Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tên khai sinh là Võ Giáp, bí danh Văn, sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, tại An Xá, Lộc Thủy, Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình
Từ những năm 1925-1926, khi còn là học sinh, ông tích cực tham gia biểu tình chống thực dân nên bị đuổi học.
Từ năm 1927- 1940: ông tham gia hoạt động cách mạng tích cực với sự lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc. Được cử đi học lớp quân sự ở nước ngoài.
Tháng 1 năm 1941, Võ Nguyên Giáp cùng Nguyễn Ái Quốc về Cao Bằng xúc tiến xây dựng cơ sở cách mạng và mở lớp huấn luyện quân sự chính trị chuẩn bị lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang khi có thời cơ. Đến cuối năm 1944, Mặt trận Việt Minh đã xây dựng được cơ sở chính trị rộng khắp toàn quốc. Về lực lượng vũ trang, ta đã thành lập được 3 trung đội Cứu Quốc quân và nhiều đội du kích tự vệ.
Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tại căn cứ Trần Hưng Đạo, thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Đây là tổ chức tiền thân của quân đội ta.
Tháng 4 năm 1945, tại Hội nghị quân sự cách mạng Bắc kỳ, Võ Nguyên Giáp được cử vào Uỷ ban quân sự cách mạng Bắc kỳ. Ngày 15 tháng 5 năm 1945, thống nhất các Trung đội giải phóng quân và Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành Việt Nam Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh.Tại Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (16/08/1945), ông được bầu vào UBDTGPVN (sau này là Chính phủ lâm thời).
Chiều 16 tháng 8 năm 1945, dưới sự chỉ huy của Võ Nguyên Giáp, một trung đội Việt Nam giải phóng quân từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở màn cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Cách mạng tháng Tám thành công, ông là Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ lâm thời. Tháng 3 năm 1946, ông được cử giữ chức vụ Chủ tịch quân sự, Uỷ viên trong Chính phủ liên hiệp kháng chiến và là Bí thư Quân ủy Trung ương. Năm 1950, chính thức đổi tên đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 10 năm 1946, ông được cử giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và được Hồ Chủ Tịch ủy quyền làm Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang Việt Nam. Ngày 20 tháng 01 năm 1948, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam. Ông trở thành vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam khi mới 37 tuổi.
Trong 9 năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954), là chỉ huy cao nhất của quan đội, ông đã có nhiều sáng kiến quan trọng để phát huy sức mạnh quân sự.
Tháng 12 năm 1953, Bộ Chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủ làm trận quyết chiến chiến lược giữa ta và Pháp. Phương châm chiến dịch là đánh nhanh, thắng nhanh. Đại tướng được giao nhiệm vụ chỉ huy trưởng chiến dịch này.
Sau khi nghiên cứu kỹ chiến trường Điện Biên Phủ, Đại tướng đã có quyết định đúng đắn: chuyển từ đánh nhanh, thắng nhanh sang đánh chắc, tiến chắc. Với thiên tài quân sự, ông đã chỉ huy bộ đội ta làm nên chiến thắng Điên Biên “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Từ chiến thắng này đưa Võ Nguyên Giáp trở thành danh nhân quân sự thế giới.
Từ ngày 7-5- 1954 Võ Nguyên Giáp trở thành một trong những biểu tượng của thời đại .
Trong 20 năm chống Mỹ đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng để lại dấu ấn thiên tài của mình trong những chiến thắng lẫy lừng đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược dài ngày nhất, quy mô lớn nhất, ác liệt nhất của một đế quốc sừng sỏ nhất là đế quốc Mỹ.
Tiếp đó Đại tướng tiếp tục lãnh đạo bộ đội ta khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và chiến đấu anh dũng đánh bại hai cuộc chiến tranh xâm lược, bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền Tổ quốc trong những năm 1975-1979.
Năm 1991, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thôi giữ chức Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ và nghỉ hưu ở tuổi 80.
Với những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp cao cả của dân tộc Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được Đảng và nhà nước ta cũng như các nước bạn tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương cao quí
Xuất thân là giáo viên lịch sử, Võ Nguyên Giáp trở thành nhà lãnh đạo quân sự kiệt xuất của Việt Nam và là một trong những vị tướng kiệt xuất trên thế giới. Ông được nhiều tờ báo ca ngợi là anh hung của Việt Nam. Đại tướng Mĩ Oét mo len gọi ông là “Vị tướng huyền thoại”. Trong Bách khoa toàn thư của Mĩ và nhiều nước, tên và hình ảnh của ông được ghi lại như một trong những vĩ nhân quân sự hiển hách nhất.
Hơn 80 năm hoạt động cách mạng, được Đảng và Nhà nước giao phó nhiều trọng trách, với tài thao lược quân sự và nhân cách phi thường, Đại tướng đã rèn luyện và lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng tạo ra nhiều chiến công hiển hách
Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là Tổng Tư lệnh văn võ song toàn, đức tài trọn vẹn, mà còn là nhà chính trị, nhà văn hóa, nhà khoa học, nhà lý luận quân sự hàng đầu của Việt Nam. Đại tướng tâm sự: “Tôi sống ngày nào cũng là vì đất nước ngày đó”.
Ông còn được biết đến là một vĩ nhân với nụ cười bình dị , dễ mến . Nhìn phong cách của Võ Nguyên Giáp chúng ta thấy ông chịu ảnh hưởng của Bác Hồ
Đã đi qua 2 cuộc chiến ông luôn khắc khoải nhớ thương những người đồng chí của một thời binh lửa. Ông luôn đau đáu với công tác thương binh liệt sỹ nhiều lần ông khóc khi nhắc đến sự hi sinh của những người linh năm xưa
Có thể khẳng định Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là điểm tựa tinh thần của người dân Việt Nam
Năm tháng sẽ qua đi nhưng hình ảnh anh hùng và thân thương của Võ Đại tướng sẽ mãi mãi in sâu trong con tim, khối óc của các thế hệ người Việt Nam như một người anh hùng dân tộc vĩ đại. Thế hệ sau sẽ mãi nhắc tên Người.
Sen Biển biên soạn
Từ những năm 1925-1926, khi còn là học sinh, ông tích cực tham gia biểu tình chống thực dân nên bị đuổi học.
Từ năm 1927- 1940: ông tham gia hoạt động cách mạng tích cực với sự lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc. Được cử đi học lớp quân sự ở nước ngoài.
Tháng 1 năm 1941, Võ Nguyên Giáp cùng Nguyễn Ái Quốc về Cao Bằng xúc tiến xây dựng cơ sở cách mạng và mở lớp huấn luyện quân sự chính trị chuẩn bị lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang khi có thời cơ. Đến cuối năm 1944, Mặt trận Việt Minh đã xây dựng được cơ sở chính trị rộng khắp toàn quốc. Về lực lượng vũ trang, ta đã thành lập được 3 trung đội Cứu Quốc quân và nhiều đội du kích tự vệ.
Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tại căn cứ Trần Hưng Đạo, thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Đây là tổ chức tiền thân của quân đội ta.
Tháng 4 năm 1945, tại Hội nghị quân sự cách mạng Bắc kỳ, Võ Nguyên Giáp được cử vào Uỷ ban quân sự cách mạng Bắc kỳ. Ngày 15 tháng 5 năm 1945, thống nhất các Trung đội giải phóng quân và Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành Việt Nam Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh.Tại Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (16/08/1945), ông được bầu vào UBDTGPVN (sau này là Chính phủ lâm thời).
Chiều 16 tháng 8 năm 1945, dưới sự chỉ huy của Võ Nguyên Giáp, một trung đội Việt Nam giải phóng quân từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở màn cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Cách mạng tháng Tám thành công, ông là Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ lâm thời. Tháng 3 năm 1946, ông được cử giữ chức vụ Chủ tịch quân sự, Uỷ viên trong Chính phủ liên hiệp kháng chiến và là Bí thư Quân ủy Trung ương. Năm 1950, chính thức đổi tên đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 10 năm 1946, ông được cử giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và được Hồ Chủ Tịch ủy quyền làm Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang Việt Nam. Ngày 20 tháng 01 năm 1948, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam. Ông trở thành vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam khi mới 37 tuổi.
Trong 9 năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954), là chỉ huy cao nhất của quan đội, ông đã có nhiều sáng kiến quan trọng để phát huy sức mạnh quân sự.
Tháng 12 năm 1953, Bộ Chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủ làm trận quyết chiến chiến lược giữa ta và Pháp. Phương châm chiến dịch là đánh nhanh, thắng nhanh. Đại tướng được giao nhiệm vụ chỉ huy trưởng chiến dịch này.
Sau khi nghiên cứu kỹ chiến trường Điện Biên Phủ, Đại tướng đã có quyết định đúng đắn: chuyển từ đánh nhanh, thắng nhanh sang đánh chắc, tiến chắc. Với thiên tài quân sự, ông đã chỉ huy bộ đội ta làm nên chiến thắng Điên Biên “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Từ chiến thắng này đưa Võ Nguyên Giáp trở thành danh nhân quân sự thế giới.
Từ ngày 7-5- 1954 Võ Nguyên Giáp trở thành một trong những biểu tượng của thời đại .
Trong 20 năm chống Mỹ đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng để lại dấu ấn thiên tài của mình trong những chiến thắng lẫy lừng đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược dài ngày nhất, quy mô lớn nhất, ác liệt nhất của một đế quốc sừng sỏ nhất là đế quốc Mỹ.
Tiếp đó Đại tướng tiếp tục lãnh đạo bộ đội ta khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và chiến đấu anh dũng đánh bại hai cuộc chiến tranh xâm lược, bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền Tổ quốc trong những năm 1975-1979.
Năm 1991, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thôi giữ chức Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ và nghỉ hưu ở tuổi 80.
Với những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp cao cả của dân tộc Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được Đảng và nhà nước ta cũng như các nước bạn tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương cao quí
Xuất thân là giáo viên lịch sử, Võ Nguyên Giáp trở thành nhà lãnh đạo quân sự kiệt xuất của Việt Nam và là một trong những vị tướng kiệt xuất trên thế giới. Ông được nhiều tờ báo ca ngợi là anh hung của Việt Nam. Đại tướng Mĩ Oét mo len gọi ông là “Vị tướng huyền thoại”. Trong Bách khoa toàn thư của Mĩ và nhiều nước, tên và hình ảnh của ông được ghi lại như một trong những vĩ nhân quân sự hiển hách nhất.
Hơn 80 năm hoạt động cách mạng, được Đảng và Nhà nước giao phó nhiều trọng trách, với tài thao lược quân sự và nhân cách phi thường, Đại tướng đã rèn luyện và lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng tạo ra nhiều chiến công hiển hách
Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là Tổng Tư lệnh văn võ song toàn, đức tài trọn vẹn, mà còn là nhà chính trị, nhà văn hóa, nhà khoa học, nhà lý luận quân sự hàng đầu của Việt Nam. Đại tướng tâm sự: “Tôi sống ngày nào cũng là vì đất nước ngày đó”.
Ông còn được biết đến là một vĩ nhân với nụ cười bình dị , dễ mến . Nhìn phong cách của Võ Nguyên Giáp chúng ta thấy ông chịu ảnh hưởng của Bác Hồ
Đã đi qua 2 cuộc chiến ông luôn khắc khoải nhớ thương những người đồng chí của một thời binh lửa. Ông luôn đau đáu với công tác thương binh liệt sỹ nhiều lần ông khóc khi nhắc đến sự hi sinh của những người linh năm xưa
Có thể khẳng định Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là điểm tựa tinh thần của người dân Việt Nam
Năm tháng sẽ qua đi nhưng hình ảnh anh hùng và thân thương của Võ Đại tướng sẽ mãi mãi in sâu trong con tim, khối óc của các thế hệ người Việt Nam như một người anh hùng dân tộc vĩ đại. Thế hệ sau sẽ mãi nhắc tên Người.
Sen Biển biên soạn
Sửa lần cuối: