“Nền tảng tạo nên những trường đại học hàng đầu chính là nguồn lực con người của họ: những học giả hàng đầu, những giảng viên hàng đầu và cả những sinh viên hàng đầu. Phải có đủ ba yếu tố đó để thành công. Nhưng câu hỏi quan trọng nhất là làm sao đạt được điều đó”.
Giáo sư Destler - đại diện của Trường Chính sách công thuộc ĐH Maryland Mỹ - tin rằng Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng những trường đại học đẳng cấp quốc tế nếu tận dụng khôn ngoan nguồn lực con người hiện có.
Tuần Việt Nam có cuộc trao đổi với ông về câu chuyện dài cải cách giáo dục đại học cao đẳng.
Nhân lực mới thay vì trường mới
Được biết Giáo sư sang Việt Nam lần này là để tham gia một số hoạt động hợp tác với ĐH Quốc gia Hà Nội, ông có thể cho biết thêm thông tin về việc hợp tác này?
Giáo sư I.M. (Mac) Destler: Tôi đã có một cuộc trò chuyện với Giám đốc ĐH Quốc gia Mai Trọng Nhuận và bày tỏ hy vọng ĐH Maryland sẽ có thể hợp tác với ĐH Quốc gia Hà Nội trong một chương trình đào tạo thạc sĩ quản trị cho các cán bộ chính phủ trẻ nhưng có ít nhiều kinh nghiệm. Họ sẽ có cơ hội đến Mỹ học tập và nhận được bằng thạc sĩ về quản trị công của ĐH Maryland. Mục tiêu quan trọng nhất của chương trình là giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và hoạch định chính sách của chính phủ Việt Nam.
Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời cho các cán bộ trẻ Việt Nam. ĐH Maryland đang ngày càng thu hút nhiều sinh viên nước ngoài đến học. Chúng tôi đã tổ chức thành công nhiều khoá đào tạo thạc sĩ quản trị cho chính phủ và các cơ quan chính quyền Trung Quốc. Vì vậy chúng tôi rất mong muốn nhanh chóng đạt được thoả thuận với Việt Nam để tổ chức chương trình này.
Có lẽ ông cũng quan tâm đến một chủ đề tranh luận đang nóng bỏng ở Việt Nam gần đây về việc cải cách hệ thống giáo dục đại học cao đẳng. Nhiều ý kiến cho rằng kể cả khi có tiền, có chiến lược đúng đắn mà hạn chế về nguồn lực con người thì vẫn rất khó đạt được mục tiêu?
Tôi đồng ý với quan điểm đó. Nền tảng tạo nên những trường đại học hàng đầu chính là nguồn lực con người của họ: những học giả hàng đầu, những giảng viên hàng đầu và cả những sinh viên hàng đầu. Phải có đủ ba yếu tố đó để thành công. Nhưng câu hỏi quan trọng nhất là làm sao đạt được điều đó.
Thế nên công luận Việt Nam hiện đang tranh luận giữa hai sự lựa chọn: xây dựng hoàn toàn mới một trường đại học đẳng cấp quốc tế, hoặc nâng cấp các trường đại học đã có để đạt được đẳng cấp đó. Ý kiến riêng của ông ra sao?
Chính Giám đốc ĐH Quốc gia Mai Trọng Nhuận cũng đã hỏi tôi câu hỏi này. Theo tôi, cách tối ưu là chọn ra những trường đại học tốt nhất hiện nay và đầu tư để làm cho các trường này trở nên tốt hơn, thay vì xây dựng một trường mới từ đầu.
Với những con người cũ sao thưa ông?
Trong mỗi trường đại học đều có nhiều khoa, nhiều bộ môn, một số có chất lượng cao, một số chưa đạt được chất lượng như yêu cầu, cần chọn lọc những nhân tố tốt để tiếp tục bồi dưỡng hoàn thiện. Biện pháp hợp lý chính là bắt đầu với những đơn vị mạnh, đặt ra yêu cầu cao và cung cấp các nguồn lực hỗ trợ.
Với những đơn vị còn yếu, cần phải tận dụng các cơ hội như các cán bộ già đến tuổi nghỉ hưu, các cán bộ trẻ chán nản không muốn tiếp tục theo đuổi công việc, để tạo cơ hội cho những cán bộ mới. Khi tạo ra được những dấu hiệu thay đổi tích cực, chắc chắn những người giỏi sẽ lộ diện. Nhiệm vụ của các cấp lãnh đạo quản lý chính là tìm ra họ, trao cơ hội và hỗ trợ họ, đảm bảo các điều kiện phát triển để họ chỉ tiến bộ chứ không tụt lùi.
Với Việt Nam, tôi nghĩ các bạn nên cẩn thận chọn lựa một vài đơn vị tốt nhất để đầu tư nâng cấp. Không có nhiều ví dụ cho thấy chúng ta có thể biến một ngôi trường dở trở thành một ngôi trường hàng đầu. Tốt hơn là chọn ra những đơn vị tốt nhất hiện có và thúc đẩy họ đổi mới một cách quyết liệt. Tôi hiểu rằng đó cũng là mong muốn của Thủ tướng Việt Nam khi trao cho ông Nhuận quyền điều hành.
Tôi cũng đã chia sẻ với ông Nhuận một số kinh nghiệm của chính ĐH Maryland về việc lãnh đạo nhà trường đã làm như thế nào để tăng cường chất lượng của một số khoa nhất định và xác lập chất lượng của trường. Danh tiếng của ĐH Maryland chúng tôi đang ngày càng tăng. Khoảng 15 năm trước, có lẽ ít người còn biết đến chúng tôi nhưng hiện nay, ĐH Maryland là một trong những trường đại học công lập hàng đầu ở Mỹ.
Việt Nam cũng đang đề ra một chương trình tham vọng là đào tạo 20.000 tiến sỹ trong vòng 10 năm tới để phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo đánh giá cá nhân của ông, một chương trình như vậy liệu có khả thi và có phải là mấu chốt giải quyết bài toán nhân lực của Việt Nam?
Nếu Việt Nam muốn xây dựng cơ sở hạ tầng cho hệ thống giáo dục đại học cao đẳng thì đó có thể là một mục tiêu tốt. Thế thì câu hỏi đặt ra là số tiến sĩ đó sẽ được đào tạo ở đâu, tất cả 20.000 tiến sĩ sẽ được đào tạo trong nước hay một số sẽ được đào tạo ở nước ngoài. Theo tôi thì nên kết hợp, chọn nhiều nước khác nhau để liên kết đào tạo như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, châu Âu... và tất nhiên cả đào tạo trong nước nữa. Rất khó để làm tất cả cùng một lúc chỉ trong nước, vì nếu hiện nay Việt Nam chưa có đủ số tiến sĩ cần thiết thì cũng khó đào tạo được số lượng tiến sĩ kế cận như kỳ vọng.
Một cách hay nữa có thể làm là mời những người đã có bằng cấp cao trong các ngành nghề đến giảng bài hoặc nghiên cứu tại các trường đại học. Nếu họ làm tốt, các trường có thể tận dụng và tạo thêm cơ hội đào tạo nâng cao cho họ. Đó là cách huy động được các nguồn lực từ cả trong và ngoài các trường đại học cao đẳng.
Đối thủ của giáo dục Mỹ
Nước Mỹ, một trong những nền giáo dục mà Việt Nam muốn học tập, được đánh giá là có hệ thống đại học cao đẳng số một thế giới, nhưng giáo dục trung học và tiểu học lại đang bị xem là xuống dốc và thất bại. Tại sao lại có nghịch lý này và Mỹ sẽ giải quyết bài toán khó này ra sao?
Đúng là như vậy. Chất lượng chung của các trường đại học tốt ở Mỹ có thể nói là hàng đầu thế giới. Nhưng giáo dục phổ thông có lẽ chỉ đứng hàng thứ 25, thậm chí 30 trên thế giới.
Ở Mỹ có những trường trung học rất tốt, và cả những trường trung học rất tệ. Chính các con tôi đã trải qua cả hai kiểu chất lượng giáo dục đó. Con trai tôi được hưởng một nền giáo dục đổi mới, nhưng giờ nó lại đang làm việc cùng những học sinh đến từ một số nơi ở Boston có nền giáo dục phổ thông rất tệ. Có những em học hết lớp 8 mà vẫn chưa đọc thông viết thạo. Con trai tôi đã tổ chức một chương trình bổ túc cho từng học sinh. Một số chương trình tương tự không thành công lắm nhưng chương trình của con trai tôi vẫn đang hoạt động tốt.
Mỹ hiện nay đang đầu tư rất nhiều nỗ lực và năng lượng để cải thiện chất lượng của các bậc học phổ thông, vì thực tế cho thấy trong lĩnh vực này, Mỹ có thế nói là thua kém nhiều nước trên thế giới.
Vậy trong lĩnh vực giáo dục đại học cao đẳng, ông thấy nước Mỹ có đối thủ cạnh tranh đáng kể nào trên thế giới không?
Tôi cho là có. Trên thế giới có không ít những trường đại học tốt như ở châu Âu, hoặc Trung Quốc. Họ có một số tên tuổi như ĐH Bắc Kinh, Thanh Hoa..., đều là những trường đại học tốt. Nhưng theo tôi thì các trường đại học Mỹ đang cạnh tranh với nhau hơn là cạnh tranh với các trường đại học trên thế giới.
Giáo sư Destler - đại diện của Trường Chính sách công thuộc ĐH Maryland Mỹ - tin rằng Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng những trường đại học đẳng cấp quốc tế nếu tận dụng khôn ngoan nguồn lực con người hiện có.
Tuần Việt Nam có cuộc trao đổi với ông về câu chuyện dài cải cách giáo dục đại học cao đẳng.
Nhân lực mới thay vì trường mới
Được biết Giáo sư sang Việt Nam lần này là để tham gia một số hoạt động hợp tác với ĐH Quốc gia Hà Nội, ông có thể cho biết thêm thông tin về việc hợp tác này?
Giáo sư I.M. (Mac) Destler: Tôi đã có một cuộc trò chuyện với Giám đốc ĐH Quốc gia Mai Trọng Nhuận và bày tỏ hy vọng ĐH Maryland sẽ có thể hợp tác với ĐH Quốc gia Hà Nội trong một chương trình đào tạo thạc sĩ quản trị cho các cán bộ chính phủ trẻ nhưng có ít nhiều kinh nghiệm. Họ sẽ có cơ hội đến Mỹ học tập và nhận được bằng thạc sĩ về quản trị công của ĐH Maryland. Mục tiêu quan trọng nhất của chương trình là giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và hoạch định chính sách của chính phủ Việt Nam.
Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời cho các cán bộ trẻ Việt Nam. ĐH Maryland đang ngày càng thu hút nhiều sinh viên nước ngoài đến học. Chúng tôi đã tổ chức thành công nhiều khoá đào tạo thạc sĩ quản trị cho chính phủ và các cơ quan chính quyền Trung Quốc. Vì vậy chúng tôi rất mong muốn nhanh chóng đạt được thoả thuận với Việt Nam để tổ chức chương trình này.
Có lẽ ông cũng quan tâm đến một chủ đề tranh luận đang nóng bỏng ở Việt Nam gần đây về việc cải cách hệ thống giáo dục đại học cao đẳng. Nhiều ý kiến cho rằng kể cả khi có tiền, có chiến lược đúng đắn mà hạn chế về nguồn lực con người thì vẫn rất khó đạt được mục tiêu?
Tôi đồng ý với quan điểm đó. Nền tảng tạo nên những trường đại học hàng đầu chính là nguồn lực con người của họ: những học giả hàng đầu, những giảng viên hàng đầu và cả những sinh viên hàng đầu. Phải có đủ ba yếu tố đó để thành công. Nhưng câu hỏi quan trọng nhất là làm sao đạt được điều đó.
Thế nên công luận Việt Nam hiện đang tranh luận giữa hai sự lựa chọn: xây dựng hoàn toàn mới một trường đại học đẳng cấp quốc tế, hoặc nâng cấp các trường đại học đã có để đạt được đẳng cấp đó. Ý kiến riêng của ông ra sao?
Chính Giám đốc ĐH Quốc gia Mai Trọng Nhuận cũng đã hỏi tôi câu hỏi này. Theo tôi, cách tối ưu là chọn ra những trường đại học tốt nhất hiện nay và đầu tư để làm cho các trường này trở nên tốt hơn, thay vì xây dựng một trường mới từ đầu.
Với những con người cũ sao thưa ông?
Trong mỗi trường đại học đều có nhiều khoa, nhiều bộ môn, một số có chất lượng cao, một số chưa đạt được chất lượng như yêu cầu, cần chọn lọc những nhân tố tốt để tiếp tục bồi dưỡng hoàn thiện. Biện pháp hợp lý chính là bắt đầu với những đơn vị mạnh, đặt ra yêu cầu cao và cung cấp các nguồn lực hỗ trợ.
Với những đơn vị còn yếu, cần phải tận dụng các cơ hội như các cán bộ già đến tuổi nghỉ hưu, các cán bộ trẻ chán nản không muốn tiếp tục theo đuổi công việc, để tạo cơ hội cho những cán bộ mới. Khi tạo ra được những dấu hiệu thay đổi tích cực, chắc chắn những người giỏi sẽ lộ diện. Nhiệm vụ của các cấp lãnh đạo quản lý chính là tìm ra họ, trao cơ hội và hỗ trợ họ, đảm bảo các điều kiện phát triển để họ chỉ tiến bộ chứ không tụt lùi.
Với Việt Nam, tôi nghĩ các bạn nên cẩn thận chọn lựa một vài đơn vị tốt nhất để đầu tư nâng cấp. Không có nhiều ví dụ cho thấy chúng ta có thể biến một ngôi trường dở trở thành một ngôi trường hàng đầu. Tốt hơn là chọn ra những đơn vị tốt nhất hiện có và thúc đẩy họ đổi mới một cách quyết liệt. Tôi hiểu rằng đó cũng là mong muốn của Thủ tướng Việt Nam khi trao cho ông Nhuận quyền điều hành.
Tôi cũng đã chia sẻ với ông Nhuận một số kinh nghiệm của chính ĐH Maryland về việc lãnh đạo nhà trường đã làm như thế nào để tăng cường chất lượng của một số khoa nhất định và xác lập chất lượng của trường. Danh tiếng của ĐH Maryland chúng tôi đang ngày càng tăng. Khoảng 15 năm trước, có lẽ ít người còn biết đến chúng tôi nhưng hiện nay, ĐH Maryland là một trong những trường đại học công lập hàng đầu ở Mỹ.
Việt Nam cũng đang đề ra một chương trình tham vọng là đào tạo 20.000 tiến sỹ trong vòng 10 năm tới để phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo đánh giá cá nhân của ông, một chương trình như vậy liệu có khả thi và có phải là mấu chốt giải quyết bài toán nhân lực của Việt Nam?
Nếu Việt Nam muốn xây dựng cơ sở hạ tầng cho hệ thống giáo dục đại học cao đẳng thì đó có thể là một mục tiêu tốt. Thế thì câu hỏi đặt ra là số tiến sĩ đó sẽ được đào tạo ở đâu, tất cả 20.000 tiến sĩ sẽ được đào tạo trong nước hay một số sẽ được đào tạo ở nước ngoài. Theo tôi thì nên kết hợp, chọn nhiều nước khác nhau để liên kết đào tạo như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, châu Âu... và tất nhiên cả đào tạo trong nước nữa. Rất khó để làm tất cả cùng một lúc chỉ trong nước, vì nếu hiện nay Việt Nam chưa có đủ số tiến sĩ cần thiết thì cũng khó đào tạo được số lượng tiến sĩ kế cận như kỳ vọng.
Một cách hay nữa có thể làm là mời những người đã có bằng cấp cao trong các ngành nghề đến giảng bài hoặc nghiên cứu tại các trường đại học. Nếu họ làm tốt, các trường có thể tận dụng và tạo thêm cơ hội đào tạo nâng cao cho họ. Đó là cách huy động được các nguồn lực từ cả trong và ngoài các trường đại học cao đẳng.
Đối thủ của giáo dục Mỹ
Nước Mỹ, một trong những nền giáo dục mà Việt Nam muốn học tập, được đánh giá là có hệ thống đại học cao đẳng số một thế giới, nhưng giáo dục trung học và tiểu học lại đang bị xem là xuống dốc và thất bại. Tại sao lại có nghịch lý này và Mỹ sẽ giải quyết bài toán khó này ra sao?
Đúng là như vậy. Chất lượng chung của các trường đại học tốt ở Mỹ có thể nói là hàng đầu thế giới. Nhưng giáo dục phổ thông có lẽ chỉ đứng hàng thứ 25, thậm chí 30 trên thế giới.
Ở Mỹ có những trường trung học rất tốt, và cả những trường trung học rất tệ. Chính các con tôi đã trải qua cả hai kiểu chất lượng giáo dục đó. Con trai tôi được hưởng một nền giáo dục đổi mới, nhưng giờ nó lại đang làm việc cùng những học sinh đến từ một số nơi ở Boston có nền giáo dục phổ thông rất tệ. Có những em học hết lớp 8 mà vẫn chưa đọc thông viết thạo. Con trai tôi đã tổ chức một chương trình bổ túc cho từng học sinh. Một số chương trình tương tự không thành công lắm nhưng chương trình của con trai tôi vẫn đang hoạt động tốt.
Mỹ hiện nay đang đầu tư rất nhiều nỗ lực và năng lượng để cải thiện chất lượng của các bậc học phổ thông, vì thực tế cho thấy trong lĩnh vực này, Mỹ có thế nói là thua kém nhiều nước trên thế giới.
Vậy trong lĩnh vực giáo dục đại học cao đẳng, ông thấy nước Mỹ có đối thủ cạnh tranh đáng kể nào trên thế giới không?
Tôi cho là có. Trên thế giới có không ít những trường đại học tốt như ở châu Âu, hoặc Trung Quốc. Họ có một số tên tuổi như ĐH Bắc Kinh, Thanh Hoa..., đều là những trường đại học tốt. Nhưng theo tôi thì các trường đại học Mỹ đang cạnh tranh với nhau hơn là cạnh tranh với các trường đại học trên thế giới.
Theo Tuần Việt Nam