Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Lịch sử phát triển của xã hội loài người luôn diễn ra những bước thăng trầm, là lịch sử của những cuộc đấu tranh giai cấp, là sự biến đổi của các hình thái kinh tế, xã hội. Cuộc đấu tranh giai cấp giữa tư sản và phong kiến là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, thể hiện được sự phát triển của lực lượng sản xuất mới so với quan hệ sản xuất đã lỗi thời. Trong cuộc đấu tranh , giai cấp tư sản đã tỏ ro ưu thế của mình, giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến chuyên chế, dẫn đến sự phát triển cao hơn của xã hội loài người.
Nói đến cuộc đấu tranh tư sản và phong kiến, chúng ta phải có cái nhìn toàn diện, xuyên suốt tiến trình lịch sử xã hội Tây Âu. Bắt đầu từ khi chế độ phong kiến hình thành (thế kỉ 5 đến thế kỉ 9), đến khi nó khủng hoảng, suy vong (thế kỉ 15 đến thế kỉ 16), luôn luôn diễn ra mâu thuẫn giữa tư sản và phong kiến.Đến khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện và phát triển thì diễn ra cuộc đấu tranh ngày càng quyết liệt hơn.
Đến thế kỉ IX, Tây Âu hoàn thành chế độ phong kiến hóa. Đến thế kỉ XI, quan hệ sản xuât phong kiến được xác lập và ngày càng củng cố. Do đó, sức sản xuất của xã hội phong kiến có những bước tiến bộ đáng kể về nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp… Thành thị đã manh nha xuất hiện. Lúc ban đầu, thành thị xuất hiện do những người nông nô trốn khỏi lãnh địa xây dựng nên. Nhưng về sau, lãnh chúa do nhu cầu cần tiền, cần xây dựng những trung tâm thương nghiệp, trung tâm thủ công nghiệp nên cho xây dựng thành thị mới và phục hồi những thành thì cổ đại, cho nông nô thuê để thu tiền. Thêm vào đó, các cuộc Thập tự chinh là một nhân tố khách quan quan trọng dẫ đến sự phát triển của thành thị Tân Âu. Với 8 cuộc viễn chinh dài ngày, nhiều nông nô đã lợi dụng để trốn khỏi chủ, trốn vào lãnh địa để thuận tiện buôn bán. Và cũng để có tiền tham gia thập tự chinh, lãnh chúa đã cho phép nông nô dùng tiền để chuộc thân phận, vì thế mà thành thị ngày càng phát triển, mở rộng, chế độ phong kiến ngày càng khủng hoảng, suy yếu.
Cùng với thành thị phát triển, phường hội ra đời có tác dụng rất lớn trong việc đảm bảo quyền lợi cho những người thợ, đề ra qui định, qui tắc hoạt động, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, chống lại sự cướp bóc, sách nhiễu của lãnh chúa phong kiến ….Tuy nhiên, càng về sau, phường hội dần dần trở thành vật cản của nền sản xuất. Thời kì này cũng diễn ra nhiều cuộc đấu tranh của thị dân chống lãnh chúa phong kiến nhằm giải phóng thành thị. Kết quả cuộc đấu tranh gian khổ của thị dân là giải phóng thành thị, lập ra những thành thị tự trị, có chính quyền riêng, có cờ hiệu, cơ quan quân đội, cảnh sát, có quyền đúc tiền, ngân quĩ riêng, mang lại cho nhân dân quyền tự do. Sau khi hoàn thành cuộc đâu stranh giải phóng thành thị, thị dân còn yêu cầu xóa bỏ chế độ phong kiến phân tán và hạn chế sự sách nhiều của giáo hội, bỏ tiền ra giúp nhà vua xây dựng chính quyền tập trung……..
Như vậy, sự ra đời của thành thị đóng vai trò tích cực trong việc chuyển từ chế độ phong kiến phân quyền sang chế độ phong kiến tập quyền, hình thành quốc gia dân tộc thống nhất, thị trường thống nhất, tạo điều kiên cho kinh tế hàng hóa phát triển và là cơ sở tiền đề cho sự xuất hiện của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Thời kì hậu kì trung đại là thời kì suy tàn của chế độ phong kiến, do đó xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến Tây Âu.
Về kinh tế, trong thủ công nghiệp, tổ chức phường hội tan rã, thay vào đó là tổ chức công trường thủ công.Trong nông nghiệp, lãnh địa phong kiến tan rã, thay vào đó là trang trại phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. Trong thương nghiệp, các hội buôn thay thế bằng các công ty thương mại.Cùng với sự thay thế của các tổ chức kinh tế, sức sản xuất cũng có sự phát triển mới.Những biến đổi đó về kinh tế đã có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển nông nghiệp.Trong quá trình đó, sự phân công lao động giữa các ngành nghề, giữa các vùng sản xuất không ngừng phát triển, dẫn đến sự phát triển không ngừng của sản xuất hàng hóa.
Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa là điều kiện cơ bản để dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, nhưng chỉ có kinh tế hàng hóa không thì chưa đủ. Muốn có quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa cần có một quá trình chuẩn bị gọi là quá trình tích lũy ban đầu.
Quá trình đẩy mạnh phát triển của kinh tế hàng hóa dẫn đến nhu cầu buôn bán trở nên bức xúc, cộng với cơn thèm khát vàng của tầng lớp phong kiến Tây Âu, nhưng con đường đi sang phương đông buôn bán duy nhất thời đó bị người Ả rập chiếm giữ đòi hỏi chế độ phong kiến phải bỏ tiền cho các nhà thám hiểm đi tìm con đường thông thương mới. Chính vì vậy mà những cuộc phát kiến địa lí đầu tiên đã diễn ra ở 2 nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, với các nhà phát kiến nổi tiếng như Crixtop Colombo, Magielang…đã tìm ra nhiều vùng đất mới, nguyên liệu mới và đồng hành với nó là nguồn nhân công mới dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn…
Phát kiến địa lí đã làm cho thương nghiệp phát triển, làm cho đời sống thành thị ở khu vực này trở nên phồn vinh.Việc buôn bán không chỉ dừng lại ở nội bộ khu vực Châu Âu mà còn diễn ra giữa các châu lục làm cho giai cấp tư sản càng trở nên giàu có. Các cuộc phát kiến địa lí và đi kèm với nó là sự cướp bóc thuộc địa và cướp biển đã mang lại cho Châu âu một khối lượng hàng hóa, vàng bạc rất lớn.ví dụ Bồ Đào Nha lấy của Châu Phi 276000kg vàng, lượng bạc tích lũy ở Châu Âu sau phát kiến tăng lên 3 lần…
Để có nhân công làm thuê, giai cấp tư sản đã dùng bạo lực cướp ruộng đất của nông dân, biến họ thành người lang thang. Những người nông dân bị đuổi ra khỏi ruộng đất, đi lang thang ra thành thị và các khu công nghiệp, cuối cùng phải vào làm thuê trong các xí nghiệp của nhà tư bản.Cộng thêm với nguồn nô lệ da đen cướp bóc được từ Châu Phi, nhà tư bản có nguồn nhân công rẻ mạt khổng lồ.
Với rất nhiều biện pháp khác nhau, quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản bao gồm tích lũy vốn, nhân công, thị trường, thuộc địa đã hoàn thành. Chủ nghĩa tư bản chính thức thành hình và giai cấp tư sản ngày càng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, xã hội. Trong các ngành công nghiệp, chủ nghĩa tư bản xây dựng nhiều công trường thủ công thay thế cho phường hội trước kia.Đó thực chất là xưởng sản xuất nhưng theo dây chuyền làm năng suất lao động tăng nhanh hơn, giá cả hạ hơn.Trong thương nghiệp xuất hiện nhiều công ti thương mại Đông Ấn của Hà Lan, của Pháp hay của Anh.Trong nông nghiệp, sản xuất nhỏ của nông dân dần được thay thế bằng hình thức đồn điền hay trang trại, sản xuất theo qui mô lớn để cung cấp cho thị trường.
Nếu như ở thời sơ kì và trung kì trung đại, quan hệ bóc lột chủ yếu là giữa lãnh chúa và nông nô thì thời hậu kì trung đại, quan hệ bóc lột chủ yếu giữa chủ và công nhân làm thuê với công thức: chủ xuất vốn, thợ xuất sức, dẫn đến sự hình thành của hai giai cấp mới là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Những thợ cả giàu có, những chủ đất được tư sản hóa, thương nhân giàu có đã bóc lột sức lao động làm thuê, đẩy mạnh tích lũy tư bản một cách tương xứng để trở thành giai cấp tư sản. Trong quá trình hình thành giai cấp mình, giai cấp tư sản cũng tạo ra giai câp vô sản. Theo Mac :” Giai cấp vô sản là giai cấp những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc phải bán sức lao động để sống”.
Như vậy, bên cạnh những mâu thuẫn cũ còn tồn tại, xã hội Tây Âu xuất hiện những mâu thuẫn mới như mâu thuẫn giữa tư sản và phong kiến, mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản… Trong đó,mâu thuẫn giữa tư sản và phong kiến là mâu thuẫn chủ yếu.Giai cấp phong kiến vẫn nắm chính quyền và tìm cách kìm hãm sự phát triển của tư sản. Cuộc đấu tranh giữa tư sản và phong kiến là động lực chính thúc đẩy sự tan rã của chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời nhanh hơn trong lòng xã hội phong kiến. Giai cấp tư sản là giai cấp tiến bộ, đại diện cho phương thức sản xuất mới, đang đi lên, đã đấu tranh quyết liệt với giai cấp phong kiến là giai cấp suy tàn, phản động, đại diện cho phương thức sản xuất lạc hậu lỗi thời. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến đã tiến hành trên nhiều mặt: văn hóa, tôn giáo, tư tưởng, chính trị, xã hội, nhằm từng bước mở đường phát triển cho phương thức sản xuất mới ra đời. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến cuối cùng cũng diễn ra cách mạng tư sản- cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến và xây dựng chế độ tư bản chủ nghĩa.
Cuộc đấu tranh tư tưởng diễn ra trến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực khác nhau như văn học, nghệ thuật, khoa học và triết học ( bao gồm cả tôn giáo), giáo dục…Cuộc đấu tranh này diễn ra thành 2 phong trào lớn ở thời hậu kì trung đại , đó là phong trào cải cách tôn giáo và phong trào Văn hóa Phục Hưng.
Phong trào văn hóa Phục Hưng diễn ra khi Châu Âu đang có nhiều sự kiện quan trọng như xuất hiện nhiều phát minh quan trọng đặc biệt là nghệ thuật in ấn phát triển, nấu bếp, đúc súng đạn…Đây cũng là thời kì những cải cách tôn giáo diễn ra mãnh liệt, đồng thời diễn ra cuộc đấu tranh sôi nổi của giai cấp công nhân chống lại lãnh chúa phong kiến và tăng lữ, làm hậu thuẫn cho giai cấp tư sản. Cũng trong thời kì này, chủ nghĩa chuyên chế đã thắng lợi ở 1 số nước tiên tiến nhất của Châu Âu như Anh, Pháp..là chỗ dựa cho giai cấp tư sản, đồng thời chủ nghĩa dân tộc đang dần hình thành. Những nền móng của chế độ phong kiến dần rạn nứt.Trong khi kinh tế tư bản phát triển ngày càng mạnh thì vấp phải sự chống đối, cản trở, phá hoại của chế độ phong kiến.Về văn hóa, giáo hội Kito lũng đoạn, tuyên truyền những tư tưởng phản động, giam hãm con người trong vòng lạc hậu tối tăm, chỉ dạy những nội dung phản động, giáo điều, phản khoa học như thần học, triết học kinh viện và khoa học được xem là đầy tớ của thần học. Tầng lớp phong kiến suốt ngày trong chủ nghĩa khổ hạnh, dù là gian dối, còn quí tộc phong kiến suốt ngày săn bắn, tiệc tùng, đánh nhâu, không để ý gì đến các hoạt động văn hóa nghệ thuật.
Phong trào văn hóa Phục Hưng diễn ra trên tất cả các mặt: văn học, nghệ thuật, khoa học… nhưng tựu chung lại đều nhằm mục đích đả kích phong kiến.Trong thời trung cổ, giáo hội chi phối tư tưởng con người, do đó tư sản đả kích giáo hội thoát khỏi sự tràng buộc của thần học, tôn giáo. Trong tác phẩm Cuộc đời đáng chán của người khổng lồ Gacsgangchuye và người con Pawngtagruyen đã châm biếm sâu cay giáo hội khi ông cho rằng giới tu sĩ như những con chim đen tuyền, con khoang trắng, hồng y giáo chủ như con đỏ chót…Tất cả chúng chỉ biết ăn cho béo.
Giai cấp tư sản còn vạch trần những trò bịp bợm của phong kiến, gạt bỏ quan niệm lấy thượng đế làm trung tâm , lấy con người làm đối tượng nghiên cứu, tiến đến 1 vũ trụ quan mới, coi trọng con người và thiên nhiên. Tính chất phản phong của văn hóa Phục Hưng còn thể hiện ở sự công phẫn với chế độ phong kiến. Makiaveeli , 1 nhà văn Italia đã nói: “Bọn quí tộc là những kẻ sống đời ăn không ngồi rồi” và “đặc biệt nguy hiểm”. Chủ nghĩa Phục Hưng kêu gọi con người đi vào cuộc sống tự do hưởng lạc, đối lập hẳn với chế độ phong kiến giam hãm con người trong vòng khổ hạnh.
Phong trào cải cách tôn giáo là đòn thứ hai mà giai cấp tư sản đánh trực diện vào hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến. Cơ đốc giáo là hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, chiếm địa vị thống trị và chi phối toàn bộ đời sống chính trị của Tây Âu trong nhiều thời kì, duy trì lực lượng bảo thủ, phản động, duy trì chính sách ngu dân và bóc lột nhân dân. Giai cấp tư sản đang lên coi giáo hội là sự cản trở bước tiến của họ, do đó đã bùng lên phong trào cải cách tôn giáo. Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là mục sư LuTho (ở Đức), sau đó lan ra các nước khác. Ở Thụy Sĩ, Can Vanh đã phát triển thêm những tư tưởng của LuTho. Các ông không muốn thủ tiêu tôn giáo, chỉ đòi thủ tiêu vai trò của giáo hội, giáo hoàng, bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền hà, xây dụng 1 tôn giáo “rẻ tiền” trong đó không có đẳng cấp tăng lữ mà chỉ có mục sư truyền giáo. Ăng ghen gọi đó là “một cái áo may vừa khổ người của giai cấp tư sản”.
Phong trào cải cách tôn giáo không những làm cho Cơ đốc giáo bị phân hóa thành Tân giáo (đạo Tin lành) và cựu giáo ( đạo ki tô) mà còn châm ngòi cho 1 cuộc nổi dậy của nông dân, tạo thành 1 cuộc chiến tranh vĩ đại ở Đức. Cuộc chiến tranh này được giai cấp tư sản hướng đạo.
Nếu như phong trào văn hóa Phục Hưng và phong trào cải cách tôn giáo là hai đòn liên tiếp đánh vào chế độ phong kiến trên lĩnh vực tư tưởng để dọn đường cho cuộc cách mạng sắp tới thì cuộc chiến tranh nông dân Đức là đòn vũ trang đầu tiên của giai cấp tư sản đánh vào giai cấp phong kiến, mở màn cho cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại giai cấp này chống phong kiến- các cuộc cách mạng tư sản.
Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên là cuộc cách mạng tư sản Hà lan giữa thế kỉ XVI. Thời kì này, nền kinh tế Nedeclan phát triển nhanh chóng và quan hệ tư bản chủ nghĩa xâm nhập vào các lĩnh vực của nền kinh tế. Cơ cấu giai cấp cũng có sự thay đổi, giai cấp quí tộc phong kiến đã bị phân hóa, xuất hiện tầng lớp quí tộc mới, chế độ nông nô tan rã, các giai cấp đều muốn có sự thay đổi vè chính trị, họ tiếp thu hình thức tôn giáo mới. Tầng lớp quí tộc mới chọn đạo Lutho, giai cấp tư sản và phú nông theo Tân giáo Canvanh…Thêm vào đó, vương triều Philip II thực hiện những chính sách tàn bạo bóc lột Nêđeclan, đặc biệt là sắc lệnh đàn áp khốc liệt các loại tân giáo. Năm 1522, “sắc lệnh máu” được ban hành, 50.000 người theo Tân giáo bị giết chết, chôn sống, cầm tù và đày ra nước ngoài.Phi lip còn tăng thuế, vơ vét kinh tế… của nhân dân để phục vụ cho nhu cầu ăn chơi xa xỉn của triều đình phong kiến. Những nguyên nhân trên đã dẫn đến cuộc đấu tranh kịch liệt giữa tư sản và phong kiến.Giai cấp tư sản rất oán hận chính sách thống trị của Tây Ban Nha, vì vậy thông qua các công xã Canvanh giáo, họ đã tập hợp quần chúng đấu tranh theo lợi ích của giai cấp họ.Khởi nghĩa của nhân dân dưới sự lãnh đạo của tư sản bùng lên mạnh mẽ, lan ra 12 trong 17 tỉnh thành phố, phá hủy 5.500 nhà thờ và tu viện.1567, Phi lip cử công tước Anba đem 18000 quân sang Needeclan, thành lập Ủy Ban điều tra bạo lực, bắt bớ và giết hại những người tham gia đấu tranh hoặc bị tình nghi. Khắp đất nước đâu đâu cũng thấy máy chém và giá treo cổ, tịch thu tài sản của nhân dân, đặt ra chế độ thuế mới vô cùng hà khắc…Ngay khi Anba kéo quân sang, Vinhemorangio chạy sang Đức, được sự ủng hộ của phái Lutho đã chiêu mộ được đội quân đánh thuê gồm 30.000 người, phản công quân Tây Ban Nha vài lần nhưng thất bại. Năm 1572, phong trào khởi nghĩa ở miền Bắc giành thắng lợi. 1576, phong trào khởi nghĩa ở miền Nam giành thắng lợi, tư sản Nêđeclan buộc phải kí hiệp định Ghento. Năm 1579, bọn quí tộc phản động công khai xóa bỏ hiệp ước Ghento, thành lập đồng minh Arat. Đối phó với tình hình ấy, 7 tỉnh miền Bắc thành lập liên minh Utorech, thành lập nước cộng hòa Hà Lan. 1648, trong Hội nghị đình chiến Vetphalen, nền độc lập của Hà Lan mới được chính thức công nhận. Thắng lợi của tư sản Hà Lan là dấu hiệu đầu tiên của sự thắng lợi tất yếu của chế độ tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến.
Nét đặc biệt trong tình hình kinh tế- xã hội Anh trước 1640 là sự xâm nhập mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản vào nông nghiệp, dẫn đến sự ra đời của tầng lớp quí tộc mới. Tầng lớp này có cùng một lúc với giai cấp tư sản Anh trên vũ đài chính trị, có quyền lợi hòa đồng nên gắn bó chặt chẽ với nhau. Hơn nữa quí tộc mới là con người hai thân, vừa hưởng lợi ích của quí tộc, vừa giàu hơn tư sản. Đây là điều hiếm thấy, trong giai đoạn đầu, tư sản chưa có được. Sự phát triển của công thương nghiệp làm cho nhu cầu nông phẩm tăng lên.Vì vậy ngoài việc rào đất cướp ruộng, địa chủ sử dụng phương thức sản xuất mới, làm năng suất lao động tăng nhanh. Thương nghiệp Anh đặc biệt phát triển nhờ nghề buôn bán nô lệ. Về tư tưởng cũng diễn ra cuộc đấu tranh giữa Anh giáo( tôn giáo của giai cấp phong kiến) và Thanh giáo( tôn giáo của giai cấp tư sản). Cuộc cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức nội chiến, giữa quân của nhà vua và quân của Quốc hội. Lúc đầu quân của Quốc hội thua nhưng sau đó nhờ tài nghệ của Cromoen với đạo quân sườn sắt, dựa vào quần chúng mà tình thế đảo ngược. Saclo I bị bắt lần 2 vào đầu năm 1649 và bị xử tử. Anh trở thành nước Cộng Hòa, cách mạng đạt tới đỉnh cao. Đây là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng với nước Anh và với thời đại.Nó chứng minh cách mạng Anh không thể tiến xa hơn được nữa. Nhưn quần chúng chưa được hưởng gì từ cách mạng, do đó họ muốn đi xa hơn để đề ra yêu cầu của mình. Nền cộng hòa đã bị đàn áp không đáng tiếc. Để bảo về quyền lợi của mình, tư sản đã trao nó cho Cromoen, lập nên nền bảo hộ công. Cromoen đã không phụ lòng tư sản và quí tộc mới. Cách mạng dừng lại. Quá trình lựa chọn liên minh tư sản- quí tộc mới bắt đầu từ năm 1649 và được định hình vào năm 1689, đúng 40 năm chẵn. Xu hướng quân chủ đã thắng thế xu hướng cộng hòa bởi thái độ thỏa hiệp của tư sản. Chế độ Bảo hộ công như cái gạch nối giữa cộng hào và quân chủ.
Như vậy cuộc cách mạng tư sản Anh là 1 sự kiện vô cùng quan trọng trong lịch sử nhân loại, đập tan nền quân chủ phong kiến, thiết lập chế độ tư bản. Nó ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển của xã hội loài người.
Khu vực Bắc Mĩ rất giàu tài nguyên, vì thế nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng. Khu vực này gồm 13 bang thuộc địa của Anh, miền Bắc phát triển công thương nghiệp dưới dạng công trường thủ công, miền Nam kinh doanh đồn điền theo lối tư bản chủ nghĩa bằng việc sử dụng sức lao động của nô lệ da đen. Sự phát triển của khu vực này bị sự thống trị của thực dân Anh kìm hãm. Anh chỉ muốn khu vực này là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho công nghiệp Anh và là thị trường tiêu thụ hàng hóa của Anh. Vì thế năm 1776, cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa do Oasinhton lãnh đạo bùng nổ. Ngày 4/7/1776, đại biểu của 13 bang thuộc địa họp ở Philadnphia đã đưa ra 1 bản Tuyên ngôn Độc Lập nổi tiếng. 1787, Hiến Pháp Hoa Kì ra đời, nhằm tăn cường vai trò của chính quyền Trung Ương, tổ chức chính quyền theo nguyên tắc tam quyền phân lập.
Cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa ở Bắc Mĩ vừa mang tính chất một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, vừa mang 1 cuộc cách mạng tư sản. Cuộc đấu tranh này thể hiện sự thắng lợi hoàn toàn của tư sản Mĩ với chế độ thực dân Anh, xóa bỏ được nền thống trị của thực dân phản động và đòi quyền dân chủ cho con người.
Ở Pháp, tiền đề bùng nổ 1 cuộc cách mạng chin muồi và đầy đủ nhất so với Anh cuối thế kỉ XVII. Cuối thế kỉ XVIII, chủ nghĩa tư bản đã trải qua kĩ thuật, thừa hưởng thành quả của 1 cuộc cách mạng với xưởng máy, lò cao, máy móc, cơ khí. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã chi phối nền kinh tế Pháp lúc đó. Giai cấp tư sản Pháp rất mạnh, đặc biệt về kinh tế, cho Lui XVI vay 1 khoản rất lớn, tất cả các quí tộc phong kiến đều mắc nợ tư sản. Chế độ phong kiến Pháp trở nên hết sức thối nát, làm cho mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. Xã hội Pháp phân chia thành 3 đẳng cấp bất di bất dịch:tăng lữ- quí tộc và đẳng cấp thứ ba. Hai đẳng cấp trên chiếm 1% dân số nhưng được hưởng mọi đặc quyền. Về kinh tế, quí tộc cực kì bảo thủ, coi việc làm giàu, kinh doanh là mất phẩm giá, chỉ biết bóc lột nông dân bằng địa tô ruộng đất. Đẳng cấp thứ ba có nông dân, bình dân thành thị ( tiểu thương, tiểu chủ), công nhân, thợ thủ công… và tư sản( đại tư sản, tư sản công thương, tư sản vửa và nhỏ). Trong cách mạng, đại tư sản gắn bó với chế độ phong kiến, chỉ muốn hạn chế quyền lực của nhà vua và có biện pháp đấu tranh ôn hòa. Tư sản công thương kiên quyết chống chế độ phong kiến, xác lập chủ nghĩa tư bản. Song tầng lớp này lại dễ dao động, một bộ phận của tầng lớp này thể hiện tính chất cách mạng không triệt để, khi phong trào đấu tranh của quần chúng lên cao thì chạy sang hàng ngũ phản cách mạng. Tư sản vừa và nhỏ là tầng lớp kiên quyết đi theo cách mạng, liên minh chặt chẽ với nhân dân, thúc đẩy cách mạng tiến xa và là động lực của cách mạng.
Sự phát triển của cách mạng Pháp theo hướng đi lên là các nấc thang chuyển chính quyền từ tay đại cách mạng đến tư sản công thương( phái girong đanh)( từ 1789 -1793) rồi chuyển sang tư sản vừa và nhỏ liên minh với quần chúng( phái giacobanh) (1793-1794). Sau 1794 là giai đoạn thoái trào của cách mạng, phái Giacobanh bị lật đổ, chính quyền chuyển về tay phái tư sản giàu lên sau cách mạng, họ không muốn cách mạng đi quá xa. Phái tư sản Tecmido nắm quyền với chế độ Đốc chính được thiết lập, tồn tại đến 1799. Ngày 9/11/1799, Napoleong Bonapac làm cuộc đảo chính, chấm dứt chế độc độc tài quân sự.
Như vậy, cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến diễn ra dai dẳng, mạnh mẽ, sôi nổi trên khắp các lĩnh vực. Từ cách mạng tư sản Hà Lan bùng nổ vào giữa thế kỉ XVI đến cách mạng Anh vào giữa thế kỉ XVII và thắng lợi đã khẳng định xu hướng tất yếu của thời đại mới. Cách mạng Hà Lan cùng cách mạng Anh mới chỉ mở ra những đột phá làm rung chuyển chế độ phong kiến châu Âu. Giai đoạn từ cách mạng Anh đến cách mạng Pháp là buổi bình minh của lịch sử cận đại. Trong giai đoạn này, cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa giai cấp phong kiến và giai cấp tư sản chưa rõ ràng. Thành trì của chế độ phong kiến còn khá vững chắc. Nhưng đến cuối thế kỉ XVIII, cách mạng Pháp nổ ra gần như đồng thời với cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ, về khách quan tạo nên sức mạnh tổng hợp giáng cho chế độ phong kiến một đòn chí tử, tiến công vào chế độ phong kiến ở khắp nơi, trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng- văn hóa.
Từ cách mạng Hà Lan đến cách mạng Pháp là thời kì phát triển đi lên của phong trào cách mạng tư sản. Cách mạng Pháp 1789 như một cái chổi khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản Pháp và thế giới. Với cách mạng Pháp thành công, hệ thống tư bản bắt đầu được xác lập trên phạm vi thế giới và cuộc đấu tranh “ ai thắng ai” đã rõ ràng, báo hiệu không bao lâu nữa, chủ nghĩa tư bản sẽ thắng thế chủ nghĩa phong kiến.
Từ 1815 đến 1830 là thời kì châu Âu phản động, các thế lực phong kiến họp nhau lại ở thủ đô Viên, cấu kết với nhau bảo vệ chế độ phong kiến. Vua các nước Áo, Nga, Phổ kí vào bản tuyên ngôn kêu gọi tất cả các nước theo đạo thiên Chúa hãy ủng hộ lẫn nhau bảo vệ tôn giáo và vương quyền. Sau đó vua chúa các nước khác cũng có hành động tương tự.
Từ 1815 đến 1830 về chính trị là một bước tạm lùi của chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu nhưng ở khu vực Mĩ latinh, một loạt các quốc gia dân tộc tư sản xuất hiện, chống lại ách áp bức, thống trị của cư dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Nói như thế không có nghĩa là ở Châu Âu không có cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến mà ở đâu đó vẫn diễn ra những cuộc cách mạng tư sản hoặc mang phạm trù cách mạng tư sản. Đó là cách mạng tư sản Xecbi (đầu thế kỉ XIX), cách mạng Tây Ban Nha (1820- 1823), khởi nghĩa của những người tháng Chạp ở Petecbua(1825) đòi lật đổ chế độ Nga Hoàng, xóa bỏ chế độ nông nô; Cách mạng 1830 ở Pháp, thiết lập nền quân chủ tháng 7, đưa vua Lui Philip đại diện cho tư bản tài chính lên nắm chính quyền. Cuộc cách mạng tư sản Bỉ 1830 đã chống lại sự nô dịch của Hà Lan, buộc Hà Lan phải tuyên bố Bỉ độc lập.
Đến giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển rất mạnh mẽ ở hầu khắp các nước châu Âu. Cao trào cách mạng 1848-1849 diễn ra trước hết ở Pháp và các nước châu Âu. So với năm 1830, cách mạng ở châu Âu vào năm 1848 rộng rãi và sâu sắc hơn nhiều, gây ra 1 cao trào đấu tranh sâu rộng, mạnh mẽ ở tất cả các nước. cách mang tư sản Pháp lần thứ 3 bùng nổ vào cuối tháng 2 rồi lan sang khu vực Trung và Nam Âu như Beclin, Praha, Viên, Milano…
Cuối năm 1850, phong trào cách mạng bị dập tắt ở Trung và Nam Âu, nhưng chế độ phong kiến bị lung lay đến tận gốc rễ ở Đức, Áo và Italia. Nhân dân các nước này được tập dượt kĩ càng cho cách mạng sau này.
Từ những năm giữa thế kỉ XIX trở đi, cách mạng tư sản không còn là dịp “ năm thì mười họa” nữa mà là phong trào thường trực ở các nước Châu Âu khi những nước này vẫn còn chế độ phong kiến- lực lượng ngáng trở sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Ở cuối thế kỉ XIX, cách mang không còn ở châu Âu mà lan sang cả châu Á.
Khi cao trào cách mạng những năm 1848-1849 chưa ngừng hẳn thì những năm 50 đặc biệt là nhừng năm 60, 70 ở Âu-Mĩ bùng lên ngọn lửa đấu tranh cách mạng mới, khi những nhiệm vụ của cuộc cách mạng này chưa được thực hiện trọn vẹn.
Những năm này, cuộc đấu tranh thống nhất Đức, Italia diễn ra . Cuộc đấu tranh thống nhất đất nước ở Đức và Italia diễn ra và giành thắng lợi là 1 tiến bộ vì nó mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Cải cách nông nô ở Nga làm cho chủ nghĩa tư bản cũng có điều kiện phát triển. Với cuộc cải cách này, người ta xem như chủ nghĩa tư bản đã tấn công vào nước Nga, tấn công vào chiến binh của chế độ phong kiến trước kia.
Ở bên kia Đại Tây Dương- nước Mĩ- vào những năm 1861-1865, cuộc nội chiến bùng nổ giữa tư sản miền Bắc và chủ nô miền Nam với mục tiêu xóa bỏ chế độ kinh doanh tư bản chủ nghĩa bằng sức lao động của nô lệ. Kết quả là chế độ nô lệ bị xóa bỏ, tư bản Hoa Kì có them nhiều nhân công để phát triển.
Hòa nhập với giai cấp tư sản ở Châu Âu và chấu Mĩ, ở châu Á xa xôi cũng có những cải cách mag màu sắc tư sản như cải cách của Minh Trị Duy Tân năm 1868, đưa nước Nhật phong kiến trở thành 1 nước tư bản, chẳng thua gì các nước Âu-Mĩ lúc bấy giờ. Cuộc cải cách này cũng diễn ra tương tự ở Thái Lan vào thời gian đó.Vào đầu thế kỉ XX, cách mạng tư sản diễn ra ở hầu hết các nước ở Châu Á: cách mạng dân chủ tư sản Nga(1905-1907), cách mạng Thổ Nhĩ Kì (1908), phong trào cách mạng 1905-1908 ở Ấn Độ và cách mạng Tân hợi ở Trung Quốc( 1911).
Như vậy chế độ tư bản chủ nghĩa đã thắng chế độ phong kiến, bao trùm các lục đĩa Á-Âu-Mĩ, trở thành hệ thống trên thế giới.
Trần Thị kim Nhung-k60b- lịch sử- ĐHSPHN
Nói đến cuộc đấu tranh tư sản và phong kiến, chúng ta phải có cái nhìn toàn diện, xuyên suốt tiến trình lịch sử xã hội Tây Âu. Bắt đầu từ khi chế độ phong kiến hình thành (thế kỉ 5 đến thế kỉ 9), đến khi nó khủng hoảng, suy vong (thế kỉ 15 đến thế kỉ 16), luôn luôn diễn ra mâu thuẫn giữa tư sản và phong kiến.Đến khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện và phát triển thì diễn ra cuộc đấu tranh ngày càng quyết liệt hơn.
Đến thế kỉ IX, Tây Âu hoàn thành chế độ phong kiến hóa. Đến thế kỉ XI, quan hệ sản xuât phong kiến được xác lập và ngày càng củng cố. Do đó, sức sản xuất của xã hội phong kiến có những bước tiến bộ đáng kể về nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp… Thành thị đã manh nha xuất hiện. Lúc ban đầu, thành thị xuất hiện do những người nông nô trốn khỏi lãnh địa xây dựng nên. Nhưng về sau, lãnh chúa do nhu cầu cần tiền, cần xây dựng những trung tâm thương nghiệp, trung tâm thủ công nghiệp nên cho xây dựng thành thị mới và phục hồi những thành thì cổ đại, cho nông nô thuê để thu tiền. Thêm vào đó, các cuộc Thập tự chinh là một nhân tố khách quan quan trọng dẫ đến sự phát triển của thành thị Tân Âu. Với 8 cuộc viễn chinh dài ngày, nhiều nông nô đã lợi dụng để trốn khỏi chủ, trốn vào lãnh địa để thuận tiện buôn bán. Và cũng để có tiền tham gia thập tự chinh, lãnh chúa đã cho phép nông nô dùng tiền để chuộc thân phận, vì thế mà thành thị ngày càng phát triển, mở rộng, chế độ phong kiến ngày càng khủng hoảng, suy yếu.
Cùng với thành thị phát triển, phường hội ra đời có tác dụng rất lớn trong việc đảm bảo quyền lợi cho những người thợ, đề ra qui định, qui tắc hoạt động, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, chống lại sự cướp bóc, sách nhiễu của lãnh chúa phong kiến ….Tuy nhiên, càng về sau, phường hội dần dần trở thành vật cản của nền sản xuất. Thời kì này cũng diễn ra nhiều cuộc đấu tranh của thị dân chống lãnh chúa phong kiến nhằm giải phóng thành thị. Kết quả cuộc đấu tranh gian khổ của thị dân là giải phóng thành thị, lập ra những thành thị tự trị, có chính quyền riêng, có cờ hiệu, cơ quan quân đội, cảnh sát, có quyền đúc tiền, ngân quĩ riêng, mang lại cho nhân dân quyền tự do. Sau khi hoàn thành cuộc đâu stranh giải phóng thành thị, thị dân còn yêu cầu xóa bỏ chế độ phong kiến phân tán và hạn chế sự sách nhiều của giáo hội, bỏ tiền ra giúp nhà vua xây dựng chính quyền tập trung……..
Như vậy, sự ra đời của thành thị đóng vai trò tích cực trong việc chuyển từ chế độ phong kiến phân quyền sang chế độ phong kiến tập quyền, hình thành quốc gia dân tộc thống nhất, thị trường thống nhất, tạo điều kiên cho kinh tế hàng hóa phát triển và là cơ sở tiền đề cho sự xuất hiện của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Thời kì hậu kì trung đại là thời kì suy tàn của chế độ phong kiến, do đó xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến Tây Âu.
Về kinh tế, trong thủ công nghiệp, tổ chức phường hội tan rã, thay vào đó là tổ chức công trường thủ công.Trong nông nghiệp, lãnh địa phong kiến tan rã, thay vào đó là trang trại phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. Trong thương nghiệp, các hội buôn thay thế bằng các công ty thương mại.Cùng với sự thay thế của các tổ chức kinh tế, sức sản xuất cũng có sự phát triển mới.Những biến đổi đó về kinh tế đã có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển nông nghiệp.Trong quá trình đó, sự phân công lao động giữa các ngành nghề, giữa các vùng sản xuất không ngừng phát triển, dẫn đến sự phát triển không ngừng của sản xuất hàng hóa.
Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa là điều kiện cơ bản để dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, nhưng chỉ có kinh tế hàng hóa không thì chưa đủ. Muốn có quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa cần có một quá trình chuẩn bị gọi là quá trình tích lũy ban đầu.
Quá trình đẩy mạnh phát triển của kinh tế hàng hóa dẫn đến nhu cầu buôn bán trở nên bức xúc, cộng với cơn thèm khát vàng của tầng lớp phong kiến Tây Âu, nhưng con đường đi sang phương đông buôn bán duy nhất thời đó bị người Ả rập chiếm giữ đòi hỏi chế độ phong kiến phải bỏ tiền cho các nhà thám hiểm đi tìm con đường thông thương mới. Chính vì vậy mà những cuộc phát kiến địa lí đầu tiên đã diễn ra ở 2 nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, với các nhà phát kiến nổi tiếng như Crixtop Colombo, Magielang…đã tìm ra nhiều vùng đất mới, nguyên liệu mới và đồng hành với nó là nguồn nhân công mới dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn…
Phát kiến địa lí đã làm cho thương nghiệp phát triển, làm cho đời sống thành thị ở khu vực này trở nên phồn vinh.Việc buôn bán không chỉ dừng lại ở nội bộ khu vực Châu Âu mà còn diễn ra giữa các châu lục làm cho giai cấp tư sản càng trở nên giàu có. Các cuộc phát kiến địa lí và đi kèm với nó là sự cướp bóc thuộc địa và cướp biển đã mang lại cho Châu âu một khối lượng hàng hóa, vàng bạc rất lớn.ví dụ Bồ Đào Nha lấy của Châu Phi 276000kg vàng, lượng bạc tích lũy ở Châu Âu sau phát kiến tăng lên 3 lần…
Để có nhân công làm thuê, giai cấp tư sản đã dùng bạo lực cướp ruộng đất của nông dân, biến họ thành người lang thang. Những người nông dân bị đuổi ra khỏi ruộng đất, đi lang thang ra thành thị và các khu công nghiệp, cuối cùng phải vào làm thuê trong các xí nghiệp của nhà tư bản.Cộng thêm với nguồn nô lệ da đen cướp bóc được từ Châu Phi, nhà tư bản có nguồn nhân công rẻ mạt khổng lồ.
Với rất nhiều biện pháp khác nhau, quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản bao gồm tích lũy vốn, nhân công, thị trường, thuộc địa đã hoàn thành. Chủ nghĩa tư bản chính thức thành hình và giai cấp tư sản ngày càng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, xã hội. Trong các ngành công nghiệp, chủ nghĩa tư bản xây dựng nhiều công trường thủ công thay thế cho phường hội trước kia.Đó thực chất là xưởng sản xuất nhưng theo dây chuyền làm năng suất lao động tăng nhanh hơn, giá cả hạ hơn.Trong thương nghiệp xuất hiện nhiều công ti thương mại Đông Ấn của Hà Lan, của Pháp hay của Anh.Trong nông nghiệp, sản xuất nhỏ của nông dân dần được thay thế bằng hình thức đồn điền hay trang trại, sản xuất theo qui mô lớn để cung cấp cho thị trường.
Nếu như ở thời sơ kì và trung kì trung đại, quan hệ bóc lột chủ yếu là giữa lãnh chúa và nông nô thì thời hậu kì trung đại, quan hệ bóc lột chủ yếu giữa chủ và công nhân làm thuê với công thức: chủ xuất vốn, thợ xuất sức, dẫn đến sự hình thành của hai giai cấp mới là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Những thợ cả giàu có, những chủ đất được tư sản hóa, thương nhân giàu có đã bóc lột sức lao động làm thuê, đẩy mạnh tích lũy tư bản một cách tương xứng để trở thành giai cấp tư sản. Trong quá trình hình thành giai cấp mình, giai cấp tư sản cũng tạo ra giai câp vô sản. Theo Mac :” Giai cấp vô sản là giai cấp những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc phải bán sức lao động để sống”.
Như vậy, bên cạnh những mâu thuẫn cũ còn tồn tại, xã hội Tây Âu xuất hiện những mâu thuẫn mới như mâu thuẫn giữa tư sản và phong kiến, mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản… Trong đó,mâu thuẫn giữa tư sản và phong kiến là mâu thuẫn chủ yếu.Giai cấp phong kiến vẫn nắm chính quyền và tìm cách kìm hãm sự phát triển của tư sản. Cuộc đấu tranh giữa tư sản và phong kiến là động lực chính thúc đẩy sự tan rã của chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời nhanh hơn trong lòng xã hội phong kiến. Giai cấp tư sản là giai cấp tiến bộ, đại diện cho phương thức sản xuất mới, đang đi lên, đã đấu tranh quyết liệt với giai cấp phong kiến là giai cấp suy tàn, phản động, đại diện cho phương thức sản xuất lạc hậu lỗi thời. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến đã tiến hành trên nhiều mặt: văn hóa, tôn giáo, tư tưởng, chính trị, xã hội, nhằm từng bước mở đường phát triển cho phương thức sản xuất mới ra đời. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến cuối cùng cũng diễn ra cách mạng tư sản- cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến và xây dựng chế độ tư bản chủ nghĩa.
Cuộc đấu tranh tư tưởng diễn ra trến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực khác nhau như văn học, nghệ thuật, khoa học và triết học ( bao gồm cả tôn giáo), giáo dục…Cuộc đấu tranh này diễn ra thành 2 phong trào lớn ở thời hậu kì trung đại , đó là phong trào cải cách tôn giáo và phong trào Văn hóa Phục Hưng.
Phong trào văn hóa Phục Hưng diễn ra khi Châu Âu đang có nhiều sự kiện quan trọng như xuất hiện nhiều phát minh quan trọng đặc biệt là nghệ thuật in ấn phát triển, nấu bếp, đúc súng đạn…Đây cũng là thời kì những cải cách tôn giáo diễn ra mãnh liệt, đồng thời diễn ra cuộc đấu tranh sôi nổi của giai cấp công nhân chống lại lãnh chúa phong kiến và tăng lữ, làm hậu thuẫn cho giai cấp tư sản. Cũng trong thời kì này, chủ nghĩa chuyên chế đã thắng lợi ở 1 số nước tiên tiến nhất của Châu Âu như Anh, Pháp..là chỗ dựa cho giai cấp tư sản, đồng thời chủ nghĩa dân tộc đang dần hình thành. Những nền móng của chế độ phong kiến dần rạn nứt.Trong khi kinh tế tư bản phát triển ngày càng mạnh thì vấp phải sự chống đối, cản trở, phá hoại của chế độ phong kiến.Về văn hóa, giáo hội Kito lũng đoạn, tuyên truyền những tư tưởng phản động, giam hãm con người trong vòng lạc hậu tối tăm, chỉ dạy những nội dung phản động, giáo điều, phản khoa học như thần học, triết học kinh viện và khoa học được xem là đầy tớ của thần học. Tầng lớp phong kiến suốt ngày trong chủ nghĩa khổ hạnh, dù là gian dối, còn quí tộc phong kiến suốt ngày săn bắn, tiệc tùng, đánh nhâu, không để ý gì đến các hoạt động văn hóa nghệ thuật.
Phong trào văn hóa Phục Hưng diễn ra trên tất cả các mặt: văn học, nghệ thuật, khoa học… nhưng tựu chung lại đều nhằm mục đích đả kích phong kiến.Trong thời trung cổ, giáo hội chi phối tư tưởng con người, do đó tư sản đả kích giáo hội thoát khỏi sự tràng buộc của thần học, tôn giáo. Trong tác phẩm Cuộc đời đáng chán của người khổng lồ Gacsgangchuye và người con Pawngtagruyen đã châm biếm sâu cay giáo hội khi ông cho rằng giới tu sĩ như những con chim đen tuyền, con khoang trắng, hồng y giáo chủ như con đỏ chót…Tất cả chúng chỉ biết ăn cho béo.
Giai cấp tư sản còn vạch trần những trò bịp bợm của phong kiến, gạt bỏ quan niệm lấy thượng đế làm trung tâm , lấy con người làm đối tượng nghiên cứu, tiến đến 1 vũ trụ quan mới, coi trọng con người và thiên nhiên. Tính chất phản phong của văn hóa Phục Hưng còn thể hiện ở sự công phẫn với chế độ phong kiến. Makiaveeli , 1 nhà văn Italia đã nói: “Bọn quí tộc là những kẻ sống đời ăn không ngồi rồi” và “đặc biệt nguy hiểm”. Chủ nghĩa Phục Hưng kêu gọi con người đi vào cuộc sống tự do hưởng lạc, đối lập hẳn với chế độ phong kiến giam hãm con người trong vòng khổ hạnh.
Phong trào cải cách tôn giáo là đòn thứ hai mà giai cấp tư sản đánh trực diện vào hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến. Cơ đốc giáo là hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, chiếm địa vị thống trị và chi phối toàn bộ đời sống chính trị của Tây Âu trong nhiều thời kì, duy trì lực lượng bảo thủ, phản động, duy trì chính sách ngu dân và bóc lột nhân dân. Giai cấp tư sản đang lên coi giáo hội là sự cản trở bước tiến của họ, do đó đã bùng lên phong trào cải cách tôn giáo. Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là mục sư LuTho (ở Đức), sau đó lan ra các nước khác. Ở Thụy Sĩ, Can Vanh đã phát triển thêm những tư tưởng của LuTho. Các ông không muốn thủ tiêu tôn giáo, chỉ đòi thủ tiêu vai trò của giáo hội, giáo hoàng, bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền hà, xây dụng 1 tôn giáo “rẻ tiền” trong đó không có đẳng cấp tăng lữ mà chỉ có mục sư truyền giáo. Ăng ghen gọi đó là “một cái áo may vừa khổ người của giai cấp tư sản”.
Phong trào cải cách tôn giáo không những làm cho Cơ đốc giáo bị phân hóa thành Tân giáo (đạo Tin lành) và cựu giáo ( đạo ki tô) mà còn châm ngòi cho 1 cuộc nổi dậy của nông dân, tạo thành 1 cuộc chiến tranh vĩ đại ở Đức. Cuộc chiến tranh này được giai cấp tư sản hướng đạo.
Nếu như phong trào văn hóa Phục Hưng và phong trào cải cách tôn giáo là hai đòn liên tiếp đánh vào chế độ phong kiến trên lĩnh vực tư tưởng để dọn đường cho cuộc cách mạng sắp tới thì cuộc chiến tranh nông dân Đức là đòn vũ trang đầu tiên của giai cấp tư sản đánh vào giai cấp phong kiến, mở màn cho cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại giai cấp này chống phong kiến- các cuộc cách mạng tư sản.
Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên là cuộc cách mạng tư sản Hà lan giữa thế kỉ XVI. Thời kì này, nền kinh tế Nedeclan phát triển nhanh chóng và quan hệ tư bản chủ nghĩa xâm nhập vào các lĩnh vực của nền kinh tế. Cơ cấu giai cấp cũng có sự thay đổi, giai cấp quí tộc phong kiến đã bị phân hóa, xuất hiện tầng lớp quí tộc mới, chế độ nông nô tan rã, các giai cấp đều muốn có sự thay đổi vè chính trị, họ tiếp thu hình thức tôn giáo mới. Tầng lớp quí tộc mới chọn đạo Lutho, giai cấp tư sản và phú nông theo Tân giáo Canvanh…Thêm vào đó, vương triều Philip II thực hiện những chính sách tàn bạo bóc lột Nêđeclan, đặc biệt là sắc lệnh đàn áp khốc liệt các loại tân giáo. Năm 1522, “sắc lệnh máu” được ban hành, 50.000 người theo Tân giáo bị giết chết, chôn sống, cầm tù và đày ra nước ngoài.Phi lip còn tăng thuế, vơ vét kinh tế… của nhân dân để phục vụ cho nhu cầu ăn chơi xa xỉn của triều đình phong kiến. Những nguyên nhân trên đã dẫn đến cuộc đấu tranh kịch liệt giữa tư sản và phong kiến.Giai cấp tư sản rất oán hận chính sách thống trị của Tây Ban Nha, vì vậy thông qua các công xã Canvanh giáo, họ đã tập hợp quần chúng đấu tranh theo lợi ích của giai cấp họ.Khởi nghĩa của nhân dân dưới sự lãnh đạo của tư sản bùng lên mạnh mẽ, lan ra 12 trong 17 tỉnh thành phố, phá hủy 5.500 nhà thờ và tu viện.1567, Phi lip cử công tước Anba đem 18000 quân sang Needeclan, thành lập Ủy Ban điều tra bạo lực, bắt bớ và giết hại những người tham gia đấu tranh hoặc bị tình nghi. Khắp đất nước đâu đâu cũng thấy máy chém và giá treo cổ, tịch thu tài sản của nhân dân, đặt ra chế độ thuế mới vô cùng hà khắc…Ngay khi Anba kéo quân sang, Vinhemorangio chạy sang Đức, được sự ủng hộ của phái Lutho đã chiêu mộ được đội quân đánh thuê gồm 30.000 người, phản công quân Tây Ban Nha vài lần nhưng thất bại. Năm 1572, phong trào khởi nghĩa ở miền Bắc giành thắng lợi. 1576, phong trào khởi nghĩa ở miền Nam giành thắng lợi, tư sản Nêđeclan buộc phải kí hiệp định Ghento. Năm 1579, bọn quí tộc phản động công khai xóa bỏ hiệp ước Ghento, thành lập đồng minh Arat. Đối phó với tình hình ấy, 7 tỉnh miền Bắc thành lập liên minh Utorech, thành lập nước cộng hòa Hà Lan. 1648, trong Hội nghị đình chiến Vetphalen, nền độc lập của Hà Lan mới được chính thức công nhận. Thắng lợi của tư sản Hà Lan là dấu hiệu đầu tiên của sự thắng lợi tất yếu của chế độ tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến.
Nét đặc biệt trong tình hình kinh tế- xã hội Anh trước 1640 là sự xâm nhập mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản vào nông nghiệp, dẫn đến sự ra đời của tầng lớp quí tộc mới. Tầng lớp này có cùng một lúc với giai cấp tư sản Anh trên vũ đài chính trị, có quyền lợi hòa đồng nên gắn bó chặt chẽ với nhau. Hơn nữa quí tộc mới là con người hai thân, vừa hưởng lợi ích của quí tộc, vừa giàu hơn tư sản. Đây là điều hiếm thấy, trong giai đoạn đầu, tư sản chưa có được. Sự phát triển của công thương nghiệp làm cho nhu cầu nông phẩm tăng lên.Vì vậy ngoài việc rào đất cướp ruộng, địa chủ sử dụng phương thức sản xuất mới, làm năng suất lao động tăng nhanh. Thương nghiệp Anh đặc biệt phát triển nhờ nghề buôn bán nô lệ. Về tư tưởng cũng diễn ra cuộc đấu tranh giữa Anh giáo( tôn giáo của giai cấp phong kiến) và Thanh giáo( tôn giáo của giai cấp tư sản). Cuộc cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức nội chiến, giữa quân của nhà vua và quân của Quốc hội. Lúc đầu quân của Quốc hội thua nhưng sau đó nhờ tài nghệ của Cromoen với đạo quân sườn sắt, dựa vào quần chúng mà tình thế đảo ngược. Saclo I bị bắt lần 2 vào đầu năm 1649 và bị xử tử. Anh trở thành nước Cộng Hòa, cách mạng đạt tới đỉnh cao. Đây là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng với nước Anh và với thời đại.Nó chứng minh cách mạng Anh không thể tiến xa hơn được nữa. Nhưn quần chúng chưa được hưởng gì từ cách mạng, do đó họ muốn đi xa hơn để đề ra yêu cầu của mình. Nền cộng hòa đã bị đàn áp không đáng tiếc. Để bảo về quyền lợi của mình, tư sản đã trao nó cho Cromoen, lập nên nền bảo hộ công. Cromoen đã không phụ lòng tư sản và quí tộc mới. Cách mạng dừng lại. Quá trình lựa chọn liên minh tư sản- quí tộc mới bắt đầu từ năm 1649 và được định hình vào năm 1689, đúng 40 năm chẵn. Xu hướng quân chủ đã thắng thế xu hướng cộng hòa bởi thái độ thỏa hiệp của tư sản. Chế độ Bảo hộ công như cái gạch nối giữa cộng hào và quân chủ.
Như vậy cuộc cách mạng tư sản Anh là 1 sự kiện vô cùng quan trọng trong lịch sử nhân loại, đập tan nền quân chủ phong kiến, thiết lập chế độ tư bản. Nó ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển của xã hội loài người.
Khu vực Bắc Mĩ rất giàu tài nguyên, vì thế nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng. Khu vực này gồm 13 bang thuộc địa của Anh, miền Bắc phát triển công thương nghiệp dưới dạng công trường thủ công, miền Nam kinh doanh đồn điền theo lối tư bản chủ nghĩa bằng việc sử dụng sức lao động của nô lệ da đen. Sự phát triển của khu vực này bị sự thống trị của thực dân Anh kìm hãm. Anh chỉ muốn khu vực này là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho công nghiệp Anh và là thị trường tiêu thụ hàng hóa của Anh. Vì thế năm 1776, cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa do Oasinhton lãnh đạo bùng nổ. Ngày 4/7/1776, đại biểu của 13 bang thuộc địa họp ở Philadnphia đã đưa ra 1 bản Tuyên ngôn Độc Lập nổi tiếng. 1787, Hiến Pháp Hoa Kì ra đời, nhằm tăn cường vai trò của chính quyền Trung Ương, tổ chức chính quyền theo nguyên tắc tam quyền phân lập.
Cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa ở Bắc Mĩ vừa mang tính chất một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, vừa mang 1 cuộc cách mạng tư sản. Cuộc đấu tranh này thể hiện sự thắng lợi hoàn toàn của tư sản Mĩ với chế độ thực dân Anh, xóa bỏ được nền thống trị của thực dân phản động và đòi quyền dân chủ cho con người.
Ở Pháp, tiền đề bùng nổ 1 cuộc cách mạng chin muồi và đầy đủ nhất so với Anh cuối thế kỉ XVII. Cuối thế kỉ XVIII, chủ nghĩa tư bản đã trải qua kĩ thuật, thừa hưởng thành quả của 1 cuộc cách mạng với xưởng máy, lò cao, máy móc, cơ khí. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã chi phối nền kinh tế Pháp lúc đó. Giai cấp tư sản Pháp rất mạnh, đặc biệt về kinh tế, cho Lui XVI vay 1 khoản rất lớn, tất cả các quí tộc phong kiến đều mắc nợ tư sản. Chế độ phong kiến Pháp trở nên hết sức thối nát, làm cho mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. Xã hội Pháp phân chia thành 3 đẳng cấp bất di bất dịch:tăng lữ- quí tộc và đẳng cấp thứ ba. Hai đẳng cấp trên chiếm 1% dân số nhưng được hưởng mọi đặc quyền. Về kinh tế, quí tộc cực kì bảo thủ, coi việc làm giàu, kinh doanh là mất phẩm giá, chỉ biết bóc lột nông dân bằng địa tô ruộng đất. Đẳng cấp thứ ba có nông dân, bình dân thành thị ( tiểu thương, tiểu chủ), công nhân, thợ thủ công… và tư sản( đại tư sản, tư sản công thương, tư sản vửa và nhỏ). Trong cách mạng, đại tư sản gắn bó với chế độ phong kiến, chỉ muốn hạn chế quyền lực của nhà vua và có biện pháp đấu tranh ôn hòa. Tư sản công thương kiên quyết chống chế độ phong kiến, xác lập chủ nghĩa tư bản. Song tầng lớp này lại dễ dao động, một bộ phận của tầng lớp này thể hiện tính chất cách mạng không triệt để, khi phong trào đấu tranh của quần chúng lên cao thì chạy sang hàng ngũ phản cách mạng. Tư sản vừa và nhỏ là tầng lớp kiên quyết đi theo cách mạng, liên minh chặt chẽ với nhân dân, thúc đẩy cách mạng tiến xa và là động lực của cách mạng.
Sự phát triển của cách mạng Pháp theo hướng đi lên là các nấc thang chuyển chính quyền từ tay đại cách mạng đến tư sản công thương( phái girong đanh)( từ 1789 -1793) rồi chuyển sang tư sản vừa và nhỏ liên minh với quần chúng( phái giacobanh) (1793-1794). Sau 1794 là giai đoạn thoái trào của cách mạng, phái Giacobanh bị lật đổ, chính quyền chuyển về tay phái tư sản giàu lên sau cách mạng, họ không muốn cách mạng đi quá xa. Phái tư sản Tecmido nắm quyền với chế độ Đốc chính được thiết lập, tồn tại đến 1799. Ngày 9/11/1799, Napoleong Bonapac làm cuộc đảo chính, chấm dứt chế độc độc tài quân sự.
Như vậy, cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến diễn ra dai dẳng, mạnh mẽ, sôi nổi trên khắp các lĩnh vực. Từ cách mạng tư sản Hà Lan bùng nổ vào giữa thế kỉ XVI đến cách mạng Anh vào giữa thế kỉ XVII và thắng lợi đã khẳng định xu hướng tất yếu của thời đại mới. Cách mạng Hà Lan cùng cách mạng Anh mới chỉ mở ra những đột phá làm rung chuyển chế độ phong kiến châu Âu. Giai đoạn từ cách mạng Anh đến cách mạng Pháp là buổi bình minh của lịch sử cận đại. Trong giai đoạn này, cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa giai cấp phong kiến và giai cấp tư sản chưa rõ ràng. Thành trì của chế độ phong kiến còn khá vững chắc. Nhưng đến cuối thế kỉ XVIII, cách mạng Pháp nổ ra gần như đồng thời với cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ, về khách quan tạo nên sức mạnh tổng hợp giáng cho chế độ phong kiến một đòn chí tử, tiến công vào chế độ phong kiến ở khắp nơi, trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng- văn hóa.
Từ cách mạng Hà Lan đến cách mạng Pháp là thời kì phát triển đi lên của phong trào cách mạng tư sản. Cách mạng Pháp 1789 như một cái chổi khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản Pháp và thế giới. Với cách mạng Pháp thành công, hệ thống tư bản bắt đầu được xác lập trên phạm vi thế giới và cuộc đấu tranh “ ai thắng ai” đã rõ ràng, báo hiệu không bao lâu nữa, chủ nghĩa tư bản sẽ thắng thế chủ nghĩa phong kiến.
Từ 1815 đến 1830 là thời kì châu Âu phản động, các thế lực phong kiến họp nhau lại ở thủ đô Viên, cấu kết với nhau bảo vệ chế độ phong kiến. Vua các nước Áo, Nga, Phổ kí vào bản tuyên ngôn kêu gọi tất cả các nước theo đạo thiên Chúa hãy ủng hộ lẫn nhau bảo vệ tôn giáo và vương quyền. Sau đó vua chúa các nước khác cũng có hành động tương tự.
Từ 1815 đến 1830 về chính trị là một bước tạm lùi của chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu nhưng ở khu vực Mĩ latinh, một loạt các quốc gia dân tộc tư sản xuất hiện, chống lại ách áp bức, thống trị của cư dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Nói như thế không có nghĩa là ở Châu Âu không có cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến mà ở đâu đó vẫn diễn ra những cuộc cách mạng tư sản hoặc mang phạm trù cách mạng tư sản. Đó là cách mạng tư sản Xecbi (đầu thế kỉ XIX), cách mạng Tây Ban Nha (1820- 1823), khởi nghĩa của những người tháng Chạp ở Petecbua(1825) đòi lật đổ chế độ Nga Hoàng, xóa bỏ chế độ nông nô; Cách mạng 1830 ở Pháp, thiết lập nền quân chủ tháng 7, đưa vua Lui Philip đại diện cho tư bản tài chính lên nắm chính quyền. Cuộc cách mạng tư sản Bỉ 1830 đã chống lại sự nô dịch của Hà Lan, buộc Hà Lan phải tuyên bố Bỉ độc lập.
Đến giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển rất mạnh mẽ ở hầu khắp các nước châu Âu. Cao trào cách mạng 1848-1849 diễn ra trước hết ở Pháp và các nước châu Âu. So với năm 1830, cách mạng ở châu Âu vào năm 1848 rộng rãi và sâu sắc hơn nhiều, gây ra 1 cao trào đấu tranh sâu rộng, mạnh mẽ ở tất cả các nước. cách mang tư sản Pháp lần thứ 3 bùng nổ vào cuối tháng 2 rồi lan sang khu vực Trung và Nam Âu như Beclin, Praha, Viên, Milano…
Cuối năm 1850, phong trào cách mạng bị dập tắt ở Trung và Nam Âu, nhưng chế độ phong kiến bị lung lay đến tận gốc rễ ở Đức, Áo và Italia. Nhân dân các nước này được tập dượt kĩ càng cho cách mạng sau này.
Từ những năm giữa thế kỉ XIX trở đi, cách mạng tư sản không còn là dịp “ năm thì mười họa” nữa mà là phong trào thường trực ở các nước Châu Âu khi những nước này vẫn còn chế độ phong kiến- lực lượng ngáng trở sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Ở cuối thế kỉ XIX, cách mang không còn ở châu Âu mà lan sang cả châu Á.
Khi cao trào cách mạng những năm 1848-1849 chưa ngừng hẳn thì những năm 50 đặc biệt là nhừng năm 60, 70 ở Âu-Mĩ bùng lên ngọn lửa đấu tranh cách mạng mới, khi những nhiệm vụ của cuộc cách mạng này chưa được thực hiện trọn vẹn.
Những năm này, cuộc đấu tranh thống nhất Đức, Italia diễn ra . Cuộc đấu tranh thống nhất đất nước ở Đức và Italia diễn ra và giành thắng lợi là 1 tiến bộ vì nó mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Cải cách nông nô ở Nga làm cho chủ nghĩa tư bản cũng có điều kiện phát triển. Với cuộc cải cách này, người ta xem như chủ nghĩa tư bản đã tấn công vào nước Nga, tấn công vào chiến binh của chế độ phong kiến trước kia.
Ở bên kia Đại Tây Dương- nước Mĩ- vào những năm 1861-1865, cuộc nội chiến bùng nổ giữa tư sản miền Bắc và chủ nô miền Nam với mục tiêu xóa bỏ chế độ kinh doanh tư bản chủ nghĩa bằng sức lao động của nô lệ. Kết quả là chế độ nô lệ bị xóa bỏ, tư bản Hoa Kì có them nhiều nhân công để phát triển.
Hòa nhập với giai cấp tư sản ở Châu Âu và chấu Mĩ, ở châu Á xa xôi cũng có những cải cách mag màu sắc tư sản như cải cách của Minh Trị Duy Tân năm 1868, đưa nước Nhật phong kiến trở thành 1 nước tư bản, chẳng thua gì các nước Âu-Mĩ lúc bấy giờ. Cuộc cải cách này cũng diễn ra tương tự ở Thái Lan vào thời gian đó.Vào đầu thế kỉ XX, cách mạng tư sản diễn ra ở hầu hết các nước ở Châu Á: cách mạng dân chủ tư sản Nga(1905-1907), cách mạng Thổ Nhĩ Kì (1908), phong trào cách mạng 1905-1908 ở Ấn Độ và cách mạng Tân hợi ở Trung Quốc( 1911).
Như vậy chế độ tư bản chủ nghĩa đã thắng chế độ phong kiến, bao trùm các lục đĩa Á-Âu-Mĩ, trở thành hệ thống trên thế giới.
Trần Thị kim Nhung-k60b- lịch sử- ĐHSPHN
Sửa lần cuối: