• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Trang Dimple

New member
Xu
38

I/ NỀN VĂN MINH SÔNG ẤN VÀ THỜI ÐẠI VÊ-ÐA

slide0210_image085.jpg.jpg

1. Ðiều kiện thiên nhiên và cư dân ở Ấn độ thời cổ.


Ấn độ là một đảo lớn nằm ở miền Nam châu Á, hai mặt Ðông Nam và Tây Nam ngó ra Ấn độ dương, phía Bắc có dãy núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ án ngữ, khiến cho đất nước Ấn độ ngày xưa hầu như cách biệt với thới giới bên ngoài. Các con sông Ấn (Indus), sông hằng (Gange), sông Bramapoutre phát nguyên từ miền Hi-ma-lay-a, Tây tạng mang nước nguồn về tưới cho cả một vùng đồng bằng rộng lớn ở miền Bắc Ấn độ, tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của nghề nông

Ấn độ là một nước đất rộng, người đông. Thành phần chủng tộc và ngôn ngữ của cư dân ở Ấn đô hết sức phức tạp. Nhiều học giả cho rằng người Ðravida là dân bản địa xưa nhất, về sau, những bộ lạc người Ariel thuộc ngữ hệ Ấn, Âu Trung Á xâm nhập Ấn độ rồi làm chủ bán đảo này, dồn người Ðravida về phía Nam.

Tiếp theo sau là người Hy lạp, người Hung nô, người A rập, người Mông cổ ... lần lược từ phía Tây bắc kéo tới chung sống lâu đời với những giống người đến trước, tạo thành một sự hỗn hợp chủng tộc hết sức phức tạp trong lịch sử Ấn độ.

2. Nền văn minh sông Ấn hay văn minh Harappa và Mohan-jo-Daro.

Cuối thiên nhiên kỷ IV trước công nguyên, ở Ấn độ đã bất đầu sử dụng công cụ bằng kim loại.

Những cuộc khai quật khảo cổ ở vùng Hrappa và Mohan-jo, Daro chứng minh rằng từ giữa thiên niên kỷ III đến đầu thiên niên kỷ II trước công nguyên, ở lưu vực sông Ấn, đã xuất hiện một nền văn hóa rực rỡ. Những di tích văn hóa tìm được ở các vùng khai quật chứng tỏ xã hội Ấn độ đã phân chia thành giai cấp và dân cư lúc đó đã biết chế tác đồ dùng bằng đồng, tuy rằng đồ đá hãy còn được dùng khá phổ biến. Ngành sản xuất kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, dùng lưỡi cày bằng đá.

Trong nền văn hóa Hrappa, nghệ thuật kiến trúc đã đạt tới trình độ khá cao. Những di chỉ đó cho biết rằng thành phố đã được xây dựng theo một quy hoạch thống nhất, chặt chẽ.

Nền văn minh tối cổ này của Ấn Ðộ đứng về mặt thời gian mà nói, cũng không ra đời chậm lắm so với các nền văn minh cổ Ai Cập và Lưỡng Hà. Về mặt nào đó mà nói, đời sống văn hóa của người Dravida lại còn cao hơn cả người Ai Cập và người Lưỡng Ha

3. Cuộc chinh phục miền Bắc Ấn độ của người Ariel-Thời đại Vê-đa.

Vào khoảng trên dưới 2000 năm trước công nguyên, một số bộ lạc thuộc chủng tộc người Ariel bắt đầu xâm nhập miền tây bắc Ấn độ. Người Ariel hồi đó đang sống dưới chế độ công xã thị tộc mạt kỳ, gồm nhiều bộ lạc du mục. Trước sự xâm lăng của người Ariel, một bộ phận người Draviđa đã phải lánh đến vùng rừng núi phía nam mà sống, một bộ phận khác ở lại thì hầu hết bị người Ariel biến thành nô lệ. Sau một thời kỳ sống chung lâu dài, người chinh phục và kẻ bị chinh phục đã đồng hóa với nhau. Do tiếp thu nền văn hoá cũ của người Draviđa, do học tập được kỹ thuật canh tác của họ, do chiếm cứ được những vùng đất đai màu mỡ, người Ariel bắt đầu chuyển từ đời sống chăn nuôi du mục sang đời sống nông nghiệp định cư. Chế độ công xã nông thôn xuất hiện cùng với sự thiên di của người Ariel sang phía đông, trung tâm văn minh Ấn Ðô cổ đại di chuyển từ lưu vực sông Ấn sang lưu vực Sông Hăöng.

Trong công xã, kinh tế tiểu nông kết hợp chặt chẻ với thủ công nghiệp gia đình. Mỗi công xã đều tự cấp tự túc, quan hệ trao đổi giữa các công xã rất yếu ớt, lỏng lẽo. Ðó là đặc điểm của nền kinh tế tự nhiên Ấn Ðộ, làm trì trệ sự phát triển của xã hội Ấn độ. Ở đây, tàn dự chế độ công xã tồn tại mãi đến giữa thế kỷ XIX mới bị thủ tiêu.

Trong thời kỳ Vê-đa, chế độ nô lệ ở Ấn độ chưa được phát triển lắm. Theo bộ luật Narađa, có trên 15 hạng người nô lệ do 5 nguồn gốc chính sau đây mà ra:

- Nô lệ tù binh.

- Nô lệ vi phạm tội.

- Nô lệ vì nợ,

- Nô lệ xuất thân là dân tự do Ariel bị bần cùng hóa

- Nô lệ do cha mẹ là nô lệ đẻ ra.

4. Chế độ đẳng cấp Varna và cơ sở tôn giáo của nó: đạo Bà- la -môn

Ở thời kỳ Vê-đa, tại Ấn Ðộ đã xuất hiện một chế đô đẳng cấp đặc biệt, gọi là chế Varna cũng gọi là chế độ " chủng tính" ở một số

Chế Ðộ "Varna" là một chế độ xã hội dựa trên sự phân biệt về chủng tộc, về dòng họ, về tôn giáo hình thành trong quá trình người Ariel chinh phục và thống trị người Draviđa

Theo bộ phận Ma-nu, người ta phân biệt rất nhiều chủng tính, tựu trung có thể quy thành bốn chủng tính lớn, sắp xếp theo thứ tự trên dưới như sau:

1. Chủng tính"Bơ -ra-man" tức là bà la môn, gồm tầng lớp tăng lữ

của đạo bà - la - môn.

2. Chủng tính Kcatrya gồm tầng lớp quí tộc, vương công và vũ sĩ.

3. Chủng tính Vaicya gồm đại đa số bình dân người Ariel làm nghề nông, nghề thủ công và nghề buôn.

4. Chủng tính Cudra gồm đại bộ phận những thổ dân bị người

Ariel chinh phục và nô dịch, chủ yếu là người Ðra-vi-đa không

được hưởng quyền lời gì, căn bản là những kẻ tôi tớ đi làm

thuế,làm mướn.

Chế độ đẳng cấp Varna dựa trên cơ sở đạo Bà- la-môn. Thực chất của đạo này là một thứ tôn giáo nhằm bào chửa cho tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.

II. VƯƠNG QUỐC MA-GA-ÐA VÀ SỰ THÀNH LẬPVƯƠNG TRIỀU MÔ-RIA


1. Vương quốc Ma-ga-đa và sự xuất hiện đạo phật.

Vào khỏang nửa đầu thiên niên kỷ VI trước công nguyên, miền Bắc Ấn Ðộ chưa phải là một quốc gia thống nhất, tồn tại mười sáu quốc gia chiếm hữu nô lệ, trong số đó nổi bật lên 2 vương quốc lớn nhât là Magadha và Kosala.

Về sau, Magadha nhanh chóng phát triển thành một quốc gia cường thịnh, đã đánh bại nước Kosala mở rộng lãnh thổ Magadha.

Vương quốc Magadha trở thành một quốc gia thống nhất miền Bắc Ấn độ, lãnh thổ bao gồm lưu vực của hai con sông Hằng và Sông Ấn. Từ thế kỷ VI trước công nguyên trở đi, do kinh tế phát triển, do áp bức, bóc lột tăng cường, mâu thuẫn giai cấp trong xã hội Magadha ngày càng sâu sắc. Mâu thuẫn xã hội đó được phản ảnh một phần nào qua phong trào đấu tranh rộng lớn chống chế độ đẳng cấp Vac-na và đạo Ba-la-môn.

Vào thời kỳ đó ( khoảng thế kỷ thứ VI trước công nguyên) đạo Phật đã ra đời ở Ấn Ðộ. Người sáng lập ra đạo phật là siddharta Gautama, hiệu là Cakya Mu-ni tức thích-ca Mâu-ni, con vua nước Kapilavastu ở miền rừng núi phí nam Hi-ma-lay-a, sinh vào khoảng 563, mất năm 483 trước công nguyên.

Theo kinh phật truyền lại thì Gô-ta-ma năm 29 đã rời bỏ cung điện của vua cha ra đi tìm con đường giải thoát và từ đó được gọi là Bouddha tức phật có nghĩa là " người giác ngộ". Sau đó ông đi khắp miền trung du sông Hằng trong hơn 40 năm để truyền bá giáo lý mới của ông, mà về sau người ta gọi là đạo phật Bouddisme.

Ngay từ khi đạo phật mới ra đời, số người theo đạo tăng lên rất nhanh, đặc biệt là trong quần chúng dân nghèo bị áp bức. Ðạo Phật được hoan nghênh vì nó tuyên truyền sự "bình đẳng giữa các chúng sinh", Kỳ thật là sự bình đẳng về tinh thần giữa những người dân tự do mà thôi.

Ðạo Phật là một thứ giáo lý tiêu cực, xa rời thực tế cuộc sống, phủ định đấu tranh giai cấp, do đó mà nó rất hợp với tầng lớp Xa-tơ ri-a đang nắm chính quyền thời bấy giờ.

2. Sự xâm nhập của người Ba tư và người Hy lạp - Ma-xê-đô-ni.

Từ cuối thế kỷ thứ VI trước công nguyên, vùng đất đai ở phía tây con sông Ấn đã bị người Ba Tư chinh phục. Vua Ba tư là Darius chinh phục. Do sự xâm nhập của người Ba tư ở miền Tây Bắc Âún Ðộ, mà văn hóa Ba tư là văn hóa Ấn Ðộ càng chịu ảnh hưởng lẫn nhau rõ rệt. Từ giữa thế kỷ IV trước công nguyên trở đi, nước Ma-xê-đô-ni ở bán đảo Hy Lạp đã trở thành một quốc gia hùng mạnh nhất ở phương Tây. Năm 334, vua Ma-xê-đô-ni là Alexandre mang đại quan sang đánh Ba tư, chiếm được miền tiểu Á, Pa-le-xtin và Ai cập. sau khi đã tiêu diệt hoàn toàn quân đội của vua Ðarius, A-lêc-xăng chiếm cứ vùng Lưỡng Hà và toàn bộ Cao nguyên I-ran. Năm 327, quân đội cùa A-lêc-xăng, xâm nhập lưu vực sông Ấn chiếm vương quốc Por.

Sau khi đánh bại quân đội Por, quân xâm lược lại chiếm đánh vương quốc Magađa. Trận giao chiến giữa quân Ma-xê-đô-ni và quân Ma-ga-đa đã diễn ra vô cùng ác liệt. Quân của A-lêc-xăng không thể vượt qua sông tiến lên được, Vì họ vấp phải sức chống cự mãnh liệt của người Ma-ga-đa. Cuối cùng họ từ chối không nghe theo lệnh tiến quân của A-lêc-xăng nữa. A-lêc-xăng buộc phải lui quân.

Cuộc đông chinh của A-lêc-xăng mang tính chất xâm lược rõ rệt nhưng có một ý nghĩa lịch sử quan trọng. Văn hóa tiên tiến của người Hy Lạp được truyền bá sang Ấn Ðộ. Ngược lại, nền văn hóa độc đáo của Ấn độ cổ đại cũng có ảnh hưởng lớn dối với sự phát triển của nền văn hóa Hy lạp.

3. Sự thành lập vương triều Mô-Ri-A.

Ðại bộ phận quân đội Ma-xê-đô-nirút khỏi miền Tây bắc Ấn độ không được bao lâu, thì các bộ tộc Ấn độ ở những vùng mà Ma-xê-đô-ni cho rằng đã bình định xong, đều vùng dậy đấu tranh tự giải phóng. Thủ lĩnh của phong trào giải phóng đó là Chandragupta, người sáng lập ra Vương triều Mô-ri-a, một trong những vươn triều lớn mạnh nhất của Âún độ cổ đại.

Theo các sử liệu nói trên thì tình hình kinh tế của Ấn độ thời vương triều Mô-ri-a đã phát triển thêm một bước. Ngoài những vùng rừng rậm còn chiếm một phần đất đai khá lớn, những miền các lưu vực các con sông lớn đều được được khai thác thành những khu vực nông nghiệp trú phú.

Trên cơ sở nông nghiệp và thủ công nghiệp thành thị phát triển, thương nghiệp lúc này ở Ấn độ cũng phát đạt, đặc biệt ngành mậu dịch đối ngoại. Ấn độ đã có những quan hệ mậu dịch với Trung Quốc, Á Rập và các nước Trung Á, theo đường bộ lẫn đường biển.

4. Chế độ công xãû nông thôn ở ÂnÚ độ cổ đại

Ðặc điểm quan trọng trong lịch sử phát triển của xã hội Ấn độ cổ đại là sự phát triển chưa thành thục của những quan hệ chiếm hữu nô lệ đó là tính chất kiên cố của tổ chức công xã nông thôn ở ÂnÚ độ, một hình thái tổ chức kinh tế, xã hội cơ bản của quần chúng dân tự do.

Ðặc trưng của chế độ công xãnông thôn ở Ấn độ là sự kết hợp chặt chẽ giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp gia đình làm cho công xã biến thành một đơn vị kinh tế độc lập. Hầu hết sản phẩm làm ra đều nhằm phục vụ trực tiếp cho việc tiêu dùng của công xã, mà không đem đi bán. Mỗi một công xã đều có khả năng tự túc về đại bộ phận các tư liệu tiêu dùng, lương thực cũng như sản phẩm thủ công, do đó liên hệ rất ít với công xã kháchoặc với các thành thị. Ðiều đó đã làm cho những quan hệ hàng hóa, tiền tệ phát triển rất chậm chạp trong nước.

Công xã nông thôn Ấn Ðộ không phải là một đơn vị kinh tế độc lập, mà còn là một đơn vị tổ chức xã hội, một đơn vị hiình chính có quyền tự trị. Nhà nước hầu như không hề can thiệp vào nội bộ của công xã, mà công xã cũng không hề quan tâm gì đến vận mệnh của nhà nước.

III. ÐẾ QUỐC MÔ-RI-ATHỜI ÐẠI ACOKA


1. Chế độ chính trị thời đương triều mô-ri-a.

Ngay từ trước khi các quốc gia chiếm hữu nô lệ ở lưu vực sông Hằng thống nhất tại thành quốc gia Ma-ga-đa rộng lớn dưới vương triều Mô-ri-a, đại đa số các quốc gia đó thực hành nền quân chủ chuyên chế theo kiểu phương Ðông. Dưới thời đế quốc Mô-ri-a, chế độ chuyên chế đó lại càng phát triển cao hơn

2. Thời đại Acoka - Sự truyền bá đạo phật.

Thời kỳ thịnh vượng nhất của đế quốc Mô-ri-a là tương đương với thời thống trị của vua Acoka: 273-237 tr.c.n., cháu của San-dra-gup-ta. Lịch sử gắng liền sự hùng mạnh của đế quốc Mô-ri-a với tên tuổi của Acoka một trong những ông vua nổi tiếng trong lịch sử Ấn Ðộ cổ đại. Có hơn 30 bả khắc trên đá nói rõ tình hình đế quốc Mo-ri-a dưới đời Acoka; đó là những chiếu chỉ, sắc lệnh của ông khắc trên vách đá, trên côt trụ bằng đá trong các hang động, các chùa chiền.

Dưới đời AcoKa, đạo Phật đã được tôn làm quốc giáo. Nhà vua ra sức truyền truyền bá đạo Phật ra nước ngoài. Ở thế kỷ thứ III trước công nguyên, đạo Phật đã được truyền bá rộng rãi ở Xây-lan, Miến-diện, Thái-lan, Mã- lai và In- đô- nê-xi-a.

Về sau khoảng thế kỷ đầu của công nguyên, đất nước Ân độ bị chia cắt thành nhiều công quốc phong kiến. Ðạo phật ở Ấn Ðộ lúc này bị đạo Bà La Môn bài xích. Ðề thích ứng với điều kiện lịch sử mới, đạo Bà La Môn từ đó dần dần cải biến thành đạo Hindu tức Ấn Ðộ giáo. Ðạo phật ở Ấn độ dần dần suy yếu, phải nhường địa vị ưu thế cho đạo Hindu. Nhưng ở ngoài biên giới Ấn độ, tại các nước Ðông Á thì đạo phật lại đang trong thời kỳ hưng thịnh.

3. Sự suy vong của đế quốc Mô-ri-a

Mặc dầu vua A-xô-ka có những cố gắng lớn để củng cố sự thống nhất quốc gia, đế quốc Mô-ri-a trước sau vẫn không phải là một quốc gia thống nhất vững chắc, mà là một quốc gia liên hiệp nhiều công quốc và nhiều bộ lạc có trình độ phát triển kinh tế, văn hóa rất chênh lệch nhau, không có liên hệ kinh tế xã hội bền chặt.

Bởi vậy, ngay sau khi vua A-xô-ka chết, năm 236 trước công nguyên, đế quốc Mô-ri-a bắt đầu suy sụp. Ðến năm 187, vương triều mô-ri-a bị lật đổ. Một vương triều mới, vương triều Shunga, ra đời (187-73 trước công nguyên).
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top