• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN
Hôm nay Sen Biển sẽ giới thiệu với các bài viết về đại từ. Qua bài học giúp các em nắm được thế nào là đại từ, các loại đại từ. Có ý thức sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.

Tóm tắt bài

1.1. Thế nào là đại từ?

a. Khái niệm


Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,...được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

Ví dụ 1

Nam là học sinh lớp 7. Nó học rất giỏi → "Nó" là đại từ dùng để trỏ người ⇒ Trỏ Nam
Mẹ mua cho em cây viết. Nó rất đẹp → "Nó" là đại từ dùng để trỏ vật ⇒ Trỏ cây viết.
Ví dụ 2: Cậu ấy làm sao? → "Sao" là đại từ dùng để hỏi.
b. Vai trò ngữ pháp
Đại từ có thể đảm nhiệm các chức vụ như sau
Chủ ngữ, vị ngữ trong câu
Ví dụ: Người học giỏi nhất lớp là nó (Vị ngữ)
Phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ,...
Ví dụ: Cây tre Việt Nam nhĩn nhặn, thủy chung, bất khuất. Con người Việt Nam cũng đẹp vậy (Phụ ngữ của tính từ)

0624a185.jpg


1.2. Các loại đại từ

a. Đại từ để trỏ


Trỏ người, sự vật: "tôi, tao, tớ, chúng nó, họ"...

Ví dụ

Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ tương lai.
Hôm qua, người về muộn nhất lớp là tôi.
Thế chúng nó không tới à?
Trỏ số lượng: "bấy nhiêu, bao nhiêu"...

Ví dụ

Tôi chỉ có bấy nhiêu thôi.
Bao nhiêu là đủ.
Bạn có bao nhiêu cái bánh
Trỏ hoạt động: "thế"...

Ví dụ

Sao bạn làm như vậy?
Làm thế được à?

b. Đại từ để hỏi

Hỏi về người, sự vật: "ai, gì"...
Ví dụ
Ai là người dũng cảm nhất?
Hoa này là hoa gì?
Hỏi về số lượng: "bao nhiêu, mấy"...

Ví dụ

Chiếc áo này gái bao nhiêu?
Nhà cậu có mấy người?
Hỏi về tính chất, hoạt động, sự việc: "sao, thế nào"...

Ví dụ

Anh ấy làm sao?
Con làm bài thi thế nào?

c. Ghi nhớ: SGK/ 56

Bài tập minh họa

Ví dụ


Đề bài: Viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu có dùng đại từ nói về tình bạn? Lập bảng sắp xếp các đại từ này theo ngôi số ít và số nhiều.

Gợi ý làm bài

Đoạn văn mẫu:


Tình bạn là khi hai bên cùng chia sẻ vui buồn với nhau. Bạn bè yêu thương nhau và cùng nhau vượt qua khó khăn. Tôi và bạn cùng nhau cố gắng. Chúng mình thường đi chung với nhau. Chính mình cũng chưa từng nghĩ là sẽ có tình bạn thân như vậy. Mình và bạn ấy thân nhau từ hồi học mẫu giáo. Chúng tôi học cùng lớp cho đến tận bây giờ. Đồ vật của tôi và bạn ấy, hai bên cùng chia sẻ với nhau. Tôi rất mến mộ lòng tốt của cô ấy. Một người luôn nghĩ cho người khác.

Các từ in đậm trong đoạn văn trên là đại từ xưng hô về tình bạn.

Chúc các em học văn vui vẻ và nhớ ghé thăm vnkienthuc.com nhé!
 
Sau khi học và hiểu thế nào là đại từ. Chúng mình cùng đi luyện tập về đại từ nhé! Hi vọng các bài tập dưới đây sẽ không làm khó các em.

Bài 1:

Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây:


a) Tôi đang học bài thì Nam đến.

b) Người được nhà trường biểu dương là tôi.

c) Cả nhà rất yêu quý tôi.

d) Anh chị tôi đều học giỏi.

e) Trong tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.

Bài 2:

Tìm đại từ trong đoạn hội thoại sau, nói rõ thay thế cho từ ngữ nào:


Trong giờ ra chơi , Nam hỏi Bắc:

- Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh ? (câu 1)

- Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm ?- Bắc nói. (câu 2)

- Tớ cũng thế. (câu 3)

Bài 3:

Đọc các câu sau:


Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng ngay vào Chó Sói đang ngủ. Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt, Sóc bèn van xin :

- Xin ông thả cháu ra.
Sói trả lời:

- Thôi được, ta sẽ thả mày ra. Có điều mày hãy nói cho ta hay , vì sao họ nhà Sóc chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy ?
(Theo Lép Tôn- xtôi).

a) Tìm đại từ xưng hô trong các câu trên.

b) Phân các đại từ xưng hô trên thành 2 loại

Bài 4:

Thay thế các từ hoặc cụm từ cần thiết bằng đại từ thích hợp để câu văn không bị lặp lại:


a) Một con quạ khát nước, con quạ tìm thấy một cái lọ.

b) Tấm đi qua hồ, Tấm vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước.

c) - Nam ơi! Cậu được mấy điểm?

- Tớ được 10 điểm. Còn cậu được mấy điểm?

- Tớ cũng được 10 điểm.

47d84a1e.jpg


GỢI Ý - ĐÁP ÁN

Đây là phần hướng dẫn trả lời các câu hỏi, các em có thể tham khảo gợi ý để làm bài tốt hơn.

Bài 1:

a) Chủ ngữ.
b) Vị ngữ.
c) Bổ ngữ.
d) Định ngữ.
e) Trạng ngữ.

Bài 2:

- Câu 1: từ bạn thay thế cho từ Bắc.
- Câu 2: tớ thay thế cho Bắc ,cậu thay thế cho Nam.
- Câu 3 : tớ thay thế cho Nam, thế thay thế cụm từ được điểm 10.

Bài 3:

a) Ông, cháu, ta, mày, chúng mày.

b)- Điển hình : ta, mày, chúng mày.

- lâm thời, tạm thời : ông, cháu

Bài 4:

a) Thay từ con quạ (thứ 2) bằng từ nó.

b) Thay từ Tấm (thứ 2) bằng từ cô.

c) Thay cụm từ “được mấy điểm” bằng “thì sao”; cụm từ “được 10 điểm” (ở dưới) bằng “cũng vậy”.

Trên đây là một số bài luyện tập về đại từ. Sen Biển rất mong các em sẽ có những phút giây vui học văn cùng vnkienthuc.com. Hãy cố gắng học bài và làm bài đầy đủ các em nhé! Học văn không khó nếu các em có quyết tâm và bản lĩnh chinh phục Sen Biển sẽ luôn là người bạn đồng hành và ủng hộ các em.
 
Thông qua bài tập trắc nghiệm về đại từ mà Sen Biển đăng tải dưới đây mong rằng sẽ cung cấp cho các em các kiến thức cơ bản về đại từ để dễ dàng tiếp cận với bài học. Chúng ta cùng nhau làm bài tập xét nghiệm về đại từ nhé!

Câu 1. Đại từ là gì?

A. Dùng để trở người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi

B. Đại từ là những từ sử dụng để gọi tên người, sự vật, hoạt động

C. Đại từ là từ dùng để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật hiện tượng

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 2. Có mấy loại đại từ?

A. 2 loại

B. 3 loại

C. 4 loại

D. 5 loại

Câu 3. Đại từ “bao nhiêu, mấy” là đại từ để trỏ người, sự vật đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4. Đại từ “sao, thế nào” là đại từ dùng làm gì?

A. Để hỏi

B. Để trỏ số lượng

C. Để hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc

D. Để hỏi về

Câu 5. Xác định đại từ có trong câu “ Mình về mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người” là?

A. Mình, ta

B. Hoa, người

C. Nhớ

D. Về

b692c9f4.jpg


Câu 6. Xác định đại từ trong câu sau: “Chúng tôi thấy mùa hè nắng nóng, ai cũng sợ” ?

A. Ai

B. Chúng tôi, ai

C. Chúng tôi

D. Cũng

Câu 7. Xác định đại từ trỏ người trong ví dụ sau: “Đã bấy lâu nay bác tới nhà/ Trẻ thời đi vắng chợ thời xa” ?

A. Đã

B. Bấy lâu

C. Bác

D. Trẻ

Câu 8. Từ loại dùng làm từ ngữ xưng hô trong đoạn trích sau là gì?

Phú nông gần đất xa trời
Họp riêng con lại, nói lời thiết tha
Rằng: “Ruộng đất ông cha để lại
Các con đừng dại mà bán đi”

A. Động từ

B. Phó từ

C. Danh từ

D. Tính từ

Câu 9. Tìm đại từ trong câu “Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn”?

A. Tôi

B. Tôi, nó

C. Tôi, Kiều Phương

D. Nó, Mèo

Đáp án

Câu 1: A

Câu 2: B

Có 3 loại đại từ chính: trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô)/ đại từ trỏ số lượng và đại từ trỏ hoạt động, tính chất, sự việc

Câu 3: B

→ bao nhiêu, mấy là đại từ để hỏi

Câu 4: C

Câu 5: A

Câu 6: C

Câu 7: C

Câu 8: C

Từ ngữ xưng hô: con – danh từ

Câu 9: B

Các em có gặp khó khăn gì khi giải bài tập trắc nghiệm về đại từ này không? Hãy cùng cố gắng để học thật tốt môn ngữ văn 7 các em nhé! Và nhớ ghé thăm vnkienthuc.com thường xuyên. Sen Biển rất vui khi được đồng hành cùng các em. Chúc các em học tập ngày càng tiến bộ hơn nữa.
 
Bài học về đại từ là một bài học quan trọng trong chương trình ngữ văn 7. Dưới đây Sen Biển sẽ giới thiệu với các em bài viết phân loại đại từ cũng như vai trò của đại từ trong câu, đi kèm là một số bài tập minh họa không nằm trong sgk. Các em cùng đọc bài viết phía dưới nhé!

Phân loại đại từ

– Đại từ nhân xưng (dùng để xưng hô), dùng chỉ ngôi, đại diện hay thay thế cho danh từ.

Gồm có 3 ngôi:

+ Trong ngôi thứ nhất (chỉ người nói): tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,…

+ Trong ngôi thứ hai (chỉ người nghe): cậu, các cậu, …

+ Trong ngôi thứ ba (chỉ người không có trong giao tiếp nhưng được nhắc đến trong giao tiếp): họ, hắn, bọn nó, chúng nó,…

Ngoài các đại từ nhân xưng phổ biến còn có các danh từ làm từ xưng hô ví dụ như trong quan hệ gia đình như ông, bà, anh, chị, em, con, cháu,… trong các nghề nghiệp hoặc chức vụ riêng như bộ trưởng, thầy giáo, luật sư,…

– Đại từ sử dụng với mục đích hỏi (nghi vấn). Như hỏi về người, vật (là ai, cái gì,…),hỏi về nơi chốn, hỏi về thời gian, hỏi về tính chất sự vật, hỏi về số lượng…

– Đại từ thay thế các từ khác nhằm tránh việc lặp từ hoặc không muốn đề cập trực tiếp.

Căn cứ vào chức năng thay thế sẽ chia thành:

– Đại từ thay thế cho danh từ. Ví dụ như: chúng tôi, chúng mày, họ, chúng,…

– Đại từ thay thế động từ, tính từ. Ví dụ: thế, vậy, như thế, như vậy…

– Đại từ thay thế cho số từ. Ví dụ bao, bao nhiêu…

Theo SGK lớp 7, đại từ sẽ chia làm 2 loại:

– Đại từ để trỏ: trỏ từ, trỏ sự vật (đại từ xưng hô) (tôi, tao, ). Trỏ số lượng. Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.

– Đại từ để hỏi: hỏi về người, sự vật. Hỏi về số lượng. Hỏi hoạt động, tính chất, sự việc.

Vai trò của đại từ trong câu

Các đại từ trong câu vừa có thể là chủ ngữ, vị ngữ, hoặc phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ.

Đại từ cũng có thể trở thành thành phần chính trong câu , đại từ không làm nhiệm vụ định danh. Phần lớn các đại từ có chức năng trỏ và mục đích thay thế .

Ví dụ đại từ

Đại từ để trỏ người sự vật: Nó đã về chưa ?

Đại từ để trỏ số lượng: Chúng ta nên làm việc nghiêm túc.

Đại từ để hỏi số lượng: Có bao nhiêu sinh viên tham gia đại hội ?

Đại từ để hỏi hoạt động tính chất sự việc: Diễn biến câu chuyện ra sao ?

56bf73ae.jpg


Một số bài tập đại từ không có trong SGK, mời các em học sinh theo dõi và thực hành.

Bài 1:

Xác định đại từ “tôi” trong câu đảm nhiệm chức năng ngữ pháp gì?

a) Tôi đang học bài ở nhà thì bạn Phong đến.

b) Người được lớp học biểu dương là tôi.

c) Cả nhà đều yêu mến tôi.

d) Anh chị tôi học rất giỏi.

e) Trong lòng tôi, cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.

Bài 2:

Tìm đại từ xuất hiện trong câu:


Trong giờ ra chơi, Bình hỏi An

– An ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh ? (câu 1)

– Tớ đạt điểm 10, còn cậu mấy điểm ?- Bình nói (câu 2)

– Tớ cũng thế. (câu 3)

Bài 3:

Thay thế từ hoặc cụm từ bằng đại từ thích hợp trong các câu bên dưới,.


a) Một con sói đang khát nước, con sói tìm thấy một cái lọ.

b) Nam đi qua cây cầu, Nam vô ý đánh rơi một chiếc dép.

c)

– Bắc ơi! Hôm nay cậu được mấy điểm môn toán?

– Tớ được 10 điểm. Còn cậu được mấy điểm?

– Tớ cũng đạt 10 điểm.

Lời giải:

Bài 1:


a) Tôi là Chủ ngữ trong câu: Tôi đang học bài ở nhà thì bạn Phong đến.

b) Tôi là vị ngữ trong câu: Người được lớp học biểu dương là tôi.

c) Tôi là Bổ ngữ trong câu: Cả nhà đều yêu mến tôi.

d) Tôi là Định ngữ trong câu: Anh chị tôi học rất giỏi.

e) Tôi là Trạng ngữ trong câu: Trong lòng tôi, cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.

Bài 2:

– Trong câu 1 từ bạn thay thế cho từ An.

– Trong câu 2 “tớ” thay thế cho An, “cậu’ thay thế cho Bình.

– Trong câu 3 “tớ” thay thế cho An, còn “thế” thay thế cho đạt điểm 10,

Bài 3:

a) Thay từ con sói trong đoạn thứ 2 bằng từ “nó”. => Một con sói đang khát nước, nó tìm thấy một cái lọ.

b) Thay từ Nam trong vế 2 thành từ cậu hoặc anh => Nam đi qua cây cầu, cậu/anh vô ý đánh rơi một chiếc dép.

c) Thay cụm từ “được mấy điểm” bằng “thì sao”; cụm từ “được 10 điểm” phía dưới thành “cũng vậy”.

=> – Bắc ơi! Hôm nay cậu được mấy điểm môn toán?

– Tớ được 10 điểm. Còn cậu “thì sao”?

– Tớ “cũng vậy”.

Sen Biển vừa cung cấp thông tin về phân loại, các ví dụ minh họa và bài tập thực hành về đại từ. Chắc chắn qua bài học này sẽ giúp các em học sinh dễ hiểu bài hơn. Chúc các em học sinh học tốt môn văn.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top