trị, chúng trực tiếp nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước, thi hành chính sách cai trị chuyên chế, biến giai cấp tư sản mại bản và địa chủ phong kiến thành tay sai đắc lực. Đồng thời chúng thực hiện chính sách đàn áp, khủng bố hết sức dã man, tàn bạo, làm cho nhân dân mất hết quyền độc lập, quyền tự do dân chủ.

-Về kinh tế, chúng thực hiện chính sách độc quyền, kìm hãm sự phát triển kinh tế độc lập của nước ta, vơ vét tài nguyên và bóc lột nặng nề, làm cho nhân dân ta, trước hết là công nhân và nông dân bị bần cùng hoá, nền kinh tế bị què quặt, lệ thuộc vào kinh tế Pháp.

- Về văn hoá-xã hội, chúng thực hành chính sách ngu dân, khuyến khích văn hoá nô dịch, vong bản, tự ti, sùng Pháp, kìm hãm nhân dân ta trong vòng tối tăm, dốt nát, lạc hậu.

Với chính sách khai thác thuộc địa triệt để của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có những biến đổi lớn, hai giai cấp mới ra đời: giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ thuộc địa nửa phong kiến, xã hội Việt Nam xuất hiện hai mâu thuẫn cơ bản ngày càng gay gắt: mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân ta, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến. Hai mâu thuẫn đó có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó mâu thuẫn giữa dân tộc với đế quốc xâm lược là chủ yếu. Nhiệm vụ chống đế quốc Pháp xâm lược và nhiệm vụ chống phong kiến tay sai không tách rời nhau. Đấu tranh giành độc lập dân tộc và đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ, đó là yêu cầu của cách mạng Việt Nam đặt ra.

Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược, nhân dân ta đã liên tiếp đứng lên chống lại chúng. Hàng trăm phong trào, cuộc khởi nghĩa oanh liệt dưới ngọn cờ của các sĩ phu và các nhà yêu nước đương thời, nhưng đều thất bại và bị thực dân Pháp đàn áp tàn bạo. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại là thiếu một đường lối cứu nước đúng đắn.

2. Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Giữa lúc cách mạng Việt Nam đang chìm trong cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) rời Tổ quốc đi tìm đường cứu nước. Bước ngoặt lớn trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc diễn ra khi Người đọc toàn văn: Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Người hiểu sâu sắc những vấn đề cơ bản của đường lối giải phóng dân tộc, đó là con đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, giai cấp vô sản phải nắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc, gắn cách mạng giải phóng dân tộc từng nước với phong trào cách mạng vô sản thế giới. Từ đây Người dứt khoát đi theo con đường cách mạng của Lênin. Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên tiếp thu sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm ra con đường đúng đắn giải phóng dân tộc Việt Nam.

Trở thành chiến sĩ cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia hoạt động trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, tích cực vận động phong trào cách mạng thuộc địa, nghiên cứu và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam. Tháng 12-1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu Trung Quốc trực tiếp chỉ đạo việc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chủ nghĩa Mác-Lênin và những tài liệu tuyên truyền của Nguyễn Ái Quốc được giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam đón nhận như "người đi đường đang khát mà có nước uống, đang đói mà có cơm ăn". Nó lôi cuốn những người yêu nước Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhiều tầng lớp nhân dân phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có tổ chức đảng chính trị lãnh đạo.

Chỉ trong một thời gian ngắn ở Việt Nam đã có ba tổ chức cộng sản được tuyên bố thành lập: Ở Bắc Kỳ có Đông Dương Cộng sản Đảng (6-1929).Ở Nam Kỳ có An Nam Cộng sản Đảng (7-1929). Ở Trung Kỳ có Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (9-1929). Điều đó phản ánh xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam. Song, sự tồn tại của ba tổ chức cộng sản hoạt động biệt lập trong một quốc gia có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết của cách mạng là cần có một đảng thống nhất lãnh đạo. Nguyễn Ái Quốc, người chién sĩ cách mạng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam, người duy nhất có đủ năng lực và uy tín đáp ứng nhu cầu đó của lịch sử: thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam.

Từ ngày 3 đến 7-2-1930, Hội nghi hợp nhất ba tổ chức cộng sản họp tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Hội nghị nhất trí thành lập đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng, Điều lệ tóm tắt của các hội quần chúng.

Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử như là một Đại hội thành lập Đảng. Đảng được thành lập là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc ở nước ta trong những năm đầu thế kỷ XX; là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước; là kết quả của quá trình lựa chọn, sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử và là kết quả của quá trình chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức của một tập thể chiến sĩ cách mạng, đứng đầu là đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Đó là một mốc lớn đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước.

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh, đường lối cách mạng đúng đắn chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng.

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh, người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top